Các ôn dịch nơi Ai Cập cổ đại phơi bày sự thật về các vị thần giả
WGPSG / CE -- Ôn dịch tước đi những gì thừa thãi, tiết lộ sự thật trần trụi.
Trong trình thuật của Kinh Thánh nói về các ôn dịch đã tàn phá Ai Cập (thời ông Môsê), các ôn dịch ấy đã phơi bày bộ mặt và sự bất lực hoàn toàn của của các vị thần giả khi đối diện với một vị Thiên Chúa thực sự (x. Xh 7-11).
Văn bản Kinh Thánh có thể không nói rõ về điều này. Nhìn bề ngoài, có vẻ như chỉ là một cuộc đụng độ giữa vua Pharaô và ông Môsê, người có Chúa ở cùng. Manh mối nằm trong chính các ôn dịch. Nước đỏ như máu, mụt nhọt, mưa đá và châu chấu, cùng với những tai ương khác, đã giáng xuống tựa như các ôn dịch. Nhưng các nhà chú giải Kinh Thánh cho thấy họ có một quan điểm chung: chúng được sử dụng để miêu tả các vị thần Ai Cập.
Ví dụ, trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại, vị thần sinh sản Heket thường được mô tả dưới hình dạng con ếch. Ếch được xem là con vật linh thiêng (xem tại đây). Khi cho hình ảnh ếch xuất hiện, Thiên Chúa đã thể hiện sự vượt trội của Ngài đối với thần giả dối này. Với tai ương ếch chết khắp nơi, Thiên Chúa khẳng định uy quyền tối cao của Ngài: chính Ngài là nguồn sống, chứ không phải là thần sinh sản Heket của Ai Cập.
Một số ôn dịch khác tương ứng, không phải với hình ảnh các thần cổ đại, mà với lãnh địa của họ, ví dụ thần của sông Nile là Hapi. Việc biến nước sông Nile thành máu cho thấy thần Hapi không có năng quyền gì trên lãnh địa sông Nile này. Chính Thiên Chúa mới có quyền kiểm soát, chứ không phải các vị thần không có thật ấy. Điều tương tự cũng bộc lộ nơi các tai ương khác như: ung nhọt và thần chữa lành Isis; muỗi xuất hiện từ bụi và thần trái đất Geb; bóng tối và thần mặt trời Ra…
Dưới đây là bảng hiển thị từng ôn dịch và các vị thần Ai Cập cổ đại có liên quan.
Ôn dịch |
Thần tương ứng |
1. Nước sông biến thành máu. |
1. Hapi, thần sông Nile. |
2. Ếch nhái chết khắp nơi. |
2. Heket, thần sinh sản, có đầu hình con ếch. |
3. Bụi đất biến thành muỗi. |
3. Geb, thần của đất. |
4. Ruồi nhặng khắp nơi. |
4. Khepri, thần sáng tạo và tái sinh, có đầu hình ruồi. |
5. Súc vật chết khắp nơi. |
5. Hathor, thần bảo vệ, có đầu hình con bò. |
6. Ung nhọt. |
6. Isis, thần chữa bệnh. |
7. Mưa đá và sấm chớp. |
7. Nut, thần bầu trời. |
8. Châu chấu. |
8. Seth, thần giông bão và các tai ương. |
9. Bóng tối. |
9. Ra, thần liên quan đến mặt trời. |
10. Con trai đầu lòng chết. |
10. Vua Pharaô, được coi như thần linh. |
Bảng đối chiếu trên cho thấy sự bất lực của các vị thần chủ chốt Ai Cập. Dòng sông Nile đẫm máu và bóng tối khủng khiếp đặc biệt gây sốc, do tầm quan trọng của dòng sông Nile và vị thần Ra của Ai Cập cổ đại.
Về mặt vật chất, người Ai Cập đã nhìn thấy thế giới tự nhiên xung quanh họ - với nhịp điệu dường như có thể dự đoán được - đã rơi vào hỗn loạn. Họ nhận ra rằng họ không thể dựa vào sức khỏe tốt của bản thân, sức khỏe của vật nuôi hay dòng nước của sông Nile. Hôm nay, chúng ta coi việc mặt trời mọc là chuyện đương nhiên mỗi ngày, nhưng người Ai Cập thời ấy thậm chí không thể tin như vậy trong tai ương thứ chín, khi bóng tối kéo dài trong ba ngày (văn bản Kinh Thánh nói rằng bóng tối quá dày đặc đến nỗi người ta cảm thấy như có thể sờ chạm được nó).
