Giáo xứ Vinh Sơn 6: Tháng Hoa - tản mạn về Ban cắm hoa
TGPSG -- Vào những thế kỷ đầu, Hoa được coi là Nữ thần của mùa Xuân. Vì thế, tháng Năm, tháng khởi đầu Mùa Xuân, người Rôma có tập tục tổ chức ngày lễ tôn kính Hoa cũng là tôn kính Nữ thần mùa Xuân. Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
Thánh Philipphê Nêri, vào ngày 1 tháng 5, đã quy tụ các trẻ em chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Người dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.
Ngoài ra, hoa lá gợi lên cho chúng ta sức sống của thiên nhiên. Nó gợi cho chúng ta thấy vẻ đẹp của công trình tạo dựng vũ trụ mà Thiên Chúa đã tặng ban cho con người, điểm tô và chăm sóc: “Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi;thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy.” (Mt 6,28-29)
Giáo Hội sử dụng hoa lá để trang hoàng cho phụng vụ và chúng cũng là một phần của phụng vụ thánh. Cắm hoa là để trang hoàng cho bàn thờ và làm nổi bật gian cung thánh – trung tâm của nhà thờ. Cắm hoa phía trước bàn thờ, không được cao hơn bàn thờ, là vừa để dâng kính Thiên Chúa, vừa để trang trí cho nghi lễ thêm trang trọng và sinh động. Vì thế, việc cắm hoa bàn thờ rất quan trọng, bởi nó là một phần của nghệ thuật thánh và giúp con người ca ngợi Thiên Chúa. Quan trọng hơn nữa là người cắm hoa ý thức mình đang góp phần trong công việc phụng vụ để làm sáng danh Thiên Chúa. Ai cũng biết chuyện trang trí bàn thờ, cung thánh bằng hoa tươi - không sử dụng hoa giả - Chính điều này đã khơi gợi sự sáng tạo trong nghệ thuật cắm hoa phụng vụ:
“Chúc tụng Chúa đi, cỏ hoa mọc cõi trần ai.” ( Dn3,76)
- Hoa màu hồng / đỏ: tượng trưng cho sự nhiệt huyết và lòng mến nồng nàn.
- Hoa màu trắng: tượng trưng cho sự trong sạch khiết trinh.
- Hoa màu tím: tượng trưng cho những ân sủng trong khổ đau.
- Hoa màu vàng: tượng trưng cho niềm tin sắt đá và sự hiếu thảo.
- Hoa màu xanh: tượng trưng cho sự bình yên, niềm cậy trông và hy vọng.
Chị Hòa - trưởng ban cắm hoa giáo xứ Vinh Sơn 6 - cho biết: “Một tuần có 2 buổi cắm hoa và trong những ngày Đại Lễ thì 05giờ sáng là có mặt ở chợ hoa Hồ Thị Kỷ lớn nhất Sài gòn để chọn ra những bông hoa chuẩn nhất. Công việc tuy rất nhỏ bé, nhưng đòi hỏi sự hy sinh trường kỳ và phải cảm nhận được rằng ở đây không chỉ là những bó hoa đơn giản mà là những tác phẩm nghệ thuật, được tạo nên từ hoa và lá. Nó không đơn giản là trang trí mà thổi hồn phụng vụ cho hoa. Nó cũng cần nhiều tình mến và sự sáng tạo không rập khuôn và luôn có ý tưởng mới. Mọi công việc phụng vụ đều nhằm tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người. Từng tác phẩm là lời tri ân Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ xinh đẹp này, nó cũng là tiếng mời gọi cộng đoàn chung lời tạ ơn Thiên Chúa, Mẹ Maria và các Thánh.”
tại giảng đài, 04 mùa hoa lá thay đổi
Tôi thật sự khâm phục ban cắm hoa về độ khó của cắm hoa theo chủ đề Tin Mừng của từng tuần và theo các mùa trong năm : mùa Thường niên, mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Dường như trong tâm hồn họ đã gắn kết thật chặt với Thiên Chúa. “Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng! Amen” (Rm 11,36 )
Bài & Ảnh: Trần Xuân Hãn (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Những trái tim cùng nhịp đập
-
Ba tôi là máng thông ơn Chúa -
Người Thầy chân chính -
Thiên Thảo Đường: Điểm Hẹn của Người Nghèo -
Ơn gọi và ký ức về Bố -
Chiếc khăn thổ cẩm của Mẹ -
Có Chúa trong đời tôi -
Chiếc mền nhung phủ ấm tim con -
Viết cho người cùi, cho bạn, cho tôi... -
Các thiên thần nhỏ trong cô nhi viện
bài liên quan đọc nhiều
- Hãy ký thác đường đời cho Chúa
-
Giáo lý viên giáo xứ Tam Hải: Bốn mùa Chúa đổ hồng ân -
Nụ hôn của Chúa Giêsu: Bài học từ một cậu bé giúp lễ -
Gia đình Giáo lý viên -
Thách thức của Tình yêu -
Ba ơi, Con đã về! -
Chúa vẫn chờ đợi -
Em là thiên thần trong mắt tôi -
Ký sự: Vương quốc Nhân Ái -
Khôn ba năm - Dại một giờ