Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ Bế giảng - Tổng kết năm học Giáo lý 2023-2024
TGPSG -- “Sống yêu thương, hiệp nhất với nhau, là chúng ta đã biểu lộ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong ngày sống của chúng ta.”
Đó là lời nhắn nhủ của Linh mục (Lm) Giuse Lê Hoàng Tuấn, Tuyên úy Xứ Đoàn Thánh Tâm, giáo xứ Gia Định, khi ngài dâng thánh lễ Tổng kết năm học giáo lý của thiếu nhi vào lúc 8g45 ngày Chúa nhật 26/05/2024 tại giáo xứ Gia Định, hạt Gia Định.
Hôm nay, giáo xứ cũng rất vui mừng vì có 27 em đang học Giáo lý lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, trong đó có 2 em chuẩn bị được Rước lễ lần đầu cùng với các bạn khác vào ngày 02/06/2024.
Đầu Thánh lễ, Lm Giuse ngỏ lời: Hôm nay Giáo hội mừng kính trọng thể mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba ngôi hiệp nhất trong cùng một Chúa. Chính Thiên Chúa Ba Ngôi đồng hành, hiện diện với dân Do Thái, năm xưa, qua thời Chúa Giêsu và đến hôm nay, Thiên Chúa vẫn hiện diện với nhân loại để nâng đỡ, giúp con người sống cuộc đời gần gũi với Thiên Chúa.
Lm chủ tế mời mọi người cầu nguyện: “Xin Chúa cho chúng ta, khi tuyên xưng Chúa Ba Ngôi cảm nhận được Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, luôn nâng đỡ và giúp chúng ta sống bình an trong cuộc sống này.”
Đặc biệt hôm nay có nghi thức Rửa Tội cho 27 em thiếu nhi được gia nhập vào Hội Thánh Chúa. Qua Bí tích Rửa Tội các em được tháp nhập vào ân sủng của Chúa, cảm nhận được sự sống thần linh của Chúa trong tâm hồn mình. Xin hiệp lời cầu nguyện cho các em luôn biết gọi Chúa là Cha như thánh Phaolô tông đồ đã từng nhắn nhủ.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Trong bài giảng lễ ngài chia sẻ: “Hôm nay các thiếu nhi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trong Thánh lễ tổng kết năm học đúng vào ngày trọng kính Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cùng nhau suy niệm mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm không hiểu hết được vì … vượt lên trí hiểu của con người”.
Theo toán học thì 1+1+1=3 nhưng với Chúa Ba Ngôi thì 1+1+1=1. Chúa Giêsu nói có một Thiên Chúa thôi, nhưng có ba ngôi. Điều này thật khó hiểu nhưng người Kitô hữu cảm nghiệm rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi luôn hiện diện trong nhân loại.
Qua bài đọc 1, trích sách Đệ Nhị Luật, Môsê nói Dân Do Thái được Thiên Chúa yêu thương chọn làm dân riêng của Chúa và được Ngài yêu thương chăm sóc từng ngày. Như vậy Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động trong nhân loại thời Cựu Ước với hình ảnh Ngôi Cha
Bước sang thời Tân Ước, Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động nơi Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đến trong trần gian, đi giữa các môn đệ, tiếp tục đồng hành, cho người ta cảm nhận Thiên Chúa luôn ở với họ.
Và khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Thánh Thần là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi hoạt động rõ nét trong Giáo hội cho đến hiện nay.
Trước khi Chúa Giêsu về Trời, Ngài nói với các môn đệ “Hãy đi và làm cho người ta trở thành môn đệ của Thầy” nghĩa là làm cho người ta đón nhận sự sống của Chúa Ba Ngôi nhờ vào phép Rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (Mt 28,19-20).
Lát nữa đây, 27 em trong giáo xứ sẽ được nhân danh Chúa Ba Ngôi để rửa tội, để được đón nhận sự sống thần linh của Chúa. Khi đón nhận phép Rửa Tội mọi người sẽ được đón nhận Chúa Thánh Thần vào chính tâm hồn mình.
Để giúp các em hiểu, Lm Tuyên úy dùng hình ảnh của NƯỚC ở 3 thể khác nhau là cục đá, là nước, là hơi nước để diễn tả sự hiện diện Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống này như là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi đón nhận Thiên Chúa Ba Ngôi thì chúng ta đón nhận chỉ một Chúa. Một sự thống nhất mà Thánh Phaolô trong bài đọc nói hoạt động của Chúa Thánh Thần chính là hoạt động của Chúa Ba Ngôi trong thời đại này, để chúng ta cảm nhận chúng ta là con, gọi Thiên Chúa là Cha: Abba, Cha ơi!
Để cảm nghiệm rõ hơn nữa, ngài gợi nhớ 2 bài hát: “Cả nhà thương nhau” và “Ba ngọn nến lung linh” Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba… Ba ngọn nến lung linh…thắp sáng một gia đình. Những ngọn nến được thắp lên cùng một chất thể, cùng một sức nóng.
Tuy không “hiểu” rõ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nhưng mỗi người đã từng “sống” mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi tức là sống yêu thương thống nhất như Chúa Ba Ngôi. Thống nhất là vâng lời, không cãi nhau. Trong gia đình, cha mẹ, các con cùng thống nhất với nhau thì gia đình đó thắp sáng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi yêu nhau thì họ cảm thấy họ giống nhau, nghe nhau, trở nên một với nhau.
Ngài nhắn nhủ các thiếu nhi: Muốn sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thì phải giống Chúa, phải ngoan ngoãn, lắng nghe nhau và thống nhất với nhau. Nếu ba mẹ nói các con không nghe thì không còn thống nhất, và nến sẽ không còn cháy sáng. Để thực hiện điều này, đôi lúc không phải dễ. Nếu có những lúc các thiếu nhi cảm thấy mình khó thực hiện, khó ngoan ngoãn, khó vâng lời thì ngài khuyên các thiếu nhi hãy xin Chúa thánh hóa và nhắc nhở.
Ngài kết: Khi làm dấu thánh giá là ta tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin Chúa cho các thiếu nhi sống ngoan ngoãn với nhau, thống nhất với ba mẹ, yêu thương nhau. Cho dẫu mọi người không hiểu rõ tường tận, nhưng xin Chúa Ba Ngôi thánh hóa để mọi người trở thành những con người thống nhất, trở nên một với nhau, yêu thương nhau.
Xin cho mọi người biết sống yêu thương hiệp nhất với nhau, đó là mỗi người đã biểu lộ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong ngày sống của bản thân mình
Sau bài giảng là nghi thức ban Bí tích Rửa Tội cho 27 thiếu nhi.
Lm chủ tế nhắc nhở trách nhiệm của các phụ huynh và các cha mẹ đỡ đầu. Đặc biệt khi cha mẹ đỡ đầu nhận nến sáng được thắp từ cây nến Phục Sinh, các vị cần được thắp sáng ngọn nến đức tin của mình để ánh sáng ấy dẫn con em mình đi trong ân sủng của Chúa, mỗi ngày giống Chúa hơn. Xin các phụ huynh luôn ý thức vai trò người cầm nến sáng, luôn làm gương sáng cho con em mình để giáo xứ và các thiếu nhi được sống trong ân sủng và niềm vui của Chúa.
Sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhìn các em thánh thiện trong chiếc áo choàng trắng, mọi người cảm nhận niềm vui và xúc động dâng trào, thầm nguyện cho tâm hồn em luôn mãi trong trắng.
Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Sau thánh lễ là Tổng Kết Năm học Giáo lý.
Trước khi phát thưởng cho các em xuất sắc, Lm Tuyên úy nhắc nhở “ Nghỉ Hè chỉ là tạm ngừng việc học giáo lý, nhưng các em vẫn đến với Chúa trong Thánh lễ vì ngày nào xa Chúa là ngày các em mất niềm vui”. Nghỉ hè chứ không nghỉ “theo Chúa”, ngài ước mong sau thánh lễ bế giảng hôm nay, các em vẫn đến với Chúa để Chúa chúc lành cho các em. Ngài muốn các em và các huynh trưởng cùng quyết tâm: Đến với Chúa, vẫn đi lễ đầy đủ, đến với Chúa để niềm vui của các em luôn tròn đầy.
Ước mong lời hứa của các em và huynh trưởng được thực hiện tốt đẹp.
Bài & Ảnh: Xuân Nguyên (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Giáo xứ Tam Hải khai mạc năm thánh kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ (1955 - 2025)
-
Thánh lễ kỷ niệm 16 năm cung hiến thánh đường giáo xứ Tân Phú Hòa -
Mùa bội thu cho Giáo Hội Việt Nam -
Lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam - Bổn mạng Đoàn TNTT giáo xứ Hòa Hưng 2024 -
Thánh lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Bùi Môn -
15 năm người trẻ Vinh Sơn - Nghĩa Hòa kết nối và dấn thân phục vụ -
Mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng giáo xứ Đồng Tiến -
Lễ kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn Mạng Ca Đoàn Hiệp Nhất -
Ca đoàn Tình Thương, Tân Phước mừng lễ Bổn mạng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -
Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại giáo xứ Bùi Phát - 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo xứ Nhân Hòa: Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm mừng bổn mạng
-
Giáo xứ Tân Việt: Bổn mạng Ban Lễ Sinh -
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: Thánh lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Bổn mạng giáo xứ -
Giáo xứ Đông Quang: Lễ sinh mừng Bổn mạng - 2023 -
Giáo xứ Tân Thành - TSN: Mừng lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời - 2023 -
Giáo xứ Gia Định: Thánh lễ Tạ ơn 28 năm hồng ân của Linh mục Chánh xứ -
Giáo xứ Thị Nghè: Lãnh nhận Hồng ân Chúa Thánh Thần -
Giáo xứ Hoàng Mai: Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Lộ Đức 2023 -
Giáo xứ Thăng Long: Niềm vui ơn Chúa Thánh Thần - 2023 -
Giáo xứ Bắc Dũng: Bữa cơm của Chúa