Thảm cảnh của tín hữu Công giáo Bosnia Erzegonvina
Trong các ngày này Đức cha Franjo Komarica, Giám mục Banja Luka trong Cộng hòa Serbia đang viếng thăm Thụy Sĩ theo lời mời của tổ chức ”Trợ giúp Giáo Hội đau khổ”.
Trong cuộc nói chuyện với các hãng thông tin SIR và APIC Đức cha đã mạnh mẽ tố cáo cộng đồng quốc tế nhắm mắt làm ngơ trước các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng chống lại các tín hữu Công giáo Bosnia Erzegovina. Mười lăm năm đã trôi qua, kể từ khi chiến tranh cựu Yugoslavia chấm dứt, các tín hữu Công giáo vẫn chưa được phép hồi hương. Khước từ quyền có quê hương là một quyền căn bản như thế của con người là một tội phạm. Trong thời chiến tranh giữa các năm 1991-1995 70.000 tín hữu Công giáo đã bị đuổi khỏi các làng mạc của họ, và ngày nay chỉ có khoảng 5.800 người đã có thể hồi hương.
Trong khi đó trái lại, đã có hơn 250.000 người hồi đã có thể trở về gia cư của họ. Đó là một bằng chứng cho thấy việc thanh lọc chủng tộc là một sự bất công được nhân nhượng. Việc trục xuất tín hữu Công giáo cũng đã được ông Valentin Inzko, người Áo, từ năm 2009 là đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Âu châu tại Bosnia Erzegovina, xác nhận. Ông cho biết tín hữu Công giáo rất khó mà tìm ra công ăn việc làm vì họ bị chính quyền kỳ thị. Nhưng khi nào chính quuền ổn định, ông sẽ đưa vấn đề ra thảo luận để bảo vệ quyền lợi của nhóm thiểu số Công giáo.
Kể từ khi có các cuộc bầu cử hồi tháng 10 năm 2010, việc thành lập một chính quyền chung xem ra là điều không thực hiện được. Theo Đức Tổng Giám mục Alessandro D'Errico, Sứ Thần Tòa Thánh tại Bosnia Erzegovina, yếu tố định đoạt đối với tương lai của quốc gia này sẽ là việc cải tiến tình trạng xã hội. Cần phải đề ra các viễn tượng cụ thể, nhất là đối với giới trẻ, nếu không người trẻ sẽ tìm kiếm chúng ở nơi khác. Đức Sứ Thần Tòa Thánh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các ”trường học âu châu”, nơi có các người trẻ hồi giáo và kitô theo học và mạnh mẽ dấn thân cho sự hòa giải. Hồi năm 2010 đã có 600.000 Euros được đầu tư cho các dự án tái thiết Bosnia Erzegovina.
Như đã biết, trong trận chiến đẫm máu kèo dài từ năm 1992 đến năm 1995 người Serbi đã trục xuất các tín hữu Công giáo ra khỏi quê hương Bosnia Erzegovina, và cho tới nay họ vẫn chưa được phép hồi hương. Đức cha Franjo Komarica Tổng Giám mục Banja Luka than phiền rằng hiện nay số tín hữu Công giáo trong giáo phận chỉ được 7.000 người, tức là kém một phần mười số tín hữu đã có trước khi xảy ra chiến tranh và các cuộc thanh lọc chủng tộc.
Đối với cộng đồng Công giáo đây là một cuộc đấu tranh cho sự sống còn. Bosnia Erzegovina đã trở thành Cộng hòa Srpska và chính quyền đề nghị quốc hữu hóa tài sản, nhà cửa, đất đai của những người đã bị đuổi đi. Nghĩa là chính quyền muốn xóa bỏ sự hiện hữu và mọi ký ức của người Công giáo tại đây. Cũng chính vì thế mà họ đã tàn phá một cách có hệ thống các nhà thờ, các tu viện, bằng cách đặt mìn cho nổ và tàn phá bình địa. Đây là một chương trình có tính toán, và người Serbi cũng đã làm như thế đối với các đền thờ Hồi giáo.
