Đức Thánh Cha: Tình yêu Chúa Cha mạnh hơn mọi quyền thế gian
Mở đầu, Đức Thánh Cha nhận xét rằng nhờ kinh nghiệm cá nhân, thánh I-nhã nhận ra mỗi Kitô hữu đều phải chiến đấu để vượt qua cám dỗ khép kín chính mình, để tình yêu Chúa Cha có thể ở trong mỗi người, và từ đó nhận ra cuộc sống thực sự là một ân ban từ Chúa.
Ngài nói: “Qua cái chết và sự phục sinh, Chúa Giêsu đã chiến thắng cuộc chiến này. Bằng cách này Chúa Cha đã mặc khải cho chúng ta một lần và mãi mãi rằng tình yêu của Người mạnh mẽ hơn bất kỳ quyền lực nào của thế gian”.
Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, có được chiến thắng này và biến nó thành hiện thực vẫn còn là một thách đố. Bởi vì con người tiếp tục bị cám dỗ khép mình lại trước ân sủng đó, sống theo đường lối thế gian trong ảo tưởng có toàn quyền và làm được mọi sự. Mọi cuộc khủng hoảng hiện nay đều có nguồn gốc từ việc từ chối thuộc về Thiên Chúa và thuộc về nhau.
Đức Thánh Cha chỉ ra, trong cuộc chiến này, Giáo hội giúp các tín hữu bằng nhiều cách: các truyền thống và giáo huấn, các thực hành cầu nguyện và xưng tội, các cử hành Thánh Thể thường xuyên là các “kênh ân sủng” mở ra để chúng ta đón nhận ân ban Chúa tuôn để trên mỗi người. Và trong các truyền thống của Giáo hội có các bài tập linh thao của thánh I-nhã.
Đức Thánh Cha giải thích về truyền thống này: Một khoá linh thao khác với một kỳ nghỉ dưỡng, vì linh thao không tập trung vào chính mình nhưng là Chúa, Mục Tử Nhân Lành; Linh thao là thời gian Đấng Tạo Hoá nói trực tiếp với thụ tạo của Người; Tình yêu và phục vụ là hai trục của linh thao; Trong thời gian này Chúa Giêsu đến gặp gỡ chúng ta, phá vỡ xiềng xích để chúng ta có thể bước đi với Người như các môn đệ, như trong trường hợp Chúa chữa người bị bại liệt ở hồ Bếtdatha.
Trong phần giới thiệu, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tựa đề của cuốn sách và nhấn mạnh đến việc trước hết thuộc về Thiên Chúa và sau đó là công trình sáng tạo và anh chị em, đặc biệt những người đang kêu đến chúng ta. Ngài nói: “Tôi muốn nhắc đến hai cuộc khủng hoảng lớn trong thời đại chúng ta: phá hoại ngôi nhà chung và tình trạng di cư hàng loạt. Cả hai đều là triệu chứng của các khủng hoảng không thuộc về. Vì thế, tôi muốn Giáo hội tái khám phá hồng ân truyền thống hiệp hành, để mở lòng ra cho Thánh Thần, Đấng nói trong Dân Chúa, toàn thể Giáo hội trỗi dậy và bước đi, ca ngợi Thiên Chúa và góp phần cho việc ngự đến của Vương quốc Người”.
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem
-
Giáng sinh trong thời chiến -
Bừng sáng Tình Yêu -
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19