Gậy Mục tử của Đức Giám mục Francois Marie Pellerin
Gậy mục tử là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng cho Chức thánh, và sứ vụ của một Giám mục – như một người chủ chăn đối với đoàn chiên – giảng dạy, thánh hóa, và cai quản Giáo hội địa phương...
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các vị Chủ chăn tiền nhiệm của Tổng Giáo phận (TGP) Huế đã lưu giữ lại cho Giáo phận nhà những di sản quý giá, gắn liền với thời gian cai quản Giáo phận của các Ngài. Trong đó, phải kể đến một cây gậy mục tử rất quý giá trong không gian Phòng truyền thống của TGP.
Cây gậy này có tổng chiều cao khoảng 1,8 m gồm phần đầu gậy, 3 phần thân và 1 phần đế rời. Riêng phần đầu gậy nặng 811g trong tổng trọng lượng hơn 2 kg. Tất cả các phần đều được mạ vàng rất giá trị.
100%
Ở phần đầu gậy, ngoài những hoa văn được tạo hình và chạm khắc cách uyển chuyển và mềm mại, còn có hình đầu rồng làm bằng ngà ở trung tâm.
Điểm đặc biệt ở cây gậy này là dòng chữ Latin rất nhỏ được khắc ở vị trí cuối đầu gậy:
“Sacerdotes Annamitae Vicariatus Apostolici de Hue
Excellentissimi Reverendissimi Pastori suo
Franciso Mariae”
Theo Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ đọc và giải nghĩa:
“Các Linh mục An Nam của Vùng Đại diện Tông Tòa Huế kính dâng vị Mục Tử Giáo phận, Đức Cha khả kính
Phanxicô Maria”
Từ đó suy ra, gậy mục tử này là di vật của Đức Cha François Marie Henri – Agathon Pellerin (Cố Phan) M.E.P., hiệu tòa Byblus – Giám mục Đại diện Tông tòa Giáo phận Bắc Đàng Trong, từ năm 1850 đến năm 1862,đã để lại cho TGP Huế.
Dựa vào dữ kiện trên, niên đại của cây gậy mục tử này hơn 170 năm.
Đặc biệt hơn nữa, một số các vị Nguyên Tổng Giám mục (TGM) của TGP Huế đã cầm cây gậy này trong các cử hành phụng vụ, quý hơn là vào các dịp đáng nhớ đối với Giáo phận nhà.
Vị đầu tiên là Đức TGM Philiphê Nguyễn Kim Điền. Bức ảnh này ghi lại cảnh Ngài đang cầm cây gậy này, ban bí tích Thêm sức.
Kế đến là lễ tấn phong Giám mục của Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, vào ngày 7-9-1975.
Ngài được nhận cây gậy này từ vị Giám mục chủ phong là Đức TGM Philiphê, để nhận sứ vụ TGM Phó của TGP Huế.
(Nguồn: Kỷ yếu TẠ ƠN HỒNG ÂN 50 NĂM LINH MỤC của Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể)
Sau cùng, vào ngày 7-4-2005, trong lễ tấn phong Giám mục của Đức Cha Phanixcô Xaviê Lê Văn Hồng. Đức Giám mục chủ phong là Đức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể, trao cây gậy này cho vị tân Giám mục Phụ tá của TGP Huế, cách đây gần 20 năm.
(Nguồn: Kỷ yếu TẠ ƠN HỒNG ÂN 50 NĂM LINH MỤC của Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể)
Qua những hình ảnh in đậm dấu ấn lịch sử đó, chúng ta thấy được phần nào tính kế thừa ở sứ vụ chủ chăn trong TGP Huế. Và càng vui mừng hơn vì Giáo phận nhà đã gìn giữ được một di sản đặc biệt, gắn liền với lịch sử qua hơn 170 năm, từ lúc thành lập Giáo phận vào năm 1850.
Xem thêm một số hình ảnh: tại đây
Nguồn: tonggiaophanhue.org
bài liên quan mới nhất
- Nghệ thuật và Giáo hội: Hành trình tôn vinh vẻ đẹp
-
Lạm dụng tình dục trẻ em: Một nhận định trên phương diện y học, xã hội, luân lý và mục vụ Công giáo -
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội -
Phác thảo Quy chế hướng dẫn việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Hội thánh -
Mở Đạo Kontum (Phiên Bản Mới) -
Giêrusalem quan trọng thế nào với Thánh Luca? -
Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca -
Hiểu thế nào về “Missio” - Truyền Giáo? -
Làm thế nào để có bài giảng thú vị? -
Tên của 4 nữ tu được đặt cho 4 tiểu hành tinh
bài liên quan đọc nhiều
- Kỷ niệm đẹp về Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung
-
Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng -
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ -
Khai sinh bộ lễ Seraphim, bài Thương khó và Mừng Vui lên (Exsultet) tại Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt -
Vì sao có lời dịch Thánh Giuse là "Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ"? -
Hội Thừa Sai hải ngoại Paris là ai? -
Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Khóa học thứ 18 về Trừ tà và cầu nguyện giải thoát khỏi ma quỷ -
FABC: Kho tàng bị chôn giấu của Vatican II tại Châu Á -
Huy hiệu giám mục của Đức Giám mục phụ tá tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (05/10/2024)