Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 4 (1) Giáo Hội xây dựng thế giới
4.1 Giáo Hội xây dựng thế giới,
Nơi công chính, bình an
Và niềm vui ngự trị
A. Phần trình bày
Ý thức mình còn đang trên đường lữ hành không làm cho các tín hữu trốn chạy thế giới, nhưng trái lại, thúc đẩy họ tham gia tích cực vào đời sống và sự tiến bộ của nhân loại. Thật vậy, Giáo Hội luôn sẵn sàng cộng tác với mọi người nhằm xây dựng một thế giới hoàn thiện và tươi đẹp hơn. Hiện diện giữa nhân loại và lịch sử thế giới, dù không chủ tâm xây dựng thành đô ở trần gian, nhưng Giáo Hội vẫn luôn tích cực xây dựng trần thế.
Đồng hành với toàn thể nhân loại, “chúng ta có một sứ mệnh phải hoàn thành trong thế giới; chúng ta có trách nhiệm đối với thế giới, và một công việc bác ái phải hoàn thành”.[1]
B. Phần hỏi-đáp
1-H. Ý thức mình còn đang trên đường lữ hành có làm cho các tín hữu trốn chạy thế giới không?
T. Không, ý thức này chẳng những không làm cho các tín hữu trốn chạy thế giới, mà ngược lại còn thúc đẩy họ tham gia tích cực vào đời sống và sự tiến bộ của nhân loại, luôn sẵn sàng cộng tác với mọi người nhằm xây dựng một thế giới hoàn thiện và tươi đẹp hơn.
2-H. Thế giới ở đây được hiểu là gì?
T. Thế giới ở đây được hiểu là xã hội loài người với mọi sinh hoạt chính trị, văn hoá, kinh tế của nó.
3-H Đâu là thái độ mà người Kitô hữu phải có đối với xã hội loài người?
T. Người Kitô hữu hiểu rằng mình ở trong trần gian và có một trách nhiệm phải chu toàn đối với xã hội loài người, nhưng đồng thời phải có tinh thần siêu thoát trên đường thực hiện vận mệnh vĩnh cửu của mình.
4-H. Công đồng Vaticanô II kêu gọi các tín hữu có thái độ nào đối với thế giới?
T. Công đồng Vaticanô II kêu gọi các tín hữu quan tâm đến vận mệnh của thế giới và liên đới với xã hội loài người trong hy vọng cũng như trong lo âu.
5-H. Giáo Hội có thể đóng góp gì cho thế giới?
T. Ngoài việc đem ơn cứu chuộc đến cho thế giới là nhiệm vụ tôn giáo thiết yếu của mình, Giáo Hội còn phục vụ xã hội loài người bằng cách giúp mọi người suy nghĩ và hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá của mình, xây dựng tinh thần tương trợ và hiệp nhất trong cộng đồng nhân loại.
C. Phần gợi ý trao đổi
1. Theo Công đồng Vaticanô II, tại sao Giáo Hội lại có trách nhiệm đối với thế giới?
2. Kể ra những thái độ lệch lạc đối với thế giới mà người Kitô hữu nên tránh.
3. Kể ra những điều Giáo Hội có thể nhận được từ thế giới cũng như có thể đóng góp cho thế giới.
[1] Đức Phaolô VI, The Teachings of Pope Paul VI, 1970, 192.
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 3 (1): Nước Thiên Chúa là chính Đức Kitô -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Tài liệu học hỏi Năm Thánh: bài 6(1): Vai trò của Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh 2010: Việt Nam Hình Thành, Phát Triển và Trưởng Thành (phần mở 2) -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (2): Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam