Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng
Phóng viên hỏi: “Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, đơn sơ. Áo của Đức Thánh Cha có màu trắng. Truyền thống này đến từ đâu? Tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng?”. Đức Thánh Cha trả lời rằng, trong lịch sử Giáo hội, từng có một Giáo hoàng là tu sĩ Dòng Đa Minh. Ngài mặc tu phục trắng của Dòng Đa Minh. Từ đó tất cả Giáo hoàng đều sử dụng màu trắng. Và nếu ngài không nhầm thì đó là Đức Giáo Hoàng Pio V, hiện được chôn cất ở Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Từ đó truyền thống các Giáo hoàng đều mặc áo màu trắng.
Từ màu áo Giáo hoàng, Đức Thánh Cha giải thích về giá trị chính của màu trắng trong Giáo hội. Đó là màu của niềm vui, bình an, điều đẹp đẽ, vì thế trong Mùa Phục Sinh và Giáng Sinh phẩm phục luôn là màu trắng.
Đi vào đời sống đạo đức, màu trắng là màu của sự tinh khiết. Về điều này, Đức Thánh Cha so sánh một bộ trang phục màu trắng nếu bị bẩn người ta dễ nhận ra, cũng vậy một linh mục, Giám mục hay Giáo hoàng nếu có một vết nhơ thì cũng sẽ dễ bị nhận ra, bởi vì các vị là chứng tá của điều tốt đẹp, tuyệt vời. Đây là một thách đố.
Đức Thánh Cha còn nói đến vết bẩn tập thể, đó là chiến tranh. Chiến tranh thật khủng khiếp với khoản lợi nhuận cao trong việc sản xuất vũ khí. Không có chiến tranh màu trắng, chiến tranh luôn có màu đỏ hoặc màu đen, và đó là tội tập thể.
Ngài mạnh mẽ nói: “Chiến tranh là bóng tối, luôn luôn tối tăm. Sức mạnh của bóng tối. Khi nói đến màu trắng là chúng ta nói đến sự ngây thơ, tốt lành và nhiều điều đẹp đẽ. Nhưng khi nói về tối tăm, chúng ta nói về sức mạnh của bóng tối, về những điều chúng ta không hiểu, về những điều bất công. Kinh Thánh nói về điều này. Bóng tối có sức mạnh hủy diệt mạnh mẽ. Đó là một cách nói mang tính văn học, nhưng khi một người giết người - như Cain - là một người ở trong bóng tối. Khi một người chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, như với người lao động, thì người này sẽ giết người khác về mặt luân lý”.
Mặc dù màu trắng là biểu hiện của sự tốt đẹp, nhưng đôi khi có nguy cơ chỉ là màu trắng ở bề mặt, Đức Thánh Cha giải thích có những người che giấu điểm yếu của mình và thể hiện bản thân cách giả tạo, đó là những người đạo đức giả. Cả xã hội đôi khi cũng có thể đạo đức giả, như trường hợp tiến hành chiến tranh sau đó gửi viện trợ nhân đạo.
Câu hỏi cuối cùng liên quan đến tính trung tính của màu trắng, và giá trị trung lập trong cuộc sống, Đức Thánh Cha nói trong cuộc sống khi cần viết một điều gì đó người ta hay sử dụng một tờ giấy trắng. Cuộc sống là một trang giấy trắng, mà mỗi người phải tự mình đưa ra quyết định trên đó. Cuộc sống là một tờ giấy trắng và sẽ đẹp nếu chúng ta có thể viết trên đó những điều tốt đẹp, nhưng nếu chúng ta viết những điều xấu thì trang đó sẽ không đẹp.
bài liên quan mới nhất
- Gậy Mục tử của Đức Giám mục Francois Marie Pellerin
-
Nghệ thuật và Giáo hội: Hành trình tôn vinh vẻ đẹp -
Lạm dụng tình dục trẻ em: Một nhận định trên phương diện y học, xã hội, luân lý và mục vụ Công giáo -
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội -
Phác thảo Quy chế hướng dẫn việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Hội thánh -
Mở Đạo Kontum (Phiên Bản Mới) -
Giêrusalem quan trọng thế nào với Thánh Luca? -
Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca -
Hiểu thế nào về “Missio” - Truyền Giáo? -
Làm thế nào để có bài giảng thú vị?
bài liên quan đọc nhiều
- Kỷ niệm đẹp về Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung
-
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ -
Khai sinh bộ lễ Seraphim, bài Thương khó và Mừng Vui lên (Exsultet) tại Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt -
Vì sao có lời dịch Thánh Giuse là "Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ"? -
Hội Thừa Sai hải ngoại Paris là ai? -
Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Khóa học thứ 18 về Trừ tà và cầu nguyện giải thoát khỏi ma quỷ -
FABC: Kho tàng bị chôn giấu của Vatican II tại Châu Á -
Huy hiệu giám mục của Đức Giám mục phụ tá tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (05/10/2024) -
Bài giảng và ChatGPT