Tam Nhật Thánh là gì?
TGPSG -- Tam Nhật Thánh là cao điểm quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ, thường được gọi với các tên như: Tam Nhật Thánh (Holy Triduum), Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đây là trung tâm điểm của đức tin Kitô giáo: sự chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
Từ “Triduum” có gốc tiếng Latinh nghĩa là “ba ngày”:
Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday) bắt đầu từ chiều tối Thứ Năm và kết thúc vào chiều tối Thứ Sáu.
Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) bắt đầu từ chiều tối Thứ Sáu và kết thúc vào chiều tối Thứ Bảy.
Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday) bắt đầu từ chiều tối Thứ Bảy và kết thúc vào chiều tối Chúa Nhật.
Tam Nhật Thánh bắt đầu từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào Kinh Chiều (Evening Prayer ) của Chúa Nhật Phục Sinh. Tam Nhật Thánh bao gồm 3 ngày trọn vẹn: bắt đầu và kết thúc vào chiều tối. Như vậy, Tam Nhật Vượt Qua bao gồm: Thứ Năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), Thứ Bảy Tuần Thánh (Holy Saturday), Đêm Vọng Phục Sinh (Great Easter Vigil), đỉnh cao của Tam Nhật Thánh, và Chúa Nhật Phục Sinh (Easter). Nếu tính theo cách của người Việt Nam, thì không phải ba ngày, mà là, bốn ngày: Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chúa Nhật.
Tam Nhật Thánh là một phần của Mùa Chay, nên Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh vẫn được tính vào 40 ngày Mùa Chay truyền thống.
Tam Nhật Thánh tưởng niệm Mầu Nhiệm Thánh Thể (Bí tích của các Bí tích), Mầu Nhiệm Tử Nạn và Mầu Nhiệm Phục Sinh vinh quang của Chúa Giêsu vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh. Các Mầu Nhiệm quan trọng của Tam Nhật Thánh, cùng với Mầu Nhiệm Thăng Thiên làm nên Mầu Nhiệm Vượt Qua (Paschal Mystery).
Lễ Truyền Dầu trước Tam Nhật Thánh: Sở dĩ được gọi là Lễ Truyền Dầu, bởi vì, trong Thánh Lễ này, Đức Giám Mục sẽ thánh hiến dầu SC (Sacrum Chrisma), để dùng vào việc thánh hiến (dùng để thánh hiến nhà thờ, bàn thờ, và được dùng trong các bí tích: Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh.) và làm phép dầu OS (Oleum Sanctum) hay OC (Oleum Catechumenorum), để dùng cho dự tòng, và dầu OI (Oleum Infirmorum), để dùng cho bệnh nhân.
Lễ Truyền Dầu còn có mục đích tưởng niệm việc Đức Giêsu lập Bí Tích Truyền Chức Thánh, tấn phong một số người được tuyển chọn lên làm Linh Mục, ban cho các ngài quyền hành động nhân danh Đức Kitô để làm những việc, mà đúng ra, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm, như tái diễn hy lễ của Đức Kitô trên Thánh Giá, tha tội cho con người... Lễ Truyền Dầu liên quan trước tiên đến các Linh Mục, vì thế, vào một ngày thích hợp trước Tam Nhật Thánh, các Linh Mục Giáo Phận quy tụ về xung quanh Vị Chủ Chăn Giáo Phận để cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu, trong đó, các ngài sẽ lặp lại lời thề với Đấng Bản Quyền: hứa trung thành với sứ vụ Linh Mục đã được trao phó cho mình.
Bài: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền ,OSB (TGPSG)
bài liên quan mới nhất

- Giêrusalem: Dấu vết một khu vườn được phát hiện bên dưới đền thờ Mộ Thánh
-
Giáo hội Công giáo và Khoa học (3): Vatican can thiệp để sửa sai cho khoa học chăng? -
Một bệnh nhân Úc đã trở thành người đầu tiên trên thế giới xuất viện với trái tim nhân tạo -
Giáo hội Công giáo và khoa học (1): Thánh Augustine và những vầng sáng lớn -
Kinh nghiệm đối diện với đau khổ của Đức Thánh Cha Phanxicô (Trích tự truyện Hy Vọng) -
Luật giao thông và luật tự nhiên -
Vụ đắm tàu của thánh Phaolô: Xác tàu đã biến Malta thành một quốc gia -
Nicaea, nơi ra đời của Kinh Tin Kính Nicea, nằm ở đâu? -
Đa vũ trụ và sự trùng hợp quy nhân trong vật lý học gần đây -
Nhà thiên văn học Vatican ra mắt sách ‘Một Hướng dẫn của tu sĩ Dòng Tên về các vì sao’
bài liên quan đọc nhiều

- Kỷ niệm đẹp về Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung
-
Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng -
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ -
Vì sao có lời dịch Thánh Giuse là "Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ"? -
Khai sinh bộ lễ Seraphim, bài Thương khó và Mừng Vui lên (Exsultet) tại Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt -
Hội Thừa Sai hải ngoại Paris là ai? -
Khóa học thứ 18 về Trừ tà và cầu nguyện giải thoát khỏi ma quỷ -
Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Giáo xứ Tam Hải: Sự hình thành và phát triển của Giáo lý Viên -
Bài giảng và ChatGPT