ĐTC nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các linh mục sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, ĐTC Biển Đức 16 khẳng định rằng nhà ngoại giao Tòa Thánh luôn nhớ căn tính linh mục của mình là người phục vụ Lời Chúa và vì thế cần phải luôn luôn vun trồng đời sống nội tâm.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp thường niên sáng 10-6-2011, dành cho 40 người thuộc ban giám đốc, ban giảng huấn và các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh. Hiện diện tại buổi tiếp kiến đặc biệt có Đức TGM Beniamino Stella, Giám đốc của trường.
ĐTC nói: ”Nhà ngoại giao Tòa Thánh trước tiên là một LM, một GM, vì thế đó là một người đã chọn sống phục vụ một Lời không phải là của mình. Thực vậy nhà ngoại giao Tòa Thánh là một người phục vụ Lời Chúa, và như mọi LM, vị ấy được ủy thác sứ mạng không phải làm việc bán phần, nhưng sứ mạng đó đòi phải sống trọn đời âm hưởng sứ mạng đã được ủy thác, tức là Tin Mừng. Chính nhờ dựa trên căn tính LM như thế, căn tính rõ ràng và được sống sâu xa, mà nhà ngoại giao Tòa Thánh được giao phó một sứ vụ là trở thành người mang lời của ĐGH, mang chiều kích hoàn vũ trong sứ vụ của ĐGH và tình bác ái mục tử của Người trước các Giáo Hội đại phương và trước các tổ chức mà Tòa Thánh thi hành một cách hợp pháp chủ quyền của mình..
ĐTC nói thêm rằng: ”Trong khi thi hành sứ mạng ấy, nhà ngoại giao Tòa Thánh được kêu gọi sử dụng các năng khiếu tự nhiên và siêu nhiên của mình. Chúng ta dễ hiểu điều này là: trong khi thi hành sứ vụ tế nhị như thế, việc chăm sóc đời sống thiêng liêng của bản thân, việc thực hành các nhân đức nhân bản và sự huấn luyện vững chắc về văn hóa là điều đi song song với nhau và nâng đỡ nhau. Đó là những chiều kích giúp duy trì sự quân bình nội tâm sâu xa, trong một công việc đòi khả năng cởi mở với tha nhân, bình thản trong phán đoán, trung lập đối với các ý kiến cá nhân, và tôn trọng tha nhân, hy sinh, kiên nhẫn, bền chí, và đôi khi cần cương quyết trong việc đối thoại với mọi người.”
Trường ngoại giao Tòa Thánh được Đức Giáo Hoàng Clemente XI (1700-1721) thành lập năm 1701. Từ 300 năm nay, trường này đào tạo các nhân viên ngoại giao và các vị đại diện Tòa Thánh, cũng như các chức sắc phục vụ tại Tòa Thánh. ĐTC nhận xét rằng ”Ngành ngoại giao Tòa Thánh.. có một truyền thống rất lâu dài và hoạt động của ngành này đã đóng góp một cách đáng kể vào việc hình thành, trong thời cận đại, chính hình tái của các quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia”.
Trường có 32 linh mục sinh viên là linh mục triều. Khi tốt nghiệp, họ phải có ít nhất là một văn bằng tiến sĩ, thông thạo 3 sinh ngữ, và cử nhân giáo luật. (SD 10-6-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô