Nhờ “công nghệ AI” cầu nguyện
TGPSG -- “Mẹ ơi, con nhờ AI nó nói dùm lời cầu nguyện với Chúa thay con được không?”
Câu hỏi của thằng con tôi khiến tôi bất giác giật mình, e ngại cho cách suy nghĩ của giới trẻ ngày nay.
Theo tôi được biết, AI (Artificial Intelligence) nghĩa là trí tuệ nhân tạo, hay còn được gọi là trí thông minh nhân tạo. Công nghệ này mô phỏng những suy nghĩ, khả năng học tập, quá trình tiếp thu kiến thức của con người… và xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh hơn, đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người, sử dụng khối dữ liệu đó nhanh chóng biến nó thành thông tin có thể thực hiện được một cách hoàn mỹ nhất có thể.
Vậy thì, với thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, liệu rằng chúng ta: những bậc làm cha mẹ, có nắm bắt kịp xu hướng của thời đại để đưa ra những hướng dẫn về lối sống Đức tin của người Kitô hữu, cho con cái chúng ta hay không? Không biết có những bậc phụ huynh nào có cùng tâm trạng băn khoăn giống như tôi?
Dĩ nhiên, chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề, công nhận những ưu điểm của “công nghệ AI” mang lại, để đánh giá theo hướng tích cực nhất. Bên cạnh những giá trị lợi ích của nó, sẽ xuất hiện những hiện tượng ỷ lại, lười suy nghĩ của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, lớp thế hệ được tiếp cận công nghệ nhanh nhất, sẽ dễ mắc phải. Sắp tới, con cái chúng ta sẽ ít dần thời gian tâm tình với Chúa, cầu nguyện cùng với Chúa bằng cảm xúc thật của con người. Liệu rằng trong tương lai, con cái chúng ta, chúng có nhờ “AI” lo luôn cả phần hồn cho chúng không?…
Những ai đã trải qua thời thơ ấu của những năm tháng cách đây mấy mươi năm như tôi! Dĩ nhiên, cái thời mà chưa có “con AI” can thiệp. Để chợt thấy lòng mình nhớ ơi là nhớ những bài đồng dao cả đám bạn trong xóm thường hát và chơi:
Thiên đàng địa ngục hai bên
Ai khôn thì lại, ai dại thì sa.
Đêm nằm nhớ Chúa, nhớ Cha
Đọc kinh cầu nguyện, kẻo sa linh hồn.
Linh hồn phải giữ linh hồn
Đến khi mình chết được lên thiên đàng.
Sống sao cho linh hồn khỏi sa địa ngục. Sống mà linh hồn được lên Thiên đàng là mơ ước… cả đám vừa đi vừa hát bài đồng dao ấy. Đứa nào cũng sợ bị cánh cổng thiên đàng hạ xuống mà mình còn ở lại, lại phải tiếp tục đi cho đến hết…
Năm tới (năm 2024), chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được Đức Thánh Cha chọn là: “Trí tuệ nhân tạo và trí tuệ của trái tim: để đạt được sự giao tiếp trọn vẹn của con người”. Hy vọng rằng, chúng ta sẽ nhận được Huấn từ của vị Cha chung một cách cụ thể nhất, chỉ đường cho chúng ta biết nên làm gì cho thích ứng với cuộc sống hiện đại này, sống sao cho xứng là con cái dân Chúa.
Bài: Têrêsa Minh Hà (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 01/2025: Cầu cho quyền được giáo dục
-
Ba đạo sĩ là ai? -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ hai Năm Sự Vui - Đức Mẹ đi viếng bà Êlisabét -
Phó Chánh án Tòa Ân giải Tối cao: Tòa giải tội, Cửa thánh cho tâm hồn -
Bức thư năm 2025 từ Taizé: Hy vọng vượt trên mọi hy vọng -
Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem -
Giáng sinh trong thời chiến -
Bừng sáng Tình Yêu -
Chút suy tư mùa Giáng sinh 2024 -
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19