Thằng nhóc
Tôi bước vào bưu điện Bình Thạnh (Saigon). Một thằng nhóc cầm xấp vé số đến gần tôi. Gầy đét. Cáu bẩn. Xốc xếch. Giọng nói trống không và cộc lốc, khô như ngói: “Mua đi!”. Tôi dửng dưng lắc đầu. Nó “cọ” xấp vé số vào tay tôi, giọng vẫn khô khốc: “Mua đi!”. Khẽ lắc đầu, tôi bỏ thư vào thùng rồi đến quầy lãnh bưu phẩm.
Vài người khác cũng đang lãnh. Tôi ra ngồi chờ ở chiếc bàn gần đó. Một lúc sau, nó lại xuất hiện đưa xấp vé số cho 2 phụ nữ đang đứng làm thủ tục gởi bưu phẩm. Vẫn giọng điệu cũ: “Mua đi! Mua đi!”. Không ai mua. Giọng nó càng ra vẻ “thảm não”. Nó lăn ra đất. Tiếng khóc khô như gió nồm. Đến một giọt nước mắt cá sấu cũng không có. Tôi bắt đầu nghi ngờ “sự nghèo khổ” của nó. Những người “được mời” đều tỏ vẻ ngần ngại. Ngay cả phụ nữ có gương mặt đôn hậu nhất cũng bỗng trở nên “lạnh như tiền” và bỏ đi.
Lãnh bưu phẩm xong. Vừa mở khóa xe, tôi lại phải “gặp” đứa-trẻ-khô-khan-tội-nghiệp ấy. Vẫn bổn cũ soạn lại với cái điệp khúc nhèo nhẹo như băng cassette bị nhão, dai nhách như kẹo chewing gum, rỉ rả bên tai: “Mua đi! Mua đi mà!”. Tôi không thèm phản ứng, dù chỉ là cái lắc đầu nhẹ. Nó vẫn không chịu “buông tha” tôi.
Đột nhiên, nó lăn ra khóc ngay dưới chân tôi. Nhiệt độ bốc lên mặt nóng ran. Tôi gắt: “Mất dạy!”, giọng tôi chợt khô nóng như cát sa mạc. Có lẽ thế. Thấy vậy, người giữ xe nói với tôi: “Không biết con cái nhà ai mà cứ kỳ ghê. Mời người ta không mua là nó ‘sến’ kiểu đó”.
Lên xe đi. Con đường Võ Thị Sáu giao thông tấp nập. Tôi miên man suy nghĩ và chợt thấy thẹn với lòng mình vì câu nói hồi nãy đối với thằng nhóc. Nó có được dạy đâu mà “mất dạy” chứ? Có thể là “vô giáo dục” thì đúng hơn. Quái lạ, lại có thể có những đứa trẻ “siêu” đến vậy! Cũng có thể xấp vé số nó rao bán chưa hẳn là những “vé số phận” đích thực như mình tưởng.
Nếu thực sự nó quá nghèo khổ thì rất đáng thương. Trách ai đây? Thời buổi này khó xác định được lúc nào nên thể hiện lòng trắc ẩn. Bởi lẽ, đôi khi, lòng trắc ẩn đặt không đúng chỗ hoặc không đúng lúc sẽ trở nên “đồng lõa” với sự lười biếng hoặc sự lạm dụng nào đó. Thậm chí có những người đã dám coi “hành khất” là một “nghề”. Và có khi chính người lớn biến trẻ em thành “công cụ” với mục đích trục lợi riêng của họ. Nếu vậy, quả là đáng buồn và đáng trách thật! Đáng lên án những kẻ “chăn dắt” đó, còn những đứa trẻ như “thằng nhóc” kia thì vừa đáng thương vừa đáng trách…
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19