Khi người ta không biết rõ lịch sử
WHĐ (3.09.2009) / E.S.M. – Giáo hội trong vùng Abruzzes hàng năm mừng kỷ niệm việc Đức Giáo hoàng Celestino V chấp nhận vùng đất này trở thành đất hành hương sám hối để được ơn tha thứ, gọi là “la Perdonanza”, tiếng Italia. Năm nay, sau vụ động đất dữ dội xảy ra tại Abruzzes, việc kỷ niệm la Perdonanza này đã được mừng một cách đặc biệt trọng thể với sự có mặt của Đức Hồng y Quốc vụ khanh, đại diện cho Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.
“Trong Giáo hội thời cổ, sám hối là việc làm có tính cách nghiêm túc, liên quan đến các tội như giết người, bội giáo, ngoại tình và được cử hành dưới hình thức công cộng”. Một bài báo của Vito Mancuso trên tờ nhật báo tiếng Italia “La Republica” đã mở đầu như vậy. Bài báo, thoạt nhìn, người ta đã thấy ngay là khá hời hợt về mặt lịch sử: nói rõ hơn, cái thứ hiểu biết nhà thần học sử dụng để tấn công Hồng y Quốc vụ khanh nhân một cuộc gặp gỡ có thể đã diễn ra vào một dịp mang tính cách thể chế rõ rệt. Mancuso hẳn phải hiểu rằng trong Giáo hội hiện nay cũng vậy, sự sám hối là điều nghiêm túc, đến độ không được lẫn lộn với những thứ bút chiến tùy tiện như báo chí thường sử dụng.
Do đó, Giáo hội tại Abruzzes hàng năm cử hành việc kỷ niệm “la Perdonanza”, do Đức giáo hoàng Celestinô V ban cho dân trong vùng của ngài, vừa vì lòng bác ái tinh thần vừa để giúp dân về mặt kinh tế: dịp “la Perdonanza” – cũng như cuộc hành hương được cử hành ngày 2-08 tại Assidi – lôi kéo khách hành hương và những kẻ sám hối tới những nơi bình thường không mấy có người lui tới, đem lại cho người dân tại chỗ một chút lợi nhuận. Bởi vì Đức Celestinô cũng vậy, được các người đương thời xem như là sự hiện thân của papa angelicus [giáo hoàng thiên thần], biết rằng bên cạnh những sự giúp đỡ tinh thần, sự trợ giúp về mặt vật chất cũng không thể thiếu để giúp đỡ những người dân quá nghèo khổ. Và chính vì coi trọng việc sám hối, Giáo hội đã cử hành Năm thánh, cách đây chín năm, và không ngừng nhấn mạnh rằng việc hành hương nhất thiết phải kèm theo sự sám hối, xưng tội và thay đổi lối sống. Và năm nay, sau những vụ đụng đất dữ dội xảy ra tại Abruzzes, việc kỷ niệm “la Perdonanza” được phép cử hành một cách đặc biệt trọng thể với sự hiện diện của Đức Hồng y Quốc vụ khanh thay mặt Đức Thánh cha Bênêđictô XVI là điều có thể hiểu được.
Trong việc gợi lại lịch sử một cách khiếm khuyết của bí tích sám hối, Mancuso xem ra đã quên rằng từ thế kỷ XIII, việc xưng tội đã mang tính cách riêng tư, trong tòa giải tội, nghĩa là diễn ra giữa kẻ sám hối với người giải tội, và một cách kín đáo, như việc sám hối vậy. Một hình thức chắc chắn đã tạo thuận lợi cho sự hối cải của nhiều người tội lỗi, nhưng, –như nhiều sử gia đã nhìn nhận – đã trở thành cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân trong nền văn minh phương Tây. Nhưng, dĩ nhiên, hình thức kín đáo này không làm hài lòng mọi người: một số người chờ đợi một Giáo hội luôn sẵn sàng lên án một cách công khai thay vì cúi xuống để chăm sóc từng lương tâm con người. Ít là trong một số trường hợp riêng rẽ, bởi vì nhìn chung, việc Giáo hội bày tỏ công khai thái độ đối với các hành động tính dục đã bị phê phán một cách mạnh mẽ, bởi vì bị xem như là những sự can thiệp không hợp pháp. Nói cách khác, người ta chờ đợi ở Giáo hội một điều gì ngược lại với một thái độ luân lý: việc lên án người phạm tội chứ không phải lên án cái tội đã phạm. Nhưng đó sẽ là một chứng cứ của chủ nghĩa chối bỏ hoàn toàn mọi bậc thang giá trị và của việc can thiệp có tính cách bè phái trong các vấn đề chính trị không quan trọng: đó chính là điều Đức Thánh cha Bênêđictô và Đức Hồng y Bertone cố gắng tránh.
Chủ nghĩa duy luân lý kế đó đã dẫn Mancuso tới một sự so sánh khủng khiếp giữa thái độ của Gioan Tẩy giả với Hêrôđê Antipas và bữa ăn giả thiết giữa Hồng y quốc vụ khanh và Thủ tướng Italia. Một lần nữa, Mancuso xem ra không biết rằng Gioan Tẩy giả đã bị Hêrôđê cầm tù vì việc giảng dạy có tính cách lật đổ của ngài, ngoài ra vì những sự khiển trách đối với đời tư của ông, nhưng nhất là tác giả muốn đặt tính ngôn sứ và thể chế ở thế đối chọi nhau hoàn toàn. Thực vậy, theo tác giả, Giáo hội phải từ bỏ cái nền tảng thể chế này vốn, cùng với chiều kích ngôn sứ, đã là nét đặc trưng của Giáo hội trong lịch sử của mình. Nhưng Giáo hội, cũng sống trong thế gian, lại đặt lên hàng đầu lòng bác ái và sự cứu rỗi các linh hồn.
(Theo E.S.M.)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô