Hiện tại trong ngục tù
“Ít ái dục để giữ tinh
Ít lời để giữ khí
Ít tư lự để giữ thần.
Quá khứ thì đã qua
Tương lai thì chưa tới
Chỉ có phút HIỆN TẠI
Biết vậy nên tu tập
Không động, không chuyển lay.”
Bài thơ trên của vị thi sĩ ẩn danh được viết bằng phấn sau cánh cửa phòng biệt giam trại B34 quận 5, Sài gòn. Trong cảnh bị biệt giam không ánh mặt trời, bị chia cắt khỏi người thân và bạn hữu, bị hiểu lầm và kết án bất công; sống trong cảnh cơm không đủ ăn, nước không đủ uống; ngày ngày đối diện với sự sợ hãi, sự cô đơn và nhất là phải chấp nhận một thực tế về một tương lai đen tối.
Bài thơ như khơi dậy cho người tù lương tâm hiểu rõ chân lý ngàn đời mà cả kiếp người rong ruổi kiếm tìm: Hiện tại – chỉ hôm nay thôi, thế là đủ. Đừng cố xót xa bám víu vào quá khứ. Dù quá khứ có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa, dù nó có tươi vui hay lắm ưu phiền, thì chúng cũng đã chết rồi. Cũng vậy, đừng quá mong chờ vào tương lai. Vì tương lai sẽ không thể lấp đầy cho những khát vọng, hoài bão của mình. Tương lai không làm chủ cuộc đời ta. Nó chỉ đánh lừa ta ra khỏi hiện tại, làm ta quên đi con người thật, hoàn cảnh thật, và giá trị thật mà mình đang sống với tất cả con người xương thịt của mình. Trong căn phòng biệt giam đen tối ấy, Hiện Tại đã tỏa chiếu và xóa tan bao u uẩn, lo âu, hối hận, cũng như bao mộng tưởng chờ mong. Trong chính căn phòng đen tối ấy, giá trị của sự thật được hiển hiện rõ nét: giới hạn, mong manh, đau khổ, chia lìa là rất thật, nhưng chúng cũng chỉ được gói gọn trong hôm nay, ngày này mà thôi. Mọi sự thế là đủ cho hôm nay, trong căn phòng này. Vì dù một giây cũng đã là quá khứ, và ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến!
Sống hiện tại như là lời mời chân thật nhất để ta trở lại với chính mình, với con người thật của mình, và sống trong hoàn cảnh mình đang sống. Sống với chính mình tức là đón nhận những ưu điểm và những giới hạn bằng cách nhìn thật vào lòng mình để trở về với hiện tại. Sống cho con người của mình là dù có đó những giới hạn, nhưng không ai có thể sống thay ta được, không ai có thể lấp đầy những giới hạn ấy của ta được. Ta hãy sống cho ta với những gì ta đang có trong hiện tại. Và cuối cùng, sống trong hoàn cảnh mình đang sống tức là sống tròn đầy vào vị trí ấy, hoàn cảnh mà ta đang sống, dù tự do hay tù đày.
Hãy chấp nhận thực tế hiện tại (dù khổ đau, mất mát, chia xa) để thấy được rằng dù ta có ước ao với bao mộng đẹp, với bao hoài bão ta cũng không thể sở hữu tất cả chúng được. Đời người vẫn là những giới hạn bất toàn: cố vươn lên, cố chụp lấy, cố giữ lại nhưng kết quả cũng chỉ là không. Chấp nhận những giới hạn này là chấp nhận hiện tại; và chính khi sống trong giây phút hiện tại ấy, ta mới thấy phong phú và tròn đầy vì ta lại tìm gặp con người thật của ta – chỉ sống cho hôm nay mà thôi. Vì dù một giây cũng đã là quá khứ, và ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến! Một môn sinh hỏi thầy mình:
- Thưa thầy, làm thế nào để con đạt được đời sống vĩnh cửu?
- Đời sống vĩnh cửu là hiện tại bây giờ.
- Nhưng bây giờ con đang sống mà, vậy nó có phải là vĩnh cửu không?
- Không.
- Tại sao?
- Vì con không từ bỏ quá khứ.
- Quá khứ đâu có gì xấu đâu mà phải từ bỏ thưa thầy?
- Từ bỏ quá khứ không phải vì nó xấu, nhưng vì nó đã chết rồi.
Quá khứ đã chết rồi tại sao ta còn bám víu, ôm lại, và ray rứt hối tiếc? Phải chăng vì ta sợ bị mất chúng? Sợ độc hành? Trong căn phòng biệt giam đen tối ấy, dù nỗi lo sợ cho sự mất mát, cho sự bị lãng quên, và cho sự chia cắt đến đâu đi chăng nữa, thì thực tế vẫn là bốn bức tường đen ngòm. Cũng chính trong căn phòng biệt giam ấy, dù nỗi lo sợ cho một tương lai bấp bênh, chao đảo có lớn lao đến mấy đi chăng nữa, thì trong “cái hộp” đen tối ấy, người tù vẫn phải đối diện với chính lòng mình, với con người mình, và với hoàn cảnh mình đang sống. Quá khứ hay tương lai cũng chỉ được gom lại trong “cái hộp” đen tối ấy mà thôi. Ngay trong cái hộp” ấy, trong chính hoàn cảnh ấy, giá trị của tự do, của hiện tại trở nên hoàn mỹ nhất. Người tù không cần phải kiếm tìm gì khác ngoài sống với chính lòng mình, cho con người thật của mình, và trong hoàn cảnh thật của mình. Xin mượn bài thơ sau để kết thúc bài chia sẻ:
“Sống là động mà không xáo động
Sống là thương mà chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.”
Br. Huynhquảng
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19