Xưa nay thử hỏi ai không chết?
TGPSG -- "Con người sinh ra là để chết!", đó có là câu nói của một triết gia hiện sinh nhằm nói lên một thực tế phũ phàng và bi đát của thân phận con người. Cố nhạc sĩ Trinh Công Sơn trong nhạc phẩn “Cát bụi” đã nói lên cuộc vận hành của kiếp người: thân phận con người được nhào nặn, được uốn nắn trong cơn lũ cuộc sống, để rồi “chợt một ngày tóc trắng như vôi!”. Thật vậy, đã là người ai cũng phải chết. Cái chết quá hiển nhiên, là mẫu số chung của tất cả những ai sinh vào cuộc đời này. “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” (xưa nay thử hỏi ai không chết). Tuy nhiên, khi đối diện với các chết, ai ai cũng thấy hoang mang, lắng lo và sợ hãi.
Nếu chúng ta chỉ dừng lại để nhìn cuộc đời chỉ là sự bi đát, là vòng luẩn quẩn không lối thoát… thì sự hiện hữu của con người trong cuộc đời này nào có ý nghĩa gì. Không, chúng ta không nhìn cái chết trong sự bi thương và sợ hãi, nhưng là trong niềm hy vọng, vì chúng ta xác tín rằng, chết không phải là hết, nhưng là bước đệm cần thiết để con người là thụ tạo tương đối, được bước vào vĩnh cửu tuyệt đối của Đấng Tạo hóa. Thật vậy, nhờ cái Chết và sự Phục sinh của Đức Kitô, nhân loại được đón nhận một cuộc sáng tạo mới trong ân sủng và sự sống mới của Đức Kitô. Chính Đức Kitô đã để lại dấu ấn chiến thắng của Ngài trên mọi tạo vật, và Ngài đã soi chiếu vào bóng tối chết chóc của trần gian ánh sáng huy hoàng của Đấng Phục Sinh. Tuy nhiên, cái chết như một cánh cửa chỉ mở một chiều mà khi đã bước vào, con người không thể trở lui, nhưng phải đi vào các ngã rẽ của những “tình trạng” mà ở đời sống trần gian, mình đã chọn lựa hay từ chối Thiên Chúa.
Khi chúng ta sống niềm hy vọng phục sinh, chúng ta được mời gọi sống tình hiệp thông liên đới với những người đã ra đi trước chúng ta, vì chúng ta tin rằng, không một ai bị lãng quên trong trái tim nhân hậu của của Thiên Chúa, thì cũng đừng để một ai bị lãng quên trong trái tim của chúng ta. Có ai đó nói rằng, nếu chúng ta lãng quên những người đã chết thì những người đó phải chết thêm một lần nữa.
Hơn nữa, khi sống niềm hy vọng phục sinh, chúng ta cũng được mời gọi chuẩn bị cho sự “ra đi” của chính mình. Chúng ta nghĩ về ngày ra đi của mình để thôi, từ nay đừng giận hờn ai cả, nghĩ về cái chết của mình để thôi, từ nay đừng hơn thua làm gì, nghĩ về cái chết để biết hoán cải ăn năn, để biết sống đẹp hơn, nhân ái hơn, sống có ý nghĩa hơn mỗi ngày…
Ước gì khi nhìn về cái chết, chúng ta không còn bi quan sợ hãi, nhưng biết phải sống thế nào để khi hoàn tất cuộc hành trình dương thế, chúng ta có thể mãn nguyện vì tin rằng, “chính khi chết đi, là khi vui sống muôn đời”. Amen.
Paul Trung CSC (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Ban Mục vụ Truyền Thông Giáo xứ Chợ Quán
-
Tôi đi học truyền thông tổng quan -
Phóng sự: Hiệp hành trong Gia đình -
Tên giáo xứ Nhân Hoà -
Ấm áp mùa Chay cùng Bữa cơm nhân ái 0 đồng -
Phóng sự “Lối mở của Tình yêu” -
Hành trình tìm lại đức tin của một tín hữu “đạo gốc cây” -
Phóng sự ‘Tình yêu và Nước lũ’ -
Vòng tay ôm ấp -
Nét đẹp và sức sống của một xứ đạo miền xa
bài liên quan đọc nhiều
- Bữa cơm gia đình
-
Đây có thể là một trong những diễn văn công giáo tuyệt vời nhất của thế kỷ 21 -
Ban Mục vụ Truyền Thông Giáo xứ Chợ Quán -
Tổng giáo phận Sài Gòn: “Tấm vé nghĩa tình” - Siêu Thị Mini 0 đồng -
Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? -
Hồi ký: Phục vụ tại khu cách ly -
Chiến thắng Covid: Hít vào 'Giêsu', thở ra 'cứu con' -
Ngẫm về đời phục vụ khi tiễn chân một cố linh mục -
Những chiến sĩ thầm lặng -
Hành trình tìm lại đức tin của một tín hữu “đạo gốc cây”