Lợi ích của niềm tin tôn giáo
Thiên Chúa đã “gặp khó khăn” trong vài năm qua. Trên ti-vi, báo chí và internet, việc tranh luận về mối liên quan trong thế giới hiện đại đa nghi có niềm tin hay không xuất hiện tràn lan và dữ dội. Và vấn đề khá rõ là phe nào nổi nóng nhất.
Từ những cuộc bút chiến vô thần dữ dội (atheist polemics) của Richard Dawkins tới sự nhạo báng công khai của Christopher Hitchens về việc ông Tony Blair gia nhập Công giáo và lời tuyên bố của Stephen Hawking rằng “nhân loại không cần Thiên Chúa”. Điều đó có vẻ như những người không có niềm tin cũng đã tin. Họ có vậy không?
Khi nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Bible Of The Dead (Kinh thánh của kẻ chết), tôi đã mất nhiều tháng tìm hiểu khoa học đức tin đối với thuyết vô thần (atheism), và phát hiện những chứng cớ rất bất ngờ. Có thể chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ của bạn về toàn bộ cuộc tranh luận, vì nó đã thay đổi quan điểm của tôi.
Tôi không là người cuồng tín (zealot). Ngược lại, tôi là người vô thần niên thiếu (teenage atheist). Dù tôi đã trưởng thành, tôi vẫn có cảm giác mơ hồ rằng “phải có cái gì đó ở bên ngoài”. Tôi không thường xuyên đi nhà thờ. Trong quá trình tìm hiểu khoa học đức tin, điều mà tôi khám phá ra đã khiến tôi sửng sốt.
Bắt đầu từ 2 năm trước, khi tôi du lịch ở bang Utah, cái nôi của giáo phái đa thê (mormonism). Trong tuần lễ đầu tiên ở đó, tôi tiếp cận tôn giáo kỳ cục này của Mỹ với thuyết khuyển nho (cynicism) chủ yếu của Âu châu. Tôi ghẹo mấy ông nhiều vợ về sở thích “nội y tâm linh” (spiritual undergarments) của họ. Tôi thất vọng vì không thể tìm ra cà-phê sữa đứng đắn (decent cappuccino) – quý ông đa thê không được uống cà-phê, uống rượu, uống trà, hút thuốc lá hoặc “ăn cơm trước kẻng” (premarital sex).
Nhưng rồi tôi có cái để biết rõ. Một đêm nọ, sau khi ăn tối, tôi trở về khách sạn ở Salt Lake City lúc 2 giờ sáng, tôi bất ngờ nhận ra: Mình an toàn. Như mọi du khách đều biết, đây là một kinh nghiệm khá khác thường ở một thành phố Mỹ sau nửa đêm.
Tại sao tôi cảm thấy an toàn? Vì tôi ở trong một thành phố rất nhiều ông đa thê, và các ông này không bao giờ đi cướp giật. Họ có thể làm bạn chán hoặc làm phiền bạn khi họ đến gõ cửa nhà bạn, rình mò niềm tin của bạn, nhưng họ sẽ không tấn công bạn.
Lòng sùng đạo và sự tử tế của những ông đa thê làm cho thành phố của họ tốt lành hơn. Điều đó khiến tôi suy nghĩ: Tại sao tôi quá khinh khỉnh với những người hiếu khách và vui vẻ như vậy? Điều gì cho phép tôi chế nhạo tôn giáo của họ? Từ lúc đó, tôi quan tâm nhiều hơn tới những lợi ích khả dĩ của niềm tin tôn giáo. Không phải một tôn giáo mà tất cả các tôn giáo. Và tôi đã ngạc nhiên với những gì tôi phát hiện.
Suốt 30 năm qua, khoa học chứng minh rằng niềm tin tôn giáo có lợi ích về y học, xã hội và tâm lý. Năm 2006, Hội Cao huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension) đã chứng minh rằng những người đi nhà thờ có huyết áp thấp hơn người không có niềm tin.
Cũng vậy, năm 2004, các nhà nghiên cứu tại ĐH California, ở Los Angeles, chứng tỏ rằng các học sinh có liên quan các hoạt động tôn giáo có thể có sức khỏe tâm thần và tình cảm tốt hơn những người khác. Trong khi đó, năm 2006, các nhà nghiên cứu tại ĐH Texas thấy rằng càng thường xuyên đi nhà thờ thì càng sống thọ.
Việc tham dự các hoạt động tôn giáo kết hợp với tỷ lệ tử vong ở người lớn theo kiểu có chắt lọc: có sự chênh lệch 7 năm về tuổi thọ giữa những người không đi nhà thờ và người đi nhà thờ hằng tuần.
Kết quả tương tự đã được tường trình trên báo American Journal of Public Health, họ đã nