Chứng từ của niềm tin Phục sinh
Đoạn Tin mừng ngày lễ Phục sinh, Ga 20,1-9, trình bày cho chúng ta cách thức mà những người môn đệ đầu tiên tiếp cận với biến cố phục sinh của Chúa. Họ trở thành những chứng nhân đầu tiên của Tin mừng Phục sinh. Thật là hữu ích khi tìm hiểu về chứng từ của họ.
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Maria Magdala đã đi ra mộ, bà nhìn thấy ngôi mộ trống, còn Thầy thì không có ở đó nữa, nên bà chạy đi báo cho các môn đệ.
Được tin, hai môn đệ là Phêrô và Gioan liền chạy ra mộ. Đến nơi thì họ cũng thấy một ngôi mộ trống. Tất cả những gì nhìn thấy được liên quan đến sự phục sinh của Chúa chỉ có vậy. Tất nhiên Tin mừng có nói về tấm khăn liệm, nhưng tôi coi đó là yếu tố phụ.
Tác giả Tin mừng đã không thêu dệt theo kiểu các nhà viết sử có định hướng, như chúng ta thường gặp ở đâu đó. Tác giả Tin mừng đã viết rất thật, tả lại sự kiện như nó xảy ra, không thêm không bớt. Thậm chí, họ còn thừa nhận bản thân họ cũng “chưa hiểu rằng theo Kinh thánh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết”. Theo cách đó, họ trở thành kẻ đáng tin, vì họ chân thật.
Nếu người ta coi ngôi mộ trống là bằng chứng của sự phục sinh thì điều đó sẽ làm cho chúng ta thất vọng. Ngôi mộ trống chỉ làm chứng rằng thân xác Chúa đã không còn ở đó nữa mà thôi. Chúng ta đừng mong tìm một bằng chứng khả giác về phục sinh.
Vậy thì tại sao không có bằng chứng nào về sự phục sinh?
Thưa rằng mầu nhiệm phục sinh là đối tượng của đức tin, chứ không phải đối tượng của khoa học. Người ta không thể thấy và xác minh cuộc phục sinh. Bởi vì mầu nhiệm này quá lớn lao, vượt quá trí hiểu của con người.
Tôi tin Chúa đã phục sinh bởi vì tôi tin, thế thôi, như Gioan đã thấy khăn liệm và ông tin. Đó là một ơn ban. Điều này không thể giải thích theo cái nhìn khoa học.
Có một điều chúng ta có thể rút ra là: Niềm tin vào sự phục sinh gắn liền với lòng mến. Ba chứng nhân đầu tiên của mầu nhiệm phục sinh là những kẻ đầy lòng yêu mến Thầy mình.
Maria ra mộ từ sáng sớm. Đối với bà đó là công việc quan trọng nhất trong ngày. Đi ra với Thầy mình, giờ chỉ còn cái xác. Thiết nghĩ không có sự trung tín nào bằng.
Khi không thấy xác Thầy thì bà chạy đi báo cho các môn đệ. Hai môn đệ nghe tin liền chạy ra mộ. Tình yêu thể hiện qua hành động: chạy. Trẻ con thường chạy, nhưng người lớn chạy là điều nghiêm trọng.
Người nào yêu nhiều thì chạy nhanh hơn. Tin mừng nói Gioan chạy đến mồ trước, có thể vì ông trẻ hơn, nhưng tôi nghĩ là vì ông yêu Chúa nhiều hơn. Người môn đệ yêu nhiều thì tin trước hết.
Hai người kia chưa tin liền, nhưng họ có những bước đi tiệm tiến. Ban đầu họ chưa hiểu lời Kinh thánh nói về Chúa sẽ phục sinh, đến sự kiện ngôi mộ trống, rồi những lần gặp Đấng phục sinh, cuối cùng họ tin. Một niềm tin được thể hiện bằng lòng yêu mến gắn bó với Thầy mình.
Tôi tưởng đó là chứng từ của niềm tin Phục sinh. Chứng từ của niềm tin Phục sinh không phải là ngôi mộ trống, nhưng là diễn tiến niềm tin nơi các môn đệ đầu tiên tiếp cận với cuộc phục sinh của Chúa.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19