Phản ứng của Giám đốc Thông tin tài chính Tòa Thánh về quyết định của Ngân hàng Italia đòi phong tỏa các điểm giao dịch tài chính tại Vatican
WHĐ (14.01.2013) – Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo Corriere della sera (Italia), số ra ngày Chúa nhật 13-01-2013, ông Rene Bruelhart, tân Giám đốc Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican (AIF), đã nói về những động thái mới đây của Ngân hàng Italia nhằm phong tỏa các điểm giao dịch tài chính trên địa bàn quốc gia Vatican.
Được biết, ngày thứ Năm 9-01 vừa qua, Ngân hàng Italia đã đăng trên trang web của Ngân hàng này bản thông báo chính thức, mang tên “Thông tin và Giải thích”, theo đó Ngân hàng Italia thực hiện những động thái nhằm phong tỏa các Điểm giao dịch tài chính của Vatican (POS). Bản thông báo nêu trích dẫn báo cáo của Moneyval (Ủy ban chuyên gia đánh giá các biện pháp chống rửa tiền của Hội đồng châu Âu) và cho rằng “Vẫn chưa thấy có dấu hiệu về một biện pháp chống rửa tiền hữu hiệu”.
Ông Rene Bruelhart, 40 tuổi, người Thụy Sĩ, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về chống rửa tiền, đảm nhận nhiệm vụ Giám đốc Cơ quan Thông tin Tài chính của Tòa Thánh từ tháng Mười Một vừa qua, đã phát biểu về bản thông báo nói trên:
“Tôi ngạc nhiên trước quyết định của Ngân hàng Italia nhằm phong tỏa toàn bộ các dịch vụ liên quan đến thẻ tín dụng của Deutsche Bank tại Vatican. Vào tháng Bảy, Tòa Thánh đã vượt qua vòng đánh giá thứ ba của Ủy ban Moneyval thuộc Hội đồng châu Âu với phiếu phúc trình đánh giá “Tốt”, vượt qua 9 trong số 16 khuyến cáo “mấu chốt”. Do đó, Vatican không phải chịu bất kỳ biện pháp đặc biệt nào để giám sát việc chống rửa tiền, kể cả bởi Moneyval hay bất cứ cơ quan quốc tế nào khác. Chúng tôi không có vấn đề gì, trái lại, đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia châu Âu khác. Không một quốc gia nào trên thế giới đã áp dụng những biện pháp tương tự. Vì vậy, tôi muốn nhắc lại, tôi hết sức ngạc nhiên”.
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn của báo Corriere della sera đối với ông Giám đốc Cơ quan Thông tin Tài chính Tòa Thánh:
– PV: “Năm 2012 là năm thẩm định và điều chỉnh các quy định của Vatican theo những tiêu chuẩn quốc tế và cộng đồng châu Âu về việc chống rửa tiền và tài trợ cho các nhóm khủng bố”. Phải chăng ông Bồi thẩm Pierfrancesco Grossi đã nói như trên trong buổi Khai mạc Năm Tư pháp tại Vatican, trước sự hiện diện của bà Paola Severino, Bộ trưởng Tư pháp, và ông Ernesto Lupo, Đệ nhất Chánh Tòa Kháng án?
– Ông Rene Bruelhart: Đúng vậy. Kết quả của việc đánh giá –được thực hiện trong khoảng một năm– là Bản Phúc trình về quốc gia Vatican được đệ trình tại Hội nghị toàn thể của Ủy ban Moneyval vào ngày 4 tháng Bảy và mọi chi tiết trong Phúc trình được Hội nghị phê duyệt thông qua, sau khi xem xét tiến trình điều chỉnh cho phù hợp những tiêu chuẩn quốc tế được coi là thỏa đáng và tin cậy được. Do đó, Vatican không phải chịu bất kỳ biện pháp đặc biệt nào để giám sát việc chống rửa tiền, kể cả bởi Moneyval hay bất cứ cơ quan quốc tế nào khác. Xem xét về pháp lý là một biện pháp giám sát “đặc biệt” khi không vượt qua được 10 khuyến cáo hoặc hơn nữa, được gọi là các khuyến cáo “mấu chốt”. Dựa trên cơ sở này, cùng với việc Tòa Thánh đã vượt qua được 9 khuyến cáo “mấu chốt”, Ủy ban Moneyval khẳng định Tòa Thánh đã có được một hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Hệ thống này được coi là tương ứng và được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
– PV: Tại sao Ngân hàng Italia lại coi như thế vẫn chưa đủ?
