Martin Scorsese: Đạo diễn của phim ‘Im Lặng’
TGPSG -- Ngày 21-6-2017 được coi là ‘Ngày Scorsese’ đối với Signis. Đại hội thế giới Signis năm 2017 tại Québec đã dành cả buổi sáng 21-6 để chiếu phim ‘Im Lặng (Silence)’ cho toàn thể các đại biểu xem. Bộ phim lúc đó đã được Jay Cocks - đồng biên kịch của bộ phim - giới thiệu và giải thích.
Vào buổi chiều, đạo diễn của bộ phim này là Martin Scorsese đã được Paul Elie - phóng viên cũng là nhà văn đến từ đại học Georgetown - phỏng vấn trên lễ đài. Khi trả lời các câu hỏi, Scorsese đã cho thấy cuộc đời, nghề nghiệp, quan điểm của ông về truyện phim và linh đạo, cùng với quá trình làm phim ‘Im Lặng’… Ông trình bày những biến cố đời mình dưới ánh sáng của những cơ may đưa ông đến với bộ phim này.
Ông có nguyên quán tại Sicilia, lớn lên ở New York. Năm lên bảy, ông bắt đầu đi học tại ngôi trường của Nhà thờ chính tòa Patrick, cũng là lần đầu gặp các nữ tu. Con đường đến trường xem ra khá vất vả đối với một đứa trẻ mắc bệnh hen suyễn như Scorsese, nên cha mẹ của trẻ Scorsese đã giúp con mình bớt căng thẳng với những lần đưa con đến rạp chiếu bóng, từ đó hình thành tình yêu của Scorsese đối với điện ảnh. Trải qua tuổi thơ ở đây, ông cảm nhận Giáo hội như là tổ ấm của mình; và là một trẻ giúp lễ, ông cảm thấy các linh mục và các nữ tu thật là những con người rất tươi vui, dễ gần.
Ông đặc biệt nói về tuổi teen của mình, có liên quan đến một tân linh mục lúc ấy tên là Principe (chịu chức năm 1953, khi Scorsese được 11 tuổi) - một mục tử thân thiện với trẻ em, am hiểu phim ảnh, phục vụ rất mẫu mực trong chức linh mục, và có ảnh hưởng lớn trên ông. Dưới ảnh hưởng của linh mục thánh thiện này, Scorsese đã xin vào tiểu chủng viện ở New York. Nhưng chỉ sau 3 tháng, Scorsese nhận ra rằng: muốn được giống như người khác thì đấy không phải là Ơn Gọi. Cha Principe đã là bạn của Scorsese trong nhiều thập kỷ, và vừa mới qua đời ở tuổi 89. Scorsese xem ra giao tiếp thoải mái với các linh mục, đặc biệt là với các cha Dòng Tên James Martin và Jerry Martinson - là những vị đã cố vấn và tạo liên hệ tại Đài Loan cho bộ phim ‘Im Lặng’. Cha Principe không chỉ động viên Scorsese làm phim, mà còn cổ võ ông đọc sách nhiều và sâu. Scorsese đã chỉ cho khán giả của ông thấy phim của ông chịu ảnh hưởng của các nhà văn James Joyce, Dostoevsky, Graham Greene, đặc biệt là ảnh hưởng của nền luân lý Công giáo.
Trả lời một câu phỏng vấn về ý nghĩa của tử đạo trong phim ‘Im Lặng’, Scorsese đặc biệt nhấn mạnh đến sự tự hiến, đồng thời nêu lên vấn nạn của người thời nay về các vị thừa sai - là những người tin rằng mình mang chân lý đến cho người khác, nhưng - như trong kịch bản của bộ phim ‘Im Lặng’ - những người Nhật Bản cũng đặt câu hỏi: liệu các vị thừa sai có nhận ra những chân lý trong các tôn giáo địa phương hay không? Được hỏi về ơn cứu độ, Scorsese nói rằng ông là một tín hữu đang cố gắng đón nhận ơn cứu độ ‘sao cho đúng’, nghĩa là đón nhận cách vị tha.