Các ôn dịch cũng phá vỡ huyền thoại cho rằng người Ai Cập có thể kiểm soát được thiên nhiên. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được thành lập dựa trên tiền đề rằng có thể thao túng thiên nhiên, rằng thông qua một hệ thống kênh rạch và một nền nông nghiệp phát triển cao mà một xã hội có thể thăng hoa rực rỡ trên sa mạc. Các ôn dịch đã cho thấy sự kiểm soát thiên nhiên của người Ai Cập chỉ là một ảo ảnh.
Các ôn dịch đã lấy đi gần như tất cả mọi thứ từ người Ai Cập - các vị thần giả, các tài nguyên thiên nhiên và cảm thức kiểm soát thiên nhiên của họ. Các ôn dịch đã tước bỏ mọi thứ tới mức độ cần thiết.
Những gì còn lại khi tất cả đã qua? Các ôn dịch đã cho thấy sự thật nào? Như Chúa đã bảo ông Môsê nói với vua Pharaô ngay từ đầu: “Cứ dấu này các ngươi sẽ biết Ta là Đức Chúa” (Xh 7,17). Chỉ có Chúa mới có thể đưa châu chấu đến và thổi bay chúng đi. Chỉ có Chúa tể sáng tạo thực sự mới có thể điều động ánh sáng mặt trời. Chỉ có Chúa là Thiên Chúa và chỉ có Ngài mới làm chủ thiên nhiên.
Chúng ta biết thời ông Môsê, những ôn dịch đã được Chúa gửi đến vì Kinh thánh nói điều đó. Trong đại dịch hiện nay, thiếu vắng những mặc khải đặc biệt, chúng ta không biết tại sao Chúa lại cho phép nó xảy ra. Nhưng, cũng giống như các ôn dịch trong Kinh thánh, cuộc khủng hoảng coronavirus cũng phơi bày sự thật. Những vị thần giả nào chúng ta từng tôn thờ? Những gì chúng ta cho là hiển nhiên về thiên nhiên nhưng nay không còn nữa? Những tài nguyên vật chất nào chúng ta nhận ra bây giờ rất mong manh? Chúng ta có thể thực sự dựa vào ai hay dựa vào điều gì trong những thời điểm khó khăn này?
Những ôn dịch phơi bày sự thật. Mong rằng chúng ta có can đảm để nhìn thấy sự thật này.
Stephen Beale (Catholic Exchange) / Mạnh Tú chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19
-
Đêm Sài Thành -
Mưa rơi trên vùng đất hạn -
Nhớ về “ngôi nhà thân thương” -
Tự tử và Niềm tin trong thời đại dịch -
Cảm nhận nơi tuyến đầu chống dịch Covid -
Tâm tình Giáng Sinh gửi các tình nguyện viên thân thương -
"Dành bao nhiêu yêu thương để cho đi" -
Hãy tạ ơn Chúa với Thánh Vịnh này khi bạn được khỏi bệnh -
Đại dịch Covid-19 dạy cho chúng ta điều gì?
bài liên quan đọc nhiều
- Thánh Rôcô: Bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh
-
Cầu nguyện theo Kinh thánh để chống lại dịch bệnh -
Lời cầu nguyện khi có thành viên trong gia đình bị bệnh -
Suy tư về thân phận con người qua đại dịch Covid-19 -
5 câu Kinh thánh mang lại niềm hy vọng -
Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ của thời đại? -
Bệnh nhân covid-19 trăn trối với cô y tá: "Tôi sẽ phù hộ cho cô vì những gì cô đã làm” -
Người Công giáo nên làm gì trước dịch bệnh Covid-19 -
Lời cầu nguyện cho Việt Nam trong lần dịch Covid-19 trở lại -
Đại dịch Covid-19: Phản tỉnh từ nhãn quan thần học luân lý y sinh học Công giáo