Tham luận của ông Giuse Nguyễn Văn Thắng, GP. Bắc Ninh
Đề tài: MẦU NHIỆM
Kính thưa: Quý Đức Cha, quý Cha, quý Đại biểu, con xin được góp ý kiến nhỏ bé trình lên ĐH
Đề Nghị Mục Vụ I: Củng cố mối Hiệp giữa tín hữu với Thiên Chúa
I- Định hướng
Để mối Hiệp Thông– thực sự tăng trưởng phải hướng cho tín hữu hiểu sâu xa rằng: Chúa đang ở rất gần chúng ta, và ở ngay trong mỗi người chúng ta. Chứ không phải quan niệm của một số người xưa nay:”Chúa đang ở trên trời, Chúa ở mãi trên tầng mây, trên chín tầng trời…Rồi Thiên Đàng ở trên trời”. Không đâu ! Thiên đàng ở ngay trong ta đó, ở ngay trong gia đình chúng ta, trong cộng đoàn chúng ta, ngay trong trái đất này. Chúa Giêsu đã thiết lập nước trời ngay ở trần gian. Nước Chúa cũng đã đến, đang đến và sắp đến. Vì ở đâu có tình bác ái yêu thương là ở đó có ân sủng Người, ở đó chứa chan niềm vui. Nếu chúng ta biết tuân giữ luật người là chúng ta đã vào nước trời. Đã đến lúc chúng ta phải phá vỡ bờ rào ngăn cách, để con cái Chúa được gần gũi Chúa hơn, biết chạy đến để gặp gỡ Ngài, đối diện với Ngài để nói chuyện, chia sẻ, tâm sự, và giãi bày với Ngài với tình cha con thân thiện, nếu được như vậy thì hiệu quả biết dường nào.
Muốn vậy: Người Tín Hữu cần được học hiểu cho rõ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào? Cũng như hiệu quả của việc hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa, qua đó có những phương thế tốt nhất để giúp tín hữu tăng trưởng mối hiệp thông này.
II- Kế hoạch thực hiện :
1. Tổ chức triển khai CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP GIÁO LÝ, và Kinh Thánh từ Giáo Phận đến xứ Họ tại các nhà thờ và trường học Giáo lý. Có thể giảm bớt kinh đọc để ưu tiên cho vấn đề này và Thánh lễ. (cử hành Bí ích)
2. Tổ chức đào tạo đều hành đội ngũ Giáo lý viên thống nhất từ Giáo phận đến Giaó xứ, thành lập trường học công giáo: Đào tạo, bồi dưỡng đức tin và huấn luyện lương tâm. Nhất là trong giới trẻ, lớp tiền, hậu hôn nhân từ cấp I đến cấp III, giúp người tín hữu luôn trau dồi, bảo vệ phẩm giá, và củng cố giữ gìn đời sống gia đình. Vì đây là cả một kho tàng quí báu của đất nước, của xã hội cũng như Giáo hội trong tương lai.
3. Linh mục nên tổ chức các Thánh lễ riêng cho từng giới như thiếu nhi Thánh Thể, giới thanh niên tiền hôn nhân và hậu hôn nhân để lời giáo huấn của các Ngài đơm được nhiều hoa trái hơn.
4. Để giúp tín hữu dễ thực hành Lời Chúa mỗi ngày và đem ra trải nghiệm trong đời sống. Mỗi Lời Chúa nên lấy những ví dụ, dẫn dụ cụ thể, vận dụng ngay trong đời sống hiện tại của mỗi gia đình, ở trong mỗi người Tín Hữu: những điều đã làm, chưa làm, cần phải làm nhất là những thiếu sót cần được uốn nắn, giúp họ mau lẹ được trải nghiệm nhiều hơn.
5. Giọng truyền cảm khi giảng Lời Chúa hay sự thân thiện cũng giúp ích cho tín hữu dễ tiếp thu và xích lại gần hơn. Linh mục có thể thì nên xuống gần giáo dân để chia sẻ sẽ thêm đượm đà thân thiện, sẽ làm cho mối hiệp thông trở nên sợi chỉ xuyên thâu giữa tín hữu tới Thiên Chúa.
6. Để mối hiệp thông luôn luôn được gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi hơn, việc tổ chức và duy trì đọc kinh chung trong gia đình là một tài sản vô giá. Để tình hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa, tín hữu với tín hữu, những thành viên trong gia đình với nhau luôn được quyện chặt và sẽ làm nảy nở sự hiệp thông như đây là dấu chỉ sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đề Nghị Mục Vụ II: Hội Nhập Văn Hóa
1. Định Hướng: Người Việt Nam chúng ta xưa nay vẫn có và giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp và cao thượng như: lòng hiếu khách, nếp sống trọn nghĩa trọn tình, tình làng nghĩa xóm, tình bác ái yêu thương: (Lá lành đùm lá rách, có cả lá rách ít đùm lá rách nhiều). Ông bà cha mẹ sẵn sàng hy sinh cho tương lai con cháu và hết lòng, con cháu thảo hiền, tôn kính ông bà tổ tiên, tính cách nhẫn nhịn. ( Một nhịn chin lành). Giá trị đời sống gia đình rất được đề cao vì nó là nơi, là trường đào tạo nhân sinh và tôi luyện phẩm giá con người mà Chúa đã trao tặng. Hãy nâng niu, bảo vệ và nhân lên những bản sắc cao thượng đó. Nhưng hình như đạo đức của nền văn hóa đang có chiều hướng xuống dốc, chúng ta hãy suy nghĩ gì đây đứng trước tình thế như vậy. Nhất là giới trẻ hiện nạy.
2. Kết hoạch thực hiện:
Phải đưa văn hóa vào chương trình học tập - Tổ chức các cuộc giao lưu đối thoại với các tôn giáo bạn. Khuyến khích khơi dậy và làm sống lại những tập tục văn hóa cao đẹp vào các tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
Kính thưa Đại Hội! Trên đây là ý kiến rất nhỏ bé nhưng mong Đại Hội để tâm xem xét, cân nhắc để nguyện vọng của con cũng như toàn giáo dân giáo phận Bắc Ninh được thỏa nguyện. Lời kết, con xin kính chúc Đại Hội được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để Đại Hội thành công tốt đẹp.
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 3 (1): Nước Thiên Chúa là chính Đức Kitô -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Tài liệu học hỏi Năm Thánh: bài 6(1): Vai trò của Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh 2010: Việt Nam Hình Thành, Phát Triển và Trưởng Thành (phần mở 2) -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (2): Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam