Trường Chuyên Biệt Gia Định: những tấm lòng vàng
Lễ Khai giảng năm học mới 2009-2010 tại trường Chuyên biệt Gia Định
Hòa với niềm vui chung của cả nước, chào mừng ngày Hội Đến Trường, vào lúc 8 giờ sáng ngày 07/09/2009 trường Chuyên biệt Gia Định tổ chức lễ Khai giảng năm học mới lần thứ 20. Từ sáng sớm, các phụ huynh đã đưa các em đến trường trong cơn mưa bão và ở lại tham dự lễ khai giảng với các em.
Sau hồi trống khai trường, các em bắt đầu năm học mới bằng chương trình văn nghệ bỏ túi với các màn trình diễn vui, sôi động làm ấm bầu khí, quên đi cái giá lạnh, ảm đạm bên ngoài vì trời mưa bão.
Năm nay, trường tiếp nhận 76 em học sinh từ 3 đến 16 tuổi với 9 lớp học. Số giáo viên là 28, tính ra tiêu chuẩn hơi cao, một giáo viên hướng dẫn ba em; thật ra, đối với các em tự kỷ hay các em mới đến trường, thường thì một giáo viên phụ trách một em.
Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường
- Tạo cơ hội cho các em có điều kiện hội nhập cộng đồng tối đa trong khả năng phù hợp.
- Can thiệp sớm cho những trẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt dành cho các em có nguy cơ tự kỷ.
- Phát triển kỹ năng học đường cho các em có khả năng.
- Phát triển kỹ năng sống, tiền hướng nghiệp cho các em độ tuổi 15.
Quá trình thành lập
Trường Chuyên biệt Gia Định (trước đây mang tên Thánh Mẫu) là một cơ sở hoạt động xã hội của giáo xứ Gia Định, do linh mục Chánh xứ Antôn Phùng Quang Mạnh thành lập từ năm 1991. Khởi đầu trường chỉ có một lớp học với 8 em học sinh, lớp học hoàn toàn miễn phí. Kinh phí do giáo dân trong giáo xứ đóng góp.
Số học sinh tăng thêm mỗi năm. Cha xứ đầu tư rất nhiều vào công tác này, xây thêm cơ sở đáp ứng nhu cầu giảng dạy và phù hợp với chương trình giảng dạy ngoại khóa.
- Sinh hoạt ngoài trời - Phát triển thân thể, cơ bắp - Bơi lội - Xã hội hoá
- Vận động với âm nhạc - Hoạt động trị liệu - Tâm lý vận động
- Phát triển năng khiếu: vẽ, hội hoạ làm quen màu sắc, đàn, múa hát, vi tính …
- Sinh hoạt trong các lớp hướng nghiệp: kỹ năng cuộc sống, tự phục vụ, nấu ăn
- Thủ công: dệt, may, thêu
Khi cơ sở đã phát triển và được nhiều người biết đến, trường nhận thêm sự giúp đỡ của các trường nước ngoài về việc huấn luyện, nhờ đó các giáo viên được gửi đi tu nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn. Trường cũng nhận các sinh viên trong và ngoài nước đến để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy. Các giáo viên được mời đến chia sẻ kinh nghiệm cho các trường cao đẳng và đại học, ngành giáo dục đặc biệt Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Trường được duy trì và phát triển đến ngày hôm nay là do tấm lòng của cha Antôn, vị mục tử nhân hiền, luôn quan tâm đến đoàn chiên nhất là các con chiên bất hạnh. Những ngày phải nằm bệnh viện cha vẫn không quên hỏi thăm các em. Ngài thường nhắn nhủ các giáo viên: các em bất hạnh thật đáng thương, các con đừng bỏ trường, hãy thương yêu chăm sóc chúng với trọn tình thương của các con. Vì lời nhắn nhủ đó và vì lòng biết ơn đối với cha Antôn, các giáo viên kỳ cựu quyết tâm ở lại với các em chấp nhận lương không cao, dù có nhiều nơi khác mời với đồng lương chuyên gia.
Cha Antôn mất năm 2004 khi trường được 15 tuổi, với thành quả: nhiều em từ tình trạng không biết làm gì, hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ, nay đã biết tự lo, có thể hội nhập với xã hội, biết lao động với đồng lương tuy chỉ là tượng trưng, nhưng đã là niềm hạnh phúc lớn cho gia đình và cho chính bản thân các em. Các vị tâm sự: đứa con tưởng như bỏ đi nay đã tìm được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống.
Xin ghi lại những dòng này để tưởng nhớ và tri ân tấm lòng một vị mục tử và cũng để mừng sinh nhật của ngài vào ngày 12.09, mặc dù ngài đã về cùng Chúa.
bài liên quan mới nhất
- Giáo chức hạt Sàigòn - Chợ Quán hành hương và họp mặt mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
-
Tĩnh tâm Mùa Vọng & Giáng Sinh của giới Nghệ sĩ Công giáo -
Tháng 11 là tháng báo hiếu -
Ban bác ái Doanh nhân Công giáo thăm quý nữ tu Dòng Kín và Mái ấm -
Gia đình Chăm Sóc Bệnh Nhân liên xứ Sài Gòn cầu nguyện cho các linh hồn -
Ca đoàn Hương Chiều, 49 năm một chặng đường đầy ơn Chúa -
Chuyến đi tĩnh tâm của ca đoàn Cécilia giáo xứ Thánh Linh, Thủ Đức - Kỷ niệm 50 năm thành lập (1974 – 2024) -
Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh hồn và an táng các thai nhi -
Giáo Chức Công Giáo sinh hoạt chuyên đề và mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam -
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cầu nguyện cho Các Đẳng Linh hồn
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
MV “Tình Ngài Thôi Thúc Ta” - một món quà từ người trẻ Việt Nam dành cho Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023 -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Giáo hạt Xóm Mới: Thánh lễ luân phiên Hội Lòng Chúa Thương Xót 2023 -
Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng thăm Hội nghị Toàn quốc Tuyên úy - Huynh Trưởng -
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể - cấp I (Vươn Lên 53) -
Doanh nhân Công giáo trẻ: Bữa ăn Yêu thương ngày 13.11.2023 -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Mái ấm Thiên Ân -
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc