Đức Thánh Cha tiếp kiến Đại Hội các Hội Giáo Hoàng truyền giáo
VATICAN. Sáng 21-5-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 160 vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo vừa kết thúc Đại hội thường niên sau 4 ngày tiến hành tại Roma. Ngài nêu bật hai đặc tính của các nhà truyền giáo cần phải có là sẵn sàng chấp nhận đau khổ và kết hiệp với Chúa Kitô.
ĐTC nói: ”Sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại đòi Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải chấp nhận những hậu quả sứ vụ của mình, đó là tinh thần thanh bần theo Tin Mừng giúp họ tự do rao giảng Tin Mừng một cách can đảm và chân thành; tinh thần bất bạo động, nhờ đó các vị dùng điều thiện để đáp lại sự ác (Mt 5,38-42); sẵn sàng hiến mạng sống mình vì danh Chúa Kitô và lòng yêu thương tha nhân”.
ĐTC nhắc đến tấm gương của Thánh Phaolô Tông Đồ chứng tỏ tính chất chân thực trong sứ mạng tông đồ của Người bằng những cuộc bách hại, các thương tích và cực hành đã chịu (2 Cr 6-7). Cũng vậy sự bách hại là bằng chứng cho thấy đặc tính chân thực của sứ mạng tông đồ của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là nhớ rằng Tin Mừng chỉ thể hiện cụ thể trong lương tâm và tâm hồn con người và lan rộng trong lịch sử nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh và Giáo Hội cũng như các thừa sai được Chúa ban cho khả năng thích hợp để chu toàn sứ mạng đã được ủy thác” (GPII, Dominum et vivificantem, 64).
ĐTC cũng nhấn mạnh chiều kích thứ hai, đó là ”Việc rao giảng Tin Mừng cần những tín hữu Kitô giơ cao hai tay hướng về Thiên Chúa như một cử chỉ cầu nguyện, các tín hữu Kitô được thúc đẩy nhờ ý thức rằng sự hoán cải của thế giới về cùng Chúa Kitô không phải do chúng ta tạo ra, nhưng được ban cho chúng ta. Năm Linh Mục giúp chúng ta ý thức thêm rằng công trình truyền giáo ngày càng đòi hỏi một sự kết hiệp sâu xa hơn với Đấng đã được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu độ mọi người; đòi phải chia sẻ lối sống mới đã được Chúa Giêsu đề ra và được các Tông đồ đón nhận làm của mình” (Dv với Đại hội Bộ giáo sĩ, 16-3-2009).
Có 4 Hội Giáo Hoàng truyền giáo thuộc Bộ truyền giáo là: Hội truyền bá đức tin, Hội Thánh Phêrô Tông đồ, Hội Nhi đồng truyền giáo và Liên hiệp giáo sĩ truyền giáo. 3 Hội đầu đầu có những hoạt động lạc quyên để tài trợ các hoạt động truyền giáo và mục vụ, huấn luyện chủng sinh và tu sinh, riêng hội thứ tư có nhiệm vụ động viên tinh thần của giáo sĩ và tu sĩ. Hàng năm các vị Giám đốc toàn quốc các 4 loại Hội này về Roma nhóm họp trong đó có phần quyết định về các khoản tài trợ cho các xứ truyền giáo. Chủ tịch chung của 4 Hội là Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo.
bài liên quan mới nhất
- Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn
-
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Huấn dụ Lễ Thánh Stêphanô tử đạo (26/12/2024) - Tử đạo và tha thứ -
Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha -
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô