Mùa Yêu Thương
WGPSG -- Thời tiết với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chu kỳ phụng vụ Giáo hội với mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Thường Niên, mùa Chay và mùa Phục sinh. Chúng ta đang sống những ngày cuối của mùa Vọng 2013 khi đại lễ Giáng sinh sắp đến. Nhiều giáo xứ ráo riết chuẩn bị trang hoàng máng cỏ, thiệp Giáng sinh, hay duyệt lại các tiết mục văn nghệ và hoạt cảnh cho đêm vọng Giáng sinh 2013. Mỗi người một tay, một công việc, từ người lớn tuổi cho đến các em thiếu nhi hay giới trẻ. Tất cả đều chung một tấm lòng. Vì thế, có thể gọi chiếc bản lề nối kết giữa mùa Vọng và mùa Giáng sinh là tình yêu thương, là mùa Yêu Thương. Vậy, ai yêu thương ai và tại sao lại có tình yêu thương như thế?
Mùa Vọng với nhiều hoạt động tâm linh và bác ái như tĩnh tâm, xưng tội, phát quà cho những người nghèo, người già neo đơn, hay cho các em khuyết tật ở các mái ấm, nhà mở, trường tình thương. Điểm nhấn cốt lõi cho những hoạt động này là tình bác ái yêu thương. Với hoạt động tĩnh tâm, xưng tội là cơ hội để mỗi Kitô hữu kiểm điểm lại đời sống đạo, nhìn lại chính mình, đồng thời hướng lòng sám hối với Thiên Chúa tình yêu. Vậy, chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Người yêu thương thật lòng cho dù chúng ta là những tội nhân. Tình yêu thương ấy đã được các cha sở hoặc cha giảng phòng chia sẻ trong dịp tĩnh tâm; Tình yêu thương ấy được ẩn tàng nơi bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể mà mỗi tín hữu chúng ta đón nhận trong mùa Vọng. Bên cạnh đó, với những hoạt động bác ái là cơ hội để mỗi chúng ta hướng lòng về tha nhân, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, hoặc đang khủng hoảng và tắc trong cuộc sống. Quả thật, sợi chỉ đó xuyên suốt mùa Vọng, mùa Yêu Thương đó chính là sống lời Chúa Giêsu dạy: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Mùa Giáng sinh, mùa Tình yêu Ngôi Lời giáng thế. Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận kiếp con người, mang thân phận nô lệ, sinh ra trong hang đá nghèo và lạnh lẽo để đồng cảm với thân phận con người mỗi chúng ta. Điều kỳ diệu của biến cố Chúa giáng sinh làm người đó chính là tình yêu. Tình yêu ấy đã được chuẩn bị lâu dài trong dòng lịch sử cứu độ thời cựu ước. Tình yêu ấy đó chính là Chúa Giêsu Hài Đồng đơn sơ. Quả thật, Chúa yêu thương chúng ta với tình yêu vô điều kiện. Bởi vậy một tác giả nào đó mới viết rất tâm tình thế này: “Nào con biết lấy gì tiến dâng; nào con biết lấy gì đáp ơn. Tay không mộc dược, tay không có vàng, và cũng chẳng có trầm hương…” (Trong Hang Đá Nhỏ - Việt Khôi) hay “Bên máng cỏ Chúa ơi, bên lòng Chúa con luôn khát khao. Chúa chính là nguồn hạnh phúc và là tình yêu dạt dào…” Vâng, mỗi chúng ta chẳng là gì và cũng chẳng có gì để đáp lại tình yêu thương cao vời của Thiên Chúa. Chúng ta là những người nghèo của Thiên Chúa tình yêu. Vậy, có mấy ai mang tâm tình ấy trong đêm vọng Giáng sinh hằng năm?
Mỗi lần viếng máng cỏ, chúng ta thường cầu nguyện như thế nào? Điều gì đọng lại nơi tận sâu thẳm tâm hồn chúng ta khi ngắm nhìn hang đá Giáng sinh? Một chủ đề cho cuộc thi làm hang đá 2013 được mang tên: “Giáng Sinh Trong Mái Nghèo”. Chủ đề này thật ý nghĩa, diễn tả được điều cốt lõi mà Chúa và Giáo hội muốn: Chúa giáng sinh làm người trong khiêm hạ và khó nghèo. Vì thế, máng cỏ tâm hồn mới quan trọng, đó chính là những thiếu sót, lầm lỗi và bất xứng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Đó không phải là những lộng lẫy bên ngoài của dây kim tuyến, đèn chớp tắt, cây thông Noel, hay những rộn ràng của tiếng nhạc, tiếng vỗ tay chúc mừng v.v…
Mới đây, một linh mục đã viết một bài suy tư và cảm nhận rất hay với tựa đề “Người nghèo mãi khóc”. Họ nghèo về kiến thức và tâm linh, nghèo về tinh thần và vật chất, về văn hóa, giáo dục hay y tế v.v… Họ khóc vì khao khát được đón nhận những bàn tay yêu thương và chia sẻ. Họ là ai? Thưa đó là những người đang bệnh tật, đang vất vả mưu sinh, sống ở khu nhà ổ chuột hay ở dưới gầm cầu ở thành phố; họ là những người nông dân tay lắm chân bùn, phải vất vả với miếng cơm manh áo từng ngày. Vì vậy, bao lâu những tiếng khóc và kêu cứu của những mảnh đời ấy vang lên thì mùa Vọng, mùa Giáng sinh hằng năm càng trở nên là mùa Yêu Thương, mùa của tình trời và tình đất giao duyên với sợi dây nối kết vô hình là Tình Yêu Thiên Chúa và tình người muôn nơi.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19