Được hỏi về việc ông và tài tử Andrew Garfield - nghe đâu cũng đã từng đi dự khóa linh thao của các cha Dòng Tên tại trung tâm Thánh Bueno xứ Wales, Scorsese trả lời rằng: Phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho Garfield về vai diễn, về những hiểu biết liên quan đến linh thao, để những cảnh diễn không bị trục trặc. Vấn đề then chốt của phim ‘Im Lặng’ chính là đức tin: Bộ phim chỉ cung cấp hình ảnh, còn người xem thì phải đi xa hơn để có thể tiến sâu vào niềm tin nằm ở ‘tận đáy linh hồn’. Theo ông, những bộ phim giống như những ngôi đền thánh hoặc nhà thờ chính tòa, rất quan trọng để có cảm nhận về chiều sâu, nhưng cần có sức sống và những hoạt động chung quanh. Scorsese cho rằng: đỉnh cao của niềm tin, nghi hoặc, dấn thân và phản bội, chính là chìa khoá của thách đố mà người Nhật đã tạo ra cho các cha Dòng Tên khi họ phải giẵm lên ảnh Chúa Giêsu. Scorsese cũng lưu ý rằng sự khiêm tốn không thể có được nếu không biết hạ mình xuống.
Được hỏi về mối liên quan giữa hai bộ phim ‘Cám Dỗ Cuối Cùng’ và ‘Im Lặng’ của ông, Scorsese nói rằng, đang khi những tranh cãi về bộ phim ‘Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng’ nổ ra, Tổng Giám mục Paul Moore của Phái Episcopal đã tặng ông cuốn tiểu thuyến ‘Im Lặng’. Scorsese đã đọc khi đi xe lửa ở Nhật Bản và quyết định làm phim với nội dung của cuốn tiểu thuyết này. Phải mất nhiều năm để chuyển sách thành phim và tìm nguồn tài trợ. Khi được hỏi tại sao lại làm phim ‘Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng’, Scorsese trả lời rằng: vì ông muốn biết nhiều hơn về Chúa Giêsu. Và ông làm phim ‘Im Lặng’ để trình bày về linh đạo của các nhân vật chính, truyền thống tinh thần của Dòng Tên, sứ vụ của các ngài, những thách đố niềm tin của các ngài, sự thất bại bên ngoài, và những vấn nạn về đức tin đích thực trong những hoàn cảnh khó khăn như thế.
Lm Peter Malone
Vi Hữu (TGPSG) chuyển ngữ
(Mời xem đầy đủ hơn trong sách Nhịp Sống Tin Mừng 1/2018)
bài liên quan mới nhất
- Mở án phong chân phước cho Sơ Clare Crockett
-
Phim ngắn ‘Hãy cho tôi vào’: Tiếng cầu cứu nhức nhối -
Gặp gỡ vị linh mục đóng vai Chúa Giêsu trong phim ngắn ‘The Word’ của Ấn Độ -
Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2” -
"Kinh Dâng Hiến": Hành trình trở về từ vực sâu -
Tình bạn với Chúa và với nhau trong Phim ngắn “Sứ mệnh 2” -
Giải tỏa nỗi niềm cùng với Đức Giêsu trong phim ngắn “Sứ Mệnh 1” -
Phim “Bức Tượng”: Hành trình dẫn đến niềm tin -
Cấu trúc phim “Cuộc Gọi” và hình ảnh Đức Mẹ -
Giới thiệu loạt phim ngắn ‘Những Nẻo Đường Phục Vụ’: Trailer ‘Sứ Mệnh’
bài liên quan đọc nhiều
- Trong sương mù của “vỏ kén vàng”
-
Sức mạnh của Điện ảnh: 10 bộ phim làm thay đổi thế giới -
Đạo đàm mùa Chay 2023 với Phim ảnh -
Thập niên 2010: Những bộ phim tốt nhất cho người Công Giáo xem để chiêm niệm -
Video hay nhất về sự sống trong bụng mẹ -
Phim “For Love Alone - Chỉ vì yêu thương” -
Tình bạn trong phim ngắn “Sứ Mệnh 2” -
Bộ phim 'Linh mục Stu' phát hành vào cuối tuần Phục Sinh 2022 -
Chuỗi Mân Côi và MV “Giêsu, Chúa bên con” -
Phim ngắn 2 phút mô tả sức mạnh từ gương sáng của người cha