Bữa cơm thanh đạm
Cuối dịp nghỉ lễ và cận ngày Trung Thu, tôi đến thăm và dùng cơm với một gia đình giáo viên có 3 con. Bữa ăn tối đạm bạc nhưng chan chứa tình bằng hữu và bầu khí gia đình. Thật ngạc nhiên khi thấy sau bữa cơm, cháu trai út mới 4 tuổi mà đã làm dấu thánh giá và râm ran đọc kinh Sáng danh với bố mẹ, anh chị.
Cứ mỗi lần đến thăm gia đình này là tôi lại thấy sự đổi mới nơi các cháu: cao hơn, tích lũy thêm kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, kỹ năng... Không thấy bằng chứng nhận “gia đình văn hóa” treo trên tường, nhưng tôi cảm nhận chất văn hóa trong mái ấm này, nhất là nơi ba đứa trẻ.
Bố mẹ các cháu rất quan tâm đến việc đào luyện và nâng cấp tri thức cho các cháu – cũng dễ hiểu vì mẹ là giáo viên mà! Nhưng có lẽ nhờ phụ huynh tập chú đào luyện nhân cách cho con cái, nên tôi thấy nơi lối ứng xử của các cháu hoa trái của “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bậc thang giá trị trong giáo dục gia đình này không lệ thuộc vào tiền bạc cho bằng Tâm gia: cái tâm của cha mẹ biết lấy lễ nghĩa gia phong làm trọng tâm. Thiếu vun trồng cái Tâm gia này, khi các trẻ vào đời, dù cho túi đầy tiền và bụng đầy chữ đi nữa, thì vẫn thiếu cái cốt lõi của đạo làm người, Nhân đạo.
Cả ba “chân bếp” - gia đình, nhà trường và xã hội - đều cần thiết quân bình, bố cục hợp lẽ, để hun đúc, rèn luyện một thế hệ thanh thiếu niên, tương lai của xã hội và Giáo hội Việt Nam. Nhà trường/nhà xứ và xã hội không thể thay thế gia đình, mà sứ mạng giáo dục và định hướng cho con cái đã được trao phó cho cha mẹ. Thiết nghĩ mái ấm gia đình đậm chất văn hóa sự sống và muối men Phúc âm có thể bổ khuyết những lỗ hổng về giáo dục nhân cách do nhà trường và xã hội để lại nơi trẻ, nhưng xã hội và nhà trường thì bất khả thay thế vai trò của cha mẹ trong gia đình.
Mong sao các bậc làm cha mẹ ý thức và biết đầu tư cân đối về cả ba lĩnh vực cần giáo dục con em mình là thể dục, trí dục và đức dục, để xây đắp cách toàn diện những người trẻ có khả năng kế thừa văn hóa và tinh hoa của dân tộc, đồng thời phát triển lòng Nhân trong xã hội.
Chứng kiến sự phát triển thể-trí-đức của con cái là niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ, đồng thời cũng là niềm vui cho những người góp phần vun trồng Tin Mừng nơi các gia đình như anh chị em chúng tôi.
Niềm vui bất ngờ là bữa cơm gia đình đơn sơ trong tiếng nói cười của trẻ thơ, đối với tôi, lại trở nên món quà mà Chị Hằng gửi tặng trong mùa trăng tròn - nghĩa tình - tháng Tám âm lịch năm nay.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19