Viện Hàn lâm Khoa học xã hội của Tòa Thánh họp bàn về tự do tôn giáo
WHĐ (5.05.2011) – Từ ngày 29-04 đến 3-05-2011, tại Rôma, đã diễn ra cuộc họp khoáng đại lần thứ XVII của Viện Hàn lâm Tòa Thánh về Khoa học xã hội, với chủ đề “Những quyền phổ quát trong thế giới đa nguyên và Quyền tự do tôn giáo”.
Ngày 4-05, Tòa Thánh công bố Thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Bà Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn lâm viện Khoa học xã hội của Tòa Thánh, và các thành viên trong Viện Hàn lâm, nhân bế mạc cuộc họp của Viện.
Trước hết, Đức Thánh Cha nhắc lại, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng đã bị các chế độ vô thần trong thế kỷ trước phủ nhận một cách có hệ thống, đồng thời ngài nhấn mạnh: “Nhưng ngày nay có những mối đe dọa mới, cả về tư tưởng lẫn hành động, đang cản trở được tự do thể hiện tôn giáo và tín ngưỡng. Vì vậy cần phải hành động bảo vệ quyền tự do này”.
“Con người được tự do chọn chân lý, Thiên Chúa chờ đợi con người tự do đáp lại tiếng gọi của Ngài. Quyền tự do tôn giáo phải được coi là gắn liền với phẩm giá cơ bản của con người, đi đôi với khuynh hướng tự nhiên của con người mở ra đón nhận Thiên Chúa. Trong thực tế, tự do tôn giáo đích thực sẽ giúp con người tự hoàn thiện, và như thế sẽ góp phần vào ích lợi chung của xã hội”.
Đức Thánh Cha nhắc lại: “Mọi Nhà nước đều có thẩm quyền ban hành luật lệ và hiện đang cho thấy có những thái độ khác nhau đối với tôn giáo được thể hiện qua pháp luật. Một số nước cho phép tôn giáo có quyền tự do rộng rãi, còn nhiều quốc gia khác lại hạn chế, nại nhiều lý do khác nhau, gồm cả sự ngờ vực đối với tôn giáo. Tòa Thánh tiếp tục kêu gọi các nước hãy nhìn nhận quyền căn bản của con người là phải được tự do tôn giáo, đề nghị các quốc gia hãy tôn trọng cũng như bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số đang giữ đạo của mình bên cạnh đa số theo tôn giáo khác, để họ có thể chung sống hòa bình với các đồng bào của mình, đồng thời tham gia trọn vẹn vào đời sống chính trị và dân sự của đất nước, được đóng góp trong mọi lĩnh vực”.
Buổi chiều cùng ngày, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh, Bà Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn lâm viện Khoa học xã hội của Tòa Thánh, đã tổng kết nội dung nghị sự cuộc họp khoáng đại của Viện, tập trung vào bốn vấn đề then chốt:
– Sự đàn áp và bách hại của Nhà nước đối với các tín hữu.
– Những hạn chế Nhà nước đặt ra đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.
– Áp lực của xã hội đối với các tôn giáo thiểu số, dù bị hay không bị Nhà nước trừng phạt nhưng cũng đã tước đoạt quyền được tự do tôn giáo của các nhóm thiểu số này.
– Sự bành trướng của chủ nghĩa giáo điều tại các quốc gia phương Tây đã coi tín đồ các tôn giáo như một mối đe dọa đối với nền chính trị tự do, dân chủ và thế tục.
(Theo VIS)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô