Nghèo đói và lòng tin trong phim “Kẻ cắp xe đạp”

Nghèo đói và lòng tin trong phim “Kẻ cắp xe đạp”

Nghèo đói và lòng tin trong phim “Kẻ cắp xe đạp”

TGPSG / Catholic Culture -- “Kẻ cắp xe đạp” (1948) là tác phẩm kinh điển được yêu thích nhất của nền điện ảnh Tân Hiện thực Ý. Điều này thật dễ hiểu khi bộ phim mô tả những áp lực nặng nề của nghèo đói và những rối loạn trong xã hội Rôma ngay sau Thế chiến thứ hai.

Nhưng bộ phim này còn vượt trên bất kỳ phân tích xã hội học nào: phim mang nét thiêng liêng khi nói đến cách thức những người nghèo đáp ứng với hoàn cảnh của họ: về sự tin tưởng nhau và về mọi việc trở nên tồi tệ nhanh chóng như thế nào khi ta hành động như thể ta có thể kiểm soát được hoàn cảnh của mình.

Khi sử dụng địa điểm có thật và các diễn viên không chuyên nghiệp nhằm theo sát hiện thực xã hội nhiều hơn, bộ phim đã không thèm quan tâm đến những ý kiến cho rằng làm phim theo chủ nghĩa tân hiện thực nhất thiết sẽ buồn tẻ, thực dụng và phi kịch tính.

Khẩu hiệu tân hiện thực của nhà biên kịch Cesare Zavattini: “Cuộc sống như nó vốn có”, được đạo diễn Vittorio de Sica giải thích rõ ràng về lý do tại sao ông quyết định làm một bộ phim về vụ cắp xe đạp: “Khám phá truyện phim trong cuộc sống hằng ngày, tìm thấy điều tuyệt vời trong tin tức hằng ngay."

Phim “Kẻ cắp xe đạp” như thế đã nằm trong danh sách những phim quan trọng năm 1995 của Vatican, ở hạng mục Có Giá Trị.

Biên Toàn (TGPSG) chuyển ngữ từ Catholic Culture

Top