Thập điều để sống bất bạo động theo linh đạo Phan sinh
Nhân ngày lễ kính thánh Phanxicô Assisi, Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn xin giới thiệu đến bạn đọc tinh thần của vị thánh của hòa bình, qua thập điều để sống bất bạo động, trích từ tác phẩm của R. Lynch & A. Richard: Non violence. Stories, Reflections, Principles, Practices and Resources .
Thái độ bất bạo động có sức biến đổi kêu gọi chúng ta:
1. Học cho biết nhìn nhận và tôn trọng "sự thánh thiêng" ("sự thánh thiêng của Thiên Chúa" như Quakers nói) trong mọi người, bao gồm cả chúng ta, và trong toàn thể Tạo thành. Những hành vi của người bất bạo động giúp giải phóng sự Thánh thiêng này nơi đối thủ ra khỏi bóng tối tăm và ách ngục tù.
2. Tận đáy lòng, chấp nhận con người mình, "tôi là ai" với mọi ân ban và sự phong phú nơi mình, với hết thảy những giới hạn, sai lầm, thất bại và các yếu đuối nơi mình; và ý thức mình được Thiên Chúa đón nhận. Sống sự thật con người của mình, không kiêu hãnh thái quá, bớt lừa dối và ảo tưởng về mình.
3. Nhận ra rằng: điều tôi oán giận và thậm chí có lẽ căm ghét nữa ở nơi người khác, lại xuất phát từ chính nỗi khó khăn của tôi, bằng cách thú nhận thực tại đó cũng đang ở trong tôi. Nhìn nhận và từ bỏ thái độ bạo lực của mình. Việc nhìn nhận và từ bỏ thái độ bạo lực đó trở nên rõ ràng, khi tôi bắt đầu giám sát những lời nói, cử chỉ, phản ứng nơi tôi.
4. Từ bỏ thái độ nhị nguyên, "não trạng Chúng tôi / Chúng nó (thuyết Manikê). Não trạng này phân cách chúng ta thành "người tốt / kẻ xấu" và khiến chúng ta biến địch thủ thành quỷ sứ. Đây là gốc rễ của lối ứng xử độc đoán và loại trừ. Lối ứng xử như thế sinh ra chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và có thể gây ra những cuộc xung đột và chiến tranh.
5. Đối mặt với sự sợ hãi và giải quyết sự sợ hãi đó, chủ yếu không phải với lòng can đảm nhưng là với tình thương.
6. Hiểu biết và chấp nhận rằng: Tạo thành Mới, nghĩa là việc xây dựng Cộng đồng yêu thương, luôn luôn được đặt ra trước mặt mọi người. Việc đó không bao giờ là "hành động do một người thực hiện". Việc đó đòi hỏi sự nhẫn nại và khả năng tha thứ.
7. Nhìn chúng ta như một phần trong toàn thể tạo thành; vì toàn thể tạo thành đó, chúng ta cổ võ một mối tương quan yêu thương, chứ không phải tương quan chủ tớ, và nhớ rằng: sự hủy hoại hành tinh chúng ta là một vấn đề sâu xa trên bình diện tâm linh, chứ không đơn giản là một vấn đề thuộc lãnh vực khoa học và kỹ thuật. Chúng ta là một.
8. Sẵn sàng chịu đau khổ, có lẽ ngay cả với niềm vui, nếu chúng ta tin rằng thái độ sống như thế sẽ giúp giải phóng sự Thánh thiêng bên trong những người khác. Thái độ này bao gồm việc chấp nhận chỗ đứng và khoảnh khắc của chúng ta trong lịch sử với những chấn thương và những hàm hồ của lịch sử.
9. Có khả năng cử hành, sống vui mừng, khi chấp nhận Thiên Chúa hiện diện và cả khi không được giúp để biết khám phá ra và công nhận sự hiện diện của Thiên Chúa.
10. Khoan thai, nhẫn nại, gieo trồng những hạt mầm yêu thương và tha thứ trong tâm hồn chúng ta và trong tâm hồn những người chung quanh chúng ta. Dần dà chúng ta mới lớn lên được trong yêu thương, trong lòng trắc ẩn và mới có khả năng tha thứ.
Chuyển ngữ: Chiều, ofm
Nguồn: ofmvn.org
bài liên quan mới nhất
bài liên quan đọc nhiều
- Giới trẻ trước căn bệnh "vô cảm"
-
Quan điểm về Ăn chay của Phật giáo Nguyên Thủy -
Bạn nghĩ thế nào về lời xin lỗi -
Ngày 01/10: Têrêsa HĐGS: Con đường thơ ấu thiêng liêng -
Hành trình cuộc đời -
Một linh đạo tu thân: con đường nước -
Chúa nhật: Ngày của niềm vui -
Têrêsa Hài Đồng Giêsu: Hoa hồng nhỏ -
Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con -
Yoga - Thiền trên thế giới và với Kitô giáo ngày nay (2)