Phụng vụ tháng Hai 2022
TGPSG -- Toàn bộ tháng Hai 2022 đều nằm trong mùa Thường Niên.
Các bài Phúc âm Chúa nhật trong tháng Hai - theo chu kỳ năm C - đều được trích từ Tin Mừng theo Thánh Luca; và các bài đọc ngày thường được xếp theo chu kỳ năm II.
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Hai 2022
Cầu cho các nữ tu và những người nữ sống đời thánh hiến: Khi cảm ơn sứ mạng và lòng can đảm của các nữ tu, chúng ta cầu nguyện cho họ tiếp tục tìm ra những cách thế đáp lại những thách đố của thời đại.
Trọng tâm của Phụng vụ
Khởi đầu tháng Hai, Giáo hội Việt Nam cử hành 3 ngày Tết cổ truyền Việt Nam: cầu Bình an trong Năm Mới vào ngày Mồng Một Tết (ngày 1.2), kính nhớ Tổ tiên Ông bà Cha mẹ vào ngày Mồng Hai Tết (ngày 2.2), và thánh hóa Công ăn việc làm vào ngày Mồng Ba Tết (ngày 3.2).
Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh hay Lễ Nến - được cử hành vào ngày 2.2 - bao hàm ý nghĩa chuyển tiếp giữa mùa Giáng sinh và mùa Chay & Phục sinh: Chúa Hài Đồng nhỏ bé vẫn còn trong vòng tay của Mẹ, nhưng đã được Mẹ Maria hiến dâng làm hy tế trong đền thờ.
Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, cũng là Ngày Quốc tế Bệnh nhân, được cử hành vào ngày 11-2.
Các vị thánh mà chúng ta sẽ mừng kính và noi gương trong tháng Hai là Thánh Blasiô (3.2), Thánh Agatha (5.2), Thánh Phaolô Miki (6.2), Thánh Giêrônimô Emilianô và Thánh Giôsêphina Bakhita (8.2), Thánh Scholastica (10.2), Thánh Cyrilô và Mêthôđiô (14 tháng 2), Bảy Thánh sáng lập Dòng Tôi tớ Đức Trinh nữ Maria (17.2), Thánh Phêrô Đamianô (21.2), Thánh Phêrô lập tông tòa (22.2) và Thánh Polycapô (23.2).
Mặc dù là tháng ngắn nhất trong năm, nhưng tháng Hai lại phong phú về ý nghĩa phụng vụ. Ngoài 3 ngày Tết cổ truyền Việt Nam, nó bao gồm một ngày lễ làm cầu nối hai mùa Giáng sinh và Phục sinh, đó là Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh. Hài nhi Giêsu, với lời khẳng định của ông Simêon, chính là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Ngài." Những cây nến, tượng trưng cho Chúa Kitô, Ánh sáng của chúng ta, được rước trọng thể vào ngày này, giống như ngọn nến Vượt qua trong Phụng vụ Canh thức Phục sinh.
Ánh sáng đó sẽ phơi bày tội lỗi và bày tỏ nhu cầu hoán cải của chúng ta - thúc đẩy chúng ta bước vào Mùa Sám hối khi chúng ta ra khỏi tháng Hai để bước vào Thứ Tư Lễ Tro (ngày 2.3).
Như vậy, tháng Hai 2022 bao phủ hầu hết giai đoạn 1 của mủa Thường Niên, được biểu thị bằng màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây là biểu tượng của niềm hy vọng, vì nó là màu của hạt giống đang nảy mầm và khơi dậy trong người tín hữu niềm hy vọng gặt hái được mùa màng vĩnh cửu trên trời, đặc biệt là hy vọng về sự phục sinh vinh quang. Màu xanh lá cây của phụng vụ được sử dụng khi đọc Phụng vụ Giờ Kinh và khi cử hành các Thánh lễ của mùa Thường Niên.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024