London 2012: Di sản Olympic và những khát vọng lớn lao
WHĐ (15.08.2012) / Vatican Radio – Khi vận động viên chạy cự ly dài người Ethiopia Meseret Defar chạm mức đến và đoạt huy chương vàng Olympic, điều đầu tiên cô làm là giơ cao tấm ảnh Đức Trinh Nữ và Chúa Giêsu –mà cô mang theo trong từng bước chạy của cuộc đua 5000 mét– để dâng lời cầu nguyện và tạ ơn, lòng tràn ngập niềm vui.
Khi Katie Taylor, nữ vận động viên quyền anh người Ailen 26 tuổi, được công bố thắng cuộc và đoạt huy chương vàng Olympic trong hạng cân của mình, lời đầu tiên của cô là tạ ơn Thiên Chúa và Chúa Giêsu.
Meseret, một Kitô hữu Chính Thống, và Taylor, một Kitô hữu thuộc Giáo hội Ngũ Tuần, chỉ là hai điển hình của một hiện tượng không hề được nhắc đến tại Thế vận hội Olympic. Đó là hành động thể hiện niềm tin của các vận động viên, rất công khai và mộc mạc, tại Thế vận hội Olympic London 2012. Từ việc đơn giản là làm dấu thánh giá đến việc quỳ xuống cầu nguyện, các vận động viên thuộc nhiều tôn giáo khác nhau đã đem đến sân vận động của thế giới mối tương quan cá nhân, riêng tư của họ với Thiên Chúa, trong những khoảnh khắc tạ ơn và ca ngợi thật cảm động.
Đức cha Richard Moth, giám mục giáo phận quân đội Anh, nói: “Có lẽ đối với nhiều người trong chúng ta, đó là một dấu hiệu trong xã hội cho thấy rằng những biểu hiện đức tin công khai nho nhỏ đều vô hại. Đó là một dấu hiệu cho thấy rằng đức tin không chỉ là chuyện cá nhân, nhưng nói một cách rất đơn giản, đó là cơ hội để chúng ta loan báo Tin Mừng, tuyên xưng đức tin và tất cả những điều đó chỉ có thể là điều tốt đẹp!”
Với Thế vận hội Olympic, London đã trở thành một thành phố rất khác với thời điểm 12 tháng trước, khi thành phố này chìm trong một cuộc bạo loạn khốc liệt. Đức giám mục Moth nói rằng ngài hy vọng di sản của Thế vận hội London còn vượt xa hơn những ngôi nhà của vùng Đông London đang được tái thiết, đó là một di sản tuyệt vời. Ngài hy vọng rằng ý thức cộng đồng có được từ Thế vận hội và ngày lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của Nữ hoàng sẽ thấm sâu vào xã hội London.
Và trên hết, ngài khen ngợi các vận động viên vì những cống hiến và tinh thần hy sinh của họ đã giới thiệu cho người trẻ ở Anh ngày hôm nay những mẫu gương lành mạnh hơn, thay cho một nền văn hóa say mê thần tượng rất phổ biến và đôi khi làm mất nhân phẩm. Ngài nói, họ đã chỉ cho chúng ta thấy rằng bao giờ cũng có “điều gì đó lớn hơn cần phải khao khát”.
(Vatican Radio, 12-08-2012)
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19