Đức cha Komarica cho biết có hai linh mục trong tổng giáo phận của ngài bị sát hại. Vị thứ nhất là cha Tomislav Mantanovic 33 tuổi cha sở Prijedor. Cha bị cảnh sát Serbi bắt với cha mẹ ngày 24-8-1995. Vào tháng 9 năm 2001 người ta tìm thấy hài cốt của cả ba người tay bị còng trong một cái giếng làng Biscani. Vị thứ hai là cha Ratko Grgic 48 tuổi cha sở Nova Topola. Cha bị lính Serbi bắt ngày 16-6-1992 và từ đó đến nay bị coi là mất tích. Mặc dù Đức cha Komarica đã nhiều lần yêu cầu chính quyền làm sáng tỏ nội vụ, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ. Trong các năm chiến tranh đã có 400 tín hữu Công giáo vùng Banja Luka bị giết.
Đức cha Komarica cho biết dư luận dân chúng hỏi người Croat Công giáo làm gì trong Cộng hòa Srpska. Họ đã có nước Croatia rồi mà. Và chính quyền địa phương đã không làm gì cả để giúp các tín hữu Công giáo hồi hương. Trái lại họ tìm mọi cách để ngăn cản việc hồi hương của tín hữu Công giáo. Chinh quyền trong thủ đô Sarajevo cũng không nhúc nhích, vì họ chỉ làm việc cho chủng tộc chiếm đa số gồm người hồi. Đức Tổng Giám mục Banja Luka đã mạnh mẽ chỉ trích hiệp định Dayton. Nó đã khiến cho chiến tranh kết thúc nhưng đã do cộng đồng quốc tế áp đặt, và nhất là nó đã hợp thức hóa chính sách thanh lọc chủng tộc. Hậu qua là đa số trên tổng số 2,68 triệu dân di cư đã không thể trở về quê quán, mặc dù cộng đồng quốc tế đã đầu tư rất nhiều tiền.
Đức cha Komarica cũng cho biết thêm là khi ngài yêu cầu để cho người Croat Bosni hồi hương - vì họ là một trong ba nhóm làm thành người dân của vùng Bosnia cùng với các người Bosni theo Hồi giáo và người Serbi Bosni - thì nhân viên cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc làm việc tại thủ độ Sarajevo cho rằng làm như thế là gây rối loạn. Nghĩa là người ta khước từ quyền được hồi hương của các tín hữu Công giáo Croat Bosni. Sau khi ký kết hiệp định Dayton, công đồng quốc tế cho rằng sự kiện người Công giáo bị truc xuất khỏi Bosnia Erzegovin là điều bình thường. Nhưng sự kiện này chứng minh cho thấy các nhà chính trị kỳ thị chủng tộc và có đầu óc phát xít.
Đức cha Komarica là người Croat, gốc vùng Novakovivi thuộc tổng giáo phận Banja Luka, lấy làm tiếc vì ngoài Tòa Thánh Vaticăng ra, đã không có ai bênh vực quyền của các tín hữu Công giáo Bosni.
Nếu đã có một thiểu số người di cư Bosni và Serbi đã có thể trở về, thì họ chỉ trở về trong vùng có chủng tộc của họ sinh sống, chứ không ở trong vùng nơi họ là thiểu số. Các tín hữu Công giáo vì là thiểu số trong Cộng hòa Srpska, cũng như trong Liên Bang Croatia hồi giáo, nên bị các giới chức chính quyền của cả hai bên bỏ rơi. Đức cha cũng cay đắng than phiền rằng cả các Giám Muc Cộng Hòa Croatia cũng bỏ rơi các con chiến của ngài là người gốc Croat. Xem ra các vị e dè sợ hãi phải can thiệp cho người tị nạn. Tín hữu Công giáo Banja Luka cũng cảm thấy họ bị Âu châu và Hoa Kỳ bỏ rơi. Chỉ có 8% trợ giúp của chính quyền Croatia là tới tay các người tị nạn Croat muốn hồi hương. Từ khi xảy ra chiến tranh và cuộc xuất hành cưỡng bách, tín hữu Công giáo Bosnia Erzegovina chỉ còn chưa đầy 10% tổng số dân, trong khi hồi năm 1991 họ chiếm 17%. Người Sebi và người hồi muốn chia nhau đất nước này và gạt bỏ người Croat Công giáo ra ngoài, trong khi các người croat có thể nằm giữ một vai trò trung gian nòng cốt giữa hai thành phần kia.
