Một Thủ tướng theo Hồi giáo ở một quốc gia có đa số người Công giáo

Dili, Timor-Leste / WHĐ (15.12.2017) – Mặc dù Timor-Leste đang trải qua một giai đoạn chính trị hỗn loạn và chính phủ non trẻ của quốc gia này đang gặp khó khăn, Thủ tướng Mari Amudi Alkatiri là một người Hồi giáo lãnh đạo một quốc gia có đa số người Công giáo. Trong vai trò Thủ tướng từ tháng Chín 2017, những khó khăn mà ông Alkatiri gặp phải hiện nay thuộc lĩnh vực chính trị và kinh tế (luật ngân sách, việc làm cho người trẻ, thương thuyết với Australia về khai thác dầu), chứ không liên quan gì đến tôn giáo. Đó là dấu hiệu tốt về tính đa nguyên và sự trưởng thành của một quốc gia non trẻ (độc lập từ Indonesia năm 2002) với 60% dân số dưới 25 tuổi.
Acacio Pinto, một nhà nghiên cứu trẻ Công giáo người Timor-Leste, chuyên gia về các vấn đề kinh tế và xã hội giải thích với hãng thông tấn Fides: “Timor-Leste, với khoảng 97% dân số theo Công giáo, là quốc gia có đông người Công giáo nhất tại châu Á về tỷ lệ phần phần trăm. Tuy nhiên, quốc gia này không theo thể chế thần quyền hoặc quyết định chọn Công giáo làm quốc giáo. Hiến pháp nhìn nhận sự đóng góp của Giáo hội Công giáo đối với quyền tự quyết của người dân, nhưng duy trì nguyên tắc tự do tôn giáo. Do đó sự kiện Thủ tướng hiện nay Mari Amudi Alkatiri là người theo Hồi giáo thuộc Đảng Cách mạng Timor-Leste Độc lập (Fretilin) không phải là một vấn đề. Đây là nhiệm kỳ thứ hai của ông trong vai trò người lãnh đạo chính phủ: nhiệm kỳ thứ nhất khi Timor-Leste tái thiết lập nền độc lập vào năm 2002; đến năm 2006 ông quyết định từ chức vì bất ổn chính trị và quân sự”.
Pinto nói tiếp: “Mặc dù có niềm tin tôn giáo khác với phần đông dân số, trong một xã hội đa nguyên như xã hội Timor-Leste, ông Alkatiri không vấp phải những thành kiến về phía những nhà lãnh đạo hoặc đảng phái chính trị chính. Tài quản trị cũng như tiếng tăm của ông trong việc quan tâm đến các chính sách tài chính đã chiếm được cảm tình của nhiều công dân, gồm cả những nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo. Chẳng hạn Đức cha Basilio do Nascimento, người đứng đầu giáo phận Baucau, đã ủng hộ việc ông Alkatiri lên làm Thủ tướng của đất nước”.
Cuối cùng nhà nghiên cứu Pinto kết luận: “Chúng ta sẽ xem liệu chính phủ có vượt qua được giai đoạn khó khăn này hay không: Tình trạng chính trị bấp bênh hiện nay là do sự kiện đảng của ông đang có những vấn đề trong Quốc hội. Chúng ta sẽ đợi xem liệu người đứng đầu chính phủ có ở lại cho tới cuối năm hay không. Nhưng nếu ông không tiếp tục, thì chắc chắn đó không phải là do yếu tố tôn giáo”.
(Nguồn: WHĐ - Theo Agenzia Fides, 13/12/2017)
bài liên quan mới nhất

- Thi hài của Thánh Têrêsa Avila được trưng bày công khai lần thứ ba trong hơn bốn thế kỷ
-
Diễn văn của Đức Thánh Cha Lêô XIV dành cho các đại diện truyền thông thế giới ngày 12/5/2025 -
Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và giải giới ngôn từ -
Các Hồng y Hoa Kỳ ca ngợi tấm lòng truyền giáo và kinh nghiệm quốc tế của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Đức Tân Giáo hoàng và Bốn Kỵ Sĩ của Cuộc Cách mạng -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV điện đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky -
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (11/5): Cầu nguyện cho các ơn gọi -
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV -
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y