– Ông Rene Bruelhart: Có lẽ tôi không phải là người để chị (phóng viên báo Corriere della sera) đặt câu hỏi này. Tôi cũng đang muốn hỏi Ngân hàng Italia đây. Đây là điều tôi muốn nói: cũng như các quốc gia thành viên khác trong Liên minh châu Âu, Tòa Thánh đã thực hiện “Chỉ thị thứ ba của Liên minh châu Âu” liên quan đến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tôi cũng muốn nêu rõ, đối với các thẩm định viên trong Ủy ban Moneyval, trong một số trường hợp, Tòa Thánh đã bị đặt cho những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn tiêu chuẩn đã được đưa ra trong Chỉ thị thứ ba.
– PV: Hẳn quý vị có vấn đề với các quốc gia châu Âu khác?
– Ông Rene Bruelhart: Không có vấn đề nào cả. Trái lại, chúng ta đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia châu Âu. Trong bối cảnh này, tôi muốn đề cập việc năm 2012, AIF (Cơ quan Thông tin Tài chính Vatican) đã ký Bản Ghi nhớ Thỏa thuận khung với hai nước châu Âu (Bỉ và Tây Ban Nha) về trao đổi thông tin quốc tế và đã bắt đầu những cuộc đàm phán với hơn hai mươi quốc gia. Chúng tôi cũng đã bắt đầu tiến trình gia nhập nhóm “Egmont Group” (mạng lưới quốc tế về trao đổi thông tin tài chính mật) gồm hơn 130 quốc gia thành viên, nói một cách chính xác, chúng tôi hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa công việc này và củng cố hợp tác quốc tế. Cơ quan Thông tin Tài chính Tòa Thánh (AIF) cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan đồng nhiệm tại nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu. Vì thế tôi rất ngạc nhiên trước những biện pháp vừa được Ngân hàng Italia đưa ra. Không một quốc gia nào trên thế giới lại áp dụng những biện pháp tương tự.
– PV: Ngoài châu Âu, quý vị còn có các mối quan hệ nào, chẳng hạn với Hoa Kỳ và các cơ quan tài chính khác?
– Ông Rene Bruelhart: Rất tốt đẹp. Tôi có thể xác nhận Cơ quan Thông tin Tài chính Tòa Thánh (AIF) đã bắt đầu đặt các mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền tại Hoa Kỳ.
– PV: Ngân hàng Italia tuyên bố các dịch vụ thẻ tín dụng bị ngăn chặn vì có liên quan đến các tiêu chí chống rửa tiền. Nhưng vấn đề không chỉ có thế. Họ nói có thể sử dụng việc kiểm soát tinh giản với các quốc gia “tương ứng” chỉ với điều kiện “quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu có những hệ thống cảnh báo theo đúng những quy định về ngân hàng cho phép trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng”. Ông nghĩ gì về điều này?
– Ông Rene Bruelhart: Vào lúc này, tại quốc gia Vatican, có cơ quan tài chính liên quan, đó là Viện Giáo vụ (IOR), một cơ quan thuộc công quyền, không phải của tư nhân hoặc ngân hàng. Vì thế, dường như sẽ không đúng nếu nói về “lãnh vực ngân hàng”, bởi làm gì có ngân hàng. Thực tế cho thấy, xét Vatican là một quốc gia riêng biệt, thì thấy đã áp dụng các biện pháp thích đáng để cảnh giác, ngăn ngừa và chống lại việc rửa tiền và tài trợ khủng bố. Cơ quan Thông tin Tài chính Tòa Thánh (AIF) cũng có nhiệm vụ của một Cơ quan giám sát và đã cam kết đầy đủ việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm việc trao đổi thông tin với các quốc gia khác và với các quốc gia tại châu Âu. Về phần mình, Tòa Thánh đã cam kết áp dụng thêm các biện pháp trong những tháng sắp tới, vì như chị biết, việc chống rửa tiền thì cứ vẫn là “việc đang diễn ra”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô