Nhớ về “ngôi nhà thân thương”
TGPSG -- Quả thật, đại dịch có thể đóng băng mọi sinh hoạt của con người nhưng nó không thể nào đóng băng cửa lòng hay làm cho trái tim ngừng đập những nhịp đập của tình thương, của sự liên đới, của tình hiệp nhất trong gia đình nhân loại.
Nhận được “Thư mời tham dự cuộc hội ngộ” của văn phòng tu sĩ, chị em thiện nguyện chúng tôi ai cũng háo hức. Tạ ơn Chúa, xin tri ân hai vị cha chung đã tạo điều kiện để chúng con có buổi gặp gỡ thân tình và ý nghĩa này. Quả là một ngày hết sức đặc biệt, bởi tôi được sống lại giây phút ngày đầu tiên lên đường thiện nguyện, được ôn lại biết bao kỉ niệm trong đời, được nhớ về “ngôi nhà thân thương” của mình trong nạn dịch; được có cơ hội nhìn kĩ những khuôn mặt mà trước đây chỉ thấy trong bộ đồ bảo hộ. Những cái ôm, những cái bắt tay nhau hỏi thăm nhau thân thiện, những câu chuyện về chống dịch rôm rả được kể lại. Có chị đã chia sẻ: “Hôm nay, đến đây em được gặp những người bạn, dù có thể không cùng ca trực, không cùng khoa, nhưng cùng mang một nhịp đập vì bệnh nhân thân yêu, cùng trải qua ngày tháng khó khăn nhất của đại dịch. Cuộc gặp mặt nghĩa tình như thế này làm em vô cùng xúc động và lại càng nhớ đến “ngôi nhà thân thương” của mình.
Trong buổi gặp gỡ, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng đã chia sẻ sự hồi hộp của ngài khi mời gọi các tu sĩ tham gia thiện nguyện. Ngài mô tả những mong ngóng của mình khi theo dõi hoạt động của các TNV, rất vui mừng vì những hoa trái trổ sinh. Hoa trái cho bệnh nhân, mang lại niềm hy vọng cho họ. Tuy không có chuyên môn y tế nhưng chúng tôi khích lệ tinh thần, giúp họ đón nhận bệnh tật trong bình an. Hoa trái cho Giáo Hội, làm chứng dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu. Ngay cả bản thân tôi cũng nhận được hoa trái cho chính mình. Học được những bài học mà trước đây trong Hội Dòng tôi không học được - kinh nghiệm gặp Chúa. Tôi đã được tiếp xúc với Chúa qua bệnh nhân, lắng nghe được tiếng Chúa qua họ.
Kế đến, cả hội trường đã lặng khi xem video với những hình ảnh tư liệu do ban truyền thông thu thập, hình ảnh những ngày đầu lên đường, hình ảnh chăm sóc bệnh nhân. Cảm động nhất là giây phút chứng kiến bệnh nhân ra đi, lúc đó chúng tôi là người thân duy nhất bên cạnh họ dâng lời kinh tiễn biệt họ lần cuối. Tôi không kìm được nước mắt, tôi thấy đây đó cũng có vài người rơi lệ. Đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được giây phút ấy, giây phút ở bên bệnh nhân, chứng kiến họ giành giật sự sống từng ngày; giây phút chứng kiến bệnh nhân nhập viện nhưng trở về với nắm tro tàn, giây phút chứng kiến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Quả thật đúng như lời Đức Tổng Giuse: “Chính môi trường này anh chị em được thi hành sứ vụ tông đồ cách cụ thể nhất, và có những cảm nghiệm mà chỉ có mình người trực tiếp tham gia mới có kinh nghiệm đó mà thôi”.
Cảm xúc lần đầu tiên lên đường vẫn còn nguyên vẹn. Ngày đầu lên đường thiện nguyện, tôi vẫn nhớ những sợi dây màu đỏ-trắng giăng ngang dọc trong thành phố. Sợi dây mà hầu như mọi người đều ngại ngùng khi đi qua căn nhà hay khu bị cách ly bởi nguy cơ lây nhiễm. Nhiều lắm hình ảnh những người sợ chết đói trước khi chết vì dịch bệnh. Thương lắm! không cầm lòng trước cảnh bệnh nhân thoi thóp trong hơi thở. Tạ ơn Chúa đã cho con được sống lại giây phút đụng chạm đến Đức Kitô nơi bệnh nhân covid trước ngưỡng cửa của sự sống còn. Quả thật, đại dịch có thể đóng băng mọi sinh hoạt của con người nhưng nó không thể nào đóng băng cửa lòng hay làm cho trái tim ngừng đập những nhịp đập của tình thương, của sự liên đới, của tình hiệp nhất trong gia đình nhân loại. Thiết nghĩ sẽ chẳng có loại vaccine nào có thể loại trừ được virus này ngoài vaccine của tình yêu xuất phát từ tái tim của mỗi người. Sẽ chẳng có bộ đồ bảo hộ nào an toàn cho bằng bộ đồ bảo hộ với sự quan phòng của Thiên Chúa.
Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm và có những trải nghiệm đem lại cho chúng ta những cảm nghiệm vô giá, những cảm nghiệm đó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Buổi gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng hết sức ý nghĩa đối với tôi, nó giúp tôi “sống” lại những kinh nghiệm được phục vụ; cảm nghiệm mình được yêu và được mời gọi sống yêu thương. Trong chuyến thiện nguyện, tưởng rằng mình đã cho đi nhưng thực tế là mình đã nhận được quá nhiều. Tôi tin rằng sau buổi gặp gỡ ai cũng sẽ có những bài học cho riêng mình. Với tôi, khép lại một cuộc hành trình không phải là kết thúc nhưng là khởi đầu một hành trình mới. Trở về không phải là đóng cửa tâm hồn mình nhưng là để tiếp tục “ra đi” một lần nữa mang theo những gì đã lãnh nhận được trong những tháng ngày được phục vụ. Ngọn lửa được nhen nhúm và được khơi lên hy vọng sẽ lan được lan tỏa; sự hiện diện và phục vụ âm thầm của mỗi tu sĩ trong đợt thiện nguyện sẽ là lời chứng sống động cho mọi người về sự hiện diện của Đức Kitô đầy yêu thương.
Têrêsa Nguyễn Vui (TGPSG)
(Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục)
bài liên quan mới nhất
- Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19
-
Đêm Sài Thành -
Mưa rơi trên vùng đất hạn -
Tự tử và Niềm tin trong thời đại dịch -
Cảm nhận nơi tuyến đầu chống dịch Covid -
Tâm tình Giáng Sinh gửi các tình nguyện viên thân thương -
"Dành bao nhiêu yêu thương để cho đi" -
Hãy tạ ơn Chúa với Thánh Vịnh này khi bạn được khỏi bệnh -
Đại dịch Covid-19 dạy cho chúng ta điều gì? -
Ca tụng Chúa bằng trót cả tâm hồn
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh
-
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Lời cầu nguyện khi có thành viên trong gia đình bị bệnh -
Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19 -
Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ của thời đại? -
5 câu Kinh thánh mang lại niềm hy vọng -
Bệnh nhân covid-19 trăn trối với cô y tá: "Tôi sẽ phù hộ cho cô vì những gì cô đã làm” -
Người Công giáo nên làm gì trước dịch bệnh Covid-19 -
Lời cầu nguyện cho Việt Nam trong lần dịch Covid-19 trở lại -
Các ôn dịch nơi Ai Cập cổ đại phơi bày sự thật về các vị thần giả