Thông điệp Laudato Si’ hướng đến tương lai hậu đại dịch
WGPSG / Vatican News -- Cách đây 5 năm, ĐTC Phanxicô đã ký một tài liệu tạo ra một bước tiến lớn cho Học thuyết xã hội của Giáo Hội và là tấm bản đồ hướng dẫn xây dựng xã hội công bằng hơn, có khả năng bảo vệ an toàn cho cuộc sống của con người và tất cả loài thụ tạo.
Việc nhớ lại 5 năm Thông điệp Laudato Si’, không chỉ là để kỷ niệm một sự kiện.
Tuần lễ Laudato Si’ - và Năm dành riêng cho thông điệp này - là tiêu biểu cho cách thức cổ võ các sáng kiến, ý tưởng, kinh nghiệm và thực hành nội dung thông điệp.
Những sáng kiến đa dạng này giúp thực hiện những gì mà tài liệu này đang vận động nơi các cộng đoàn trên toàn thế giới, đồng thời cũng giúp ta suy ngẫm về những gì đang diễn ra hiện nay, khi thế giới đang chiến đấu chống đại dịch Covid-19.
Mọi thứ đều được kết nối
Một trong những ưu điểm nơi phần mở rộng của thông điệp này đó là, khởi đi từ nền tảng của mối liên hệ giữa các thụ tạo và Tạo hóa, ta hiểu ra rằng mọi thứ đều kết nối với nhau. Vấn đề môi trường không tách rời khỏi các vấn đề xã hội, biến đổi khí hậu, di cư, chiến tranh, nghèo đói và kém phát triển. Chúng là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng duy nhất - trước khi là khủng hoảng sinh thái, tự cốt lõi đã là khủng hoảng về đạo đức, văn hóa và tinh thần. Đây là một cái nhìn thực tế sâu sắc.
Thông điệp Laudato Si’ không phải phát sinh từ sự hối tiếc muốn quay ngược lịch sử và đưa chúng ta trở lại với phong cách sống tiền công nghiệp. Thay vào đó, nó xác định và mô tả các quá trình tự hủy diệt do việc tìm kiếm lợi nhuận tức thời và việc thần thánh hóa kinh tế gây ra.
ĐTC Phanxicô viết: Căn nguyên của vấn đề sinh thái chính xác hệ tại điều này là, “cách hiểu biết lệch lạc về cuộc sống và hoạt động của con người đã gây tổn hại nghiêm trọng cho thế giới xung quanh chúng ta”.
Chú ý đến thực tế
Muốn bắt đầu lại từ thực tế cụ thể, thì phải tôn trọng tính khách quan của tình trạng con người, khởi đi từ việc thừa nhận tài nguyên trên Trái đất có giới hạn.
Điều đó có nghĩa là phải tránh xa sự tin tưởng mù quáng của "mô hình công nghệ" - coi trọng tư duy kỹ thuật hơn thực tế - vì tư duy kỹ thuật xem thiên nhiên chỉ là một thực tại vô cảm, một tập hợp lạnh lùng, một dữ liệu thuần túy, một đối tượng thực dụng” - ĐTC Phanxicô đã trích dẫn lời của Romano Guardini để khẳng định như thế.
ĐTC nói: Con người luôn can thiệp vào thiên nhiên, “nhưng trong một thời gian dài, sự can thiệp này đồng điệu và tôn trọng khả năng của sự vật. Đó là việc đón nhận những gì thiên nhiên cho phép, như thể đón nhận từ chính bàn tay của nó. Bây giờ, ngược lại, chúng ta là những người chạm tay vào mọi thứ, cố gắng trích xuất mọi thứ có thể được từ chúng và thường xuyên phớt lờ hoặc lãng quên những thực tại trước mặt chúng ta.” (LS, 106).
Vì lý do này, ĐTC viết, "đã đến lúc phải tái quan tâm đến thực tại và những giới hạn mà nó đặt ra, đây là điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn cho cá nhân và xã hội.” (LS 116)
Suy nghĩ lại về tương lai
Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua vì đại dịch đã làm cho tất cả điều này có bằng chứng rõ ràng hơn.
Khi ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi đặc biệt vào ngày 27-3-2020, ĐTC nói: “Chúng ta đã tiến về phía trước với tốc độ chóng mặt, cảm thấy mình mạnh mẽ và có thể làm được bất cứ điều gì. Ham lợi nhuận, chúng ta đã để mình bị cuốn vào mọi thứ và bị dụ dỗ sống hối hả. Chúng ta đã không dừng lại để lắng nghe những lời trách móc, chúng ta không thức tỉnh trước các cuộc chiến tranh hay những bất công trên toàn thế giới, chúng ta cũng không lắng nghe tiếng khóc từ những người nghèo hoặc từ hành tinh ốm yếu của chúng ta."
Trong lúc cầu nguyện tha thiết nài xin ơn chấm dứt cơn đại dịch khiến ta thấy sự mong manh và bất lực của mình, ĐTC Phanxicô nhắc nhở rằng, "chúng ta được mời gọi để nắm bắt giai đoạn thử thách này như: một thời điểm để chọn lựa giữa những gì quan trọng và những gì chóng qua, một thời điểm tách biệt điều thiết yếu ra khỏi những gì không cần thiết.”
Thông điệp Laudato Si’ có thể hướng dẫn ta khi ta định hình lại một xã hội - nơi cuộc sống của con người, đặc biệt là những người yếu đuối nhất, sẽ được bảo vệ; nơi mọi người đều được chăm sóc sức khỏe; nơi con người không bao giờ bị loại bỏ và nơi mà thiên nhiên không bị khai thác bừa bãi, nhưng được vun trồng và bảo tồn cho những người đến sau chúng ta.
Andrea Tornielli (Vatican News) / Thu Phượng chuyển ngữ /Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19
-
Đêm Sài Thành -
Mưa rơi trên vùng đất hạn -
Nhớ về “ngôi nhà thân thương” -
Tự tử và Niềm tin trong thời đại dịch -
Cảm nhận nơi tuyến đầu chống dịch Covid -
Tâm tình Giáng Sinh gửi các tình nguyện viên thân thương -
"Dành bao nhiêu yêu thương để cho đi" -
Hãy tạ ơn Chúa với Thánh Vịnh này khi bạn được khỏi bệnh -
Đại dịch Covid-19 dạy cho chúng ta điều gì?
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh
-
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Lời cầu nguyện khi có thành viên trong gia đình bị bệnh -
Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19 -
5 câu Kinh thánh mang lại niềm hy vọng -
Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ của thời đại? -
Bệnh nhân covid-19 trăn trối với cô y tá: "Tôi sẽ phù hộ cho cô vì những gì cô đã làm” -
Người Công giáo nên làm gì trước dịch bệnh Covid-19 -
Lời cầu nguyện cho Việt Nam trong lần dịch Covid-19 trở lại -
Các ôn dịch nơi Ai Cập cổ đại phơi bày sự thật về các vị thần giả