Làm sao suy niệm Lời Chúa đúng cách?
TGPSG -- Để có thể suy niệm Lời Chúa đúng cách, chúng ta phải tuân theo sự hướng dẫn của Hội Thánh, bởi vì, Thánh Kinh chỉ trở thành Lời Chúa, khi Thánh Kinh được đọc trong truyền thống của Hội Thánh, nhất là, trong Phụng Vụ Thánh. Sau các bài đọc trong Thánh Lễ, người đọc sách, hay thừa tác viên Lời Chúa xướng: Đó là Lời Chúa, lập tức, cộng đoàn Dân Chúa sẽ đáp lại: Tạ ơn Chúa (Bài đọc 1 và Bài đọc 2); hay Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa (Bài Tin Mừng).
Hội Thánh Công Giáo không chủ trương đọc Thánh Kinh theo kiểu Duy Thánh Kinh (Sola Scriptura). Chẳng hạn, Chúa Nhật Tuần 14 Thường Niên Năm C, với Bài Tin Mừng Lc 10,1-12.17-20: Đức Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ đi rao giảng Tin Mừng. Nếu chúng ta suy niệm theo kiểu Duy Thánh Kinh, chúng ta sẽ bốc ngay câu: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít, rồi chúng ta bắt đầu suy niệm, diễn giải, và chia sẻ về chủ đề truyền giáo, những khó khăn của việc truyền giáo, kêu gọi mọi người đóng góp cho việc truyền giáo… Tuy nhiên, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật Tuần 14 Thường Niên Năm C, mà các Nhà Phụng Vụ muốn nhắm tới: không phải là “truyền giáo”, mà là, “bình an”. Chính vì thế, câu in nghiêng mà các Nhà Phụng Vụ chọn cho Bài Tin Mừng là: Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy.
“Bình an” của Chúa là bình an nào? Thưa, bình an từ “ơn tha thứ” của Chúa, trước lòng ăn năn sám hối của vua Đavít, sau khi, ông phạm tội ngoại tình và giết người (Bài đọc một của Giờ Kinh Sách). Thánh Autinh nói: lễ vật để đáp lại ơn “bình an” ấy, chính là một tấm lòng tan nát giày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê (Bài đọc hai của Giờ Kinh Sách).
Ca Nhập Lễ kêu gọi hãy hồi tưởng lại tình Chúa yêu thương, để được “bình an” (Tv 47); Ca Hiệp Lễ thì kêu gọi hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy, hãy trông cậy vào Chúa, để được “bình an” (Tv 33).
Câu in nghiêng của Bài đọc 1 trong Thánh Lễ, trích từ sách ngôn sứ Isaia: Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả. (Bài đọc 1: Is 66,10-14c). Bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 65 kêu gọi cả trái đất hãy tung hô Thiên Chúa, bởi Người là Thiên Chúa ban “bình an” cho chúng ta: Chúa làm cho biển khơi hóa đất liền, và dân Người đi bộ qua sông; Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời, đến mà nghe tôi kể việc Chúa đã làm để giúp tôi, Chúa đã chẳng bác lời thỉnh nguyện tôi dâng, lại cũng không dứt nghĩa đoạn tình.
“Bình an” của Chúa, không như của thế gian: Bình an đích thực là bình an đến từ thập giá của Đức Kitô, vì thế, câu in nghiêng của Bài đọc 2 trong Thánh Lễ, mà các Nhà Phụng Vụ đã chọn là: Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu (Bài đọc 2: Gl 6,14-18).
Nếu sứ điệp Lời Chúa của Tuần 14 Thường Niên Năm C là “truyền giáo”, thì, các Nhà Phụng Vụ đã soạn các Bản Văn Phụng Vụ theo chủ đề truyền giáo, và Lời Tổng Nguyện cũng cầu nguyện cho việc truyền giáo. Tuy nhiên, trong Lời Tổng Nguyện của ngày lễ hôm nay, các Nhà Phụng Vụ muốn chúng ta xin: Xin Chúa rộng ban cho các tín hữu niềm vui thánh thiện này: Chúa đã thương cứu họ ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi, thì xin cũng cho họ được hưởng phúc trường sinh. Chúa đã thương tha thứ mọi tội lỗi cho ta, nhưng, để hưởng ơn tha thứ đó, ta phải có một tấm lòng tan nát giày vò, ăn năn sám hối như vua Đavít; khi gặp thử thách, ta phải biết nhìn lên thánh giá, để được “bình an”, mà giữ vững lòng trông cậy, và một khi, biết mình được thứ tha, được bình an rồi, thì, ta cũng phải mau mắn lên đường: mang “bình an” của Chúa đến cho tất cả mọi người. Thế giới đang rất cần “bình an”: lúa chín đầy đồng, đang rất cần những sứ giả: đến gieo rắc và gặt hái “bình an”. Ước gì được như thế!
Bài: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền - OSB (TGPSG)
bài liên quan mới nhất

- Tam Nhật Thánh là gì?
-
Giêrusalem: Dấu vết một khu vườn được phát hiện bên dưới đền thờ Mộ Thánh -
Giáo hội Công giáo và Khoa học (3): Vatican can thiệp để sửa sai cho khoa học chăng? -
Một bệnh nhân Úc đã trở thành người đầu tiên trên thế giới xuất viện với trái tim nhân tạo -
Giáo hội Công giáo và khoa học (1): Thánh Augustine và những vầng sáng lớn -
Kinh nghiệm đối diện với đau khổ của Đức Thánh Cha Phanxicô (Trích tự truyện Hy Vọng) -
Luật giao thông và luật tự nhiên -
Vụ đắm tàu của thánh Phaolô: Xác tàu đã biến Malta thành một quốc gia -
Nicaea, nơi ra đời của Kinh Tin Kính Nicea, nằm ở đâu? -
Đa vũ trụ và sự trùng hợp quy nhân trong vật lý học gần đây
bài liên quan đọc nhiều

- Kỷ niệm đẹp về Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung
-
Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng -
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ -
Vì sao có lời dịch Thánh Giuse là "Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ"? -
Khai sinh bộ lễ Seraphim, bài Thương khó và Mừng Vui lên (Exsultet) tại Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt -
Hội Thừa Sai hải ngoại Paris là ai? -
Khi Đức Giáo hoàng Piô XII gặp cha đẻ của thuyết Big Bang -
Khóa học thứ 18 về Trừ tà và cầu nguyện giải thoát khỏi ma quỷ -
Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Giáo xứ Tam Hải: Sự hình thành và phát triển của Giáo lý Viên