Nhật Ký 03 – Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010
Ngày Thứ Hai 22 -11-2010 – Buổi chiều
Chủ đề:
Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam
- 14g30: Kinh Chiều chung tại Hội trường, sau đó các nhóm thảo luận theo 16 Nhóm khác nhau tại những nơi được chỉ định, là các phòng thuộc Trung Tâm Mục vụ. Chủ đề thảo luận: các đại biểu góp ý xoáy quanh 3 câu hỏi liên quan đến phần Mầu Nhiệm trong Tài Liệu Làm Việc của Đại Hội Dân Chúa do Ban Tổ Chức Đại Hội đưa ra.
Các câu hỏi thảo luận:
Câu 1. Trong hiện trạng của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, anh chị thấy cần phải nhấn mạnh hơn ở điểm nào về mầu nhiệm Giáo Hội cho toàn thể Dân Chúa ?
Câu 2. Tài liệu làm việc định hướng canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, dựa trên nền tảng Lời Chúa và các bí tích.Trong bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của VN hôm nay, anh chị thấy phải thực hiện định hướng canh tân ấy như thế nào?
Câu 3. Giáo Hội Việt Nam chia sẻ cùng một đức tin duy nhất, công giáo và tông truyền với Giáo Hội hoàn vũ nhưng cũng mong muốn diễn đạt đức tin ấy bằng ngôn ngữ và tâm tình Việt nam, anh chị có những đóng góp và đề xướng gì?
- 16g30: Giờ giải lao dài để các tham dự viên có thời gian nghỉ ngơi và vệ sinh cá nhân. Tranh thủ giờ giải lao, các thư ký nhóm in bài và làm việc theo liên nhóm để chuẩn bị phần đúc kết.
- 17g30: Đúc kết Thảo luận Nhóm theo các liên nhóm, mỗi liên nhóm gồm 4 nhóm.
* Liên Nhóm 1 (nhóm 1-2-3-4): Cha Phêrô Nguyễn văn Hiền đúc kết theo 3 câu hỏi như sau:
1- Trong hiện trạng của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, liên nhóm thấy khi trình bày mầu nhiệm Giáo Hội cho toàn thể Dân Chúa cần phải nhấn mạnh hơn ở tính gia đình, vì gia đình rất cần thiết, ước mong cho Giáo Hội được trình bày như một gia đình nơi mọi thành phần trong Giáo Hội cảm nhận được tình yêu thương để sống tốt và chia sẻ cho mọi người. Cũng cần nhấn mạnh Giáo Hội là dân Thiên Chúa, vì hiện trạng có sự phân rẽ, nếu là dân Thiên Chúa sẽ không phê bình từ bên ngoài… Nhưng cũng có nhóm lại nói đừng nhấn là Giáo Hội dân Thiên Chúa vì tạo nên sự khác biệt với các dân khác.
2- Định hướng canh tân đời sống thiêng liêng cho người Kitô hữu Việt Nam cần được thực hiện theo hướng canh tân thiêng liêng, xây dựng cái hồn: đào sâu đời sống đức tin, truyền giáo, đời sống chiêm niệm – thinh lặng (kinh nghiệm Giáo Hội Hàn Quốc dự định năm 2020 công giáo chiếm 20% dân số). Cần huấn luyện đời sống thiêng liêng, quan trọng là lưu tâm đời sống thinh lặng từ việc huấn luyện trong Chủng viện… Nhiều linh mục dường như chuyên hoạt động và tổ chức hơn là âm thầm cầu nguyện trước Thánh Thể. Bên cạnh đó cũng cần đào luyện về Lời Chúa.
3- Giáo Hội Việt Nam chia sẻ cùng một đức tin duy nhất, công giáo và tông truyền với Giáo Hội hoàn vũ nhưng cũng mong muốn diễn đạt đức tin ấy bằng việc Hội nhập văn hoá – học hỏi nơi Phật giáo
Đức cha Phêrô – GM Phụ tá TGP TP HCM tiếp tục điều phối – yêu cầu mỗi liên nhóm trình bày trong 10’.
* Liên Nhóm 2 (nhóm 5-6-7-8): Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng đúc kết.
1. Vấn đề trong gia đình hôm nay: thường chọn lựa tiền bạc, thành công, tiện nghi… dẫn đến thiếu tình yêu thương trong gia đình. Vì thế khía cạnh Mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa cần biểu lộ cụ thể trong gia đình – tình yêu hạ mình phục vụ rửa chân cho nhau trong gia đình, trong giáo xứ.
Đề nghị bớt những từ ngữ thần học nặng nề, nói về Chúa Giêsu gần gũi yêu thương con người hơn là lý thuyết trừu tượng. Cũng cần nhấn mạnh Giáo Hội là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giêsu, như thế gần gũi với Kinh thánh…
2. Cần học biết các chi tiết trong phụng vụ – cử hành nghiêm trang sốt sắng – nhờ đó sống thánh lễ. Giúp người giáo dân có cơ hội tiếp cận Lời Chúa - có sách Kinh Thánh – duy trì kinh tối gia đình lồng Lời Chúa vào. Có các Khoá học giúp giáo dân hiểu để có thể tự mình gặp Chúa qua cầu nguyện.
Xin HĐGM có chương trình thống nhất về giáo lý cho cả nước, thống nhất kinh đọc, nghi thức (hôn phối khác đạo…). Cũng cần gây ý thức cho giáo dân về tầm quan trọng của Lời Chúa để tham dự thánh lễ sốt sắng và nghe hiểu Lời Chúa trong thánh lễ.
3. Hội nhập văn hoá bên ngoài không đủ, cần làm như thế nào để sống tình yêu trong bối cảnh văn hoá hôm nay trong lòng Giáo Hội Việt Nam: bối cảnh chữ hiếu cả cho giáo dân và các Dòng tu…Đề nghị sưu tầm, bảo tồn và phát triển những kinh nghiệm và giá trị để phổ biến, đào tạo đến nơi đến chốn, cần có chuyên viên.
Đức cha Phêrô – GM Phụ tá TGP TP HCM: Nỗi lòng linh mục hôm nay: soạn giảng kỹ mà giáo dân vẫn không nghe!!!
Liên Nhóm 3 (9-10-11-12): Cha Giuse Trịnh Tín Ý và Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông, Cssr cùng báo cáo.
Bối cảnh xã hội hôm nay gồm 4 điểm:
- xã hội tục hoá về giá trị chọn lựa: duy vật, mê tín… lơ là các giá trị thiêng liêng
- xã hội với chữ hiếu trong gia đình: nhiều gia đình đánh mất nền tảng tình yêu trong đạo lý – Tiêu chuẩn 4 C: Career (nghề nghiệp), Condominium (nhà ở), Car (xe hơi), Credit card (Thẻ tín dụng)…
- xã hội đánh mất những giá trị truyền thống, coi nhẹ đạo đức và các giá trị Kitô giáo.
- xã hội kỹ thuật hoá, mạng hoá…
Ba câu hỏi cần nêu ra:
a. Điểm nhấn nào về Giáo Hội được nhìn ra?
- Gia đình là hình ảnh của Giáo Hội (cảm nhận tình cảm sâu sắc giữa cha mẹ con cái, vợ chồng > mọi thành phần trong Giáo Hội tương quan gắn bó như trong 1 gia đình). Gia đình là hình ảnh xậy dựng tích cực nhất.
- Giáo Hội là nhiệm thể Chúa Kitô: tất cả Giáo Hội là Thân mình Đức Kitô > cần đổi mới tương quan.
- Giáo Hội là đền thờ Chúa Thánh Thần. Việt Nam được xem như “cường quốc” về phá thai > cần xây dựng một nền văn minh sự sống, để trân trọng sức sống nơi mỗi con người vì đó là đền thờ của Chúa Thánh Thần > tôn trọng.
- Giáo Hội với nền văn hoá kinh tế chính trị tại Việt Nam.
b. Canh tân như thế nào?
- Bối cảnh: giáo dân Việt Nam lơ là với Lời Chúa / không yêu mến các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể / vấn đề xã hội tục hóa…
- Đề nghị: HĐGM đầu tư phổ biến sách Kinh Thánh / Lên kế hoạch học hỏi Lời Chúa cho Giáo Hội Việt Nam (Năm Lời Chúa có ảnh hưởng sâu rộng nhưng sau đò hết) / sách kinh gia đình / canh tân thánh lễ / Mục vụ Bí tích / Linh mục cần ý thức căn tính, giúp giáo dân hiểu Lời Chúa.
c. Hiểu tâm tình con người bằng ngôn ngữ nào?
– Hội nhập văn hoá: tổ chức hội thi: thơ ca nghệ thuật, khích lệ các loại ngôn ngữ giúp diễn tả tinh thần đạo lý Việt Nam / phổ biến tài liệu, sách báo / Hội nhập mà không đánh mất căn tính.
Liên Nhóm 4 (13-14-15-16): Cha Lu-y Nguyễn Anh Tuấn đúc kết.
Câu 1: Cần nhấn mạnh hơn điều gì? Gia đình ngày nay có khác do vấn đề đồng tính, cha mẹ độc thân mà có con, nhiều người không muốn lập gia đình… Có nên dùng gia đình như hình ảnh Giáo Hội không? Nhóm đưa ra hình ảnh khác: xem Giáo Hội như người mẹ. Cần quan tâm hơn khía cạnh mầu nhiệm, gia đình là Giáo Hội tại gia, gia đình Kitô hữu là hiện diện thường trực của Thiên Chúa giữa trần gian.
Cũng cần nhấn mạnh hình ảnh Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, tránh kiểu hoà nhập dẫn tới hoà tan. Phải nhớ Thiên Chúa trên hết trong lúc tìm cách nhập thể Tin Mừng.
Cần nói về chiều kích hiệp thông bác ái bắt nguồn từ Thiên Chúa, thể hiện ra trong tương quan chiều ngang.
Câu 2. Cần thực hiện việc canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần dân Chúa, coi Lời Chúa là quan trọng – giáo dục ý thức đọc suy gẫm Lời Chúa trong giáo dân, đưa Lời Chúa vào kinh tối gia đình / bớt đọc kinh trong nhà thờ nhưng tăng thêm phần Lời Chúa.
- Cũng cần canh tân đời sống phụng tự: cử hành Bí tích Thánh Thể có hồn (ngôn ngữ người trẻ trong lễ giới trẻ / thiếu nhi), quan tâm việc thay đổi kinh nghiệm đời sống thiêng liêng từ trong gia đình, cần gieo vào tâm hồn các em qua tổ chức vui học giáo lý… Đề nghị có 1 Ủy Ban của HĐGM về Thiếu nhi!
Câu 3. Xin HĐGM cung cấp định hướng cụ thể cho cộng đồng dân Chúa về việc hội nhập văn hoá.
* Đức cha Phêrô – GM Phụ tá TGP TP HCM: Có lẽ Đức Cha Hiếu (Canada) hợp nhất với UB/HĐGM về thiếu nhi!!! Nhưng ngài không ở Việt Nam. Ban thư ký sẽ có bản đúc kết chung.
* ĐC Cosma Chủ tịch Hội nghị: cám ơn các ý kiến cụ thể của các liên nhóm với những đề nghị táo bạo – có những điểm nhấn chung: LờI CHÚA, gia đình, giới trẻ, tất cả cùng tha thiết làm cho Giáo Hội sống như gia đình dân Thiên Chúa. Cùng nhau tha thiết chúng ta sẽ tạo sự hiệp thông quan trọng trong Giáo Hội.
- 18g30: Mọi người được mời tham dự việc khai mạc phòng triển lãm Tranh Ảnh nghệ thuật tại Nhà truyền Thống TGP TPHCM (Xin xem hình bên phần hình ảnh).
- 19g00: Cơm tối, sau đó các tham dự viên dành thời gian gặp gỡ, trao đổi, giao lưu riêng hay theo nhóm. Mọi người vui mừng vì ngày làm việc đầu tiên đã qua đi trong phúc lành của Chúa mặc dầu có mưa vào buổi chiều.
bài liên quan mới nhất
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Thư Mục vụ Gp. Hải Phòng nhân dịp công bố Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa -
Tọa đàm về “Mục vụ Giới Trẻ và nền Văn minh tình thương & sự sống” -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 -
Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam -
Giới thiệu “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” -
Lời Chủ Chăn tháng 04.2011 -
Cơn mưa và Tiếng trống -
Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Tạ ơn Mẹ La Vang -
Lế Bế Mạc Năm Thánh 2010 - Niềm vui và lòng tri ân của đoàn con
bài liên quan đọc nhiều
- Câu hỏi tìm hiểu Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010
-
Sứ Vụ - Missio -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1(1): Giáo Hội là Dân Thiên Chúa -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 3 (1): Nước Thiên Chúa là chính Đức Kitô -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 2: Giáo Hội là một thực tại Hữu Hình -
Tài liệu học hỏi Năm Thánh: bài 6(1): Vai trò của Kitô hữu giáo dân trong Giáo Hội -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (3) Giáo Hội là Đền Thờ Chúa Thánh Thần -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh 2010: Việt Nam Hình Thành, Phát Triển và Trưởng Thành (phần mở 2) -
Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh: Bài 1 (2): Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô -
Đại hội Dân Chúa 2010 tại Việt Nam