Tuy nhiên, theo Đức cha Komarica thời gian là kẻ thù đầu tiên của chương trình hồi hương. Lý do là vì các người tị nạn đã có cuộc sống yên ổn tại các nước ngoài như bên Croatia, tại các nước Tây Âu hoặc Bắc Mỹ hay Australia. Họ đã làm lại cuộc đời và không muốn hồi hương nữa sau 15 năm bị đi đầy. Hồi năm 1996 giáo phận Banja Luka có danh sách 12.000 gia đình cho biết muốn hồi hương, nhưng các giới chức quốc tế làm việc tại thủ độ Sarajevo hỏi họ hồi hương làm gì, vì họ là các thành phần gây rối loạn.
Bản báo cáo của Ủy ban Công Lý và Hòa Bình năm 2010 cho biết nếu tín hữu Croat đã mất quy chế là thành phần của nước Bosnia Erzegovina và các quyền của họ trong Cộng hòa Srpska và Liên Bang Croatia hồi giáo, thì các quyền không thuộc ba chủng tộc của đất nước lại còn ít ỏi hơn nữa.
Tám tháng sau các cuộc bầu cử, tình hình tại đây vẫn căng thẳng; các giới chức địa phương chưa thành lập đựơc chính phủ và tiến trình tư pháp bị sa lầy không có lối thoát. Vì thế việc gia nhập Liên Hiệp Âu châu và khối NATO, tức khối Minh Ứơc Bắc Đại Tây Dương, cũng vẫn còn dậm chân tại chỗ. Trong bản tường trình Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình ghi nhận rằng các cuộc bầu cử năm 2010 vừa qua đã chứng minh cho thấy rằng các đảng phái chính trị thuần túy chủng tộc lai một lần nữa thống trị chính trường Bosnia Erzegovina, gây thiệt hại cho các đảng phái chủ trương quyền công dân bình đẳng cho mọi người. Bản tường trình đi tới kết luận rằng giai đoạn chuyển tiếp hướng tới một quốc gia dân chủ chỉ có thể đạt được không phải chỉ bằng cách thay đổi khung cảnh pháp lý do hiệp định Dayton áp đặt, mà còn bằng cách đưa ra một Hiến pháp mới bảo đảm quyền bình đẳng cho cá ba nhóm dân và cho tất cả mọi công dân. Bởi vì hiện nay không có sắc dân nào được hưởng các quyến lợi công dân tại khắp nơi trong nước. Những gì mà Tòa án hiến pháp công bố hồi năm 2000 vẫn chỉ là các văn bản chết trên giấy. Người Croat sống tại Bosnia Erzegovina từ thời Trung Cổ không thể bị coi là người di cư được, mà là thành phần kỳ cựu của đất nước này. Theo cuộc kiểm kê dân số năm 1991 tại Bosnia Erzegonvia có 761.000 người Croat sinh sống, đa số theo Công giáo, nghĩa là chiếm 17,3% tổng số dân. Họ tụ tập trong ba vùng chính: dọc các thung lũng Bosna và Neretva, chung quanh ba vùng Posavina ở mạn bắc, Bosnia miền trung giữa Travnik và Sarajevo, và trong vùng tây Erzegovina giữa Livno và Mostar. Hai nhóm chủng tộc khác là người Bosni và người Serbi. Riêng tại Banja Luka đã có 70.000 người Croat Công giáo bị trục xuất trong các năm chiến tranh.
(SD 10-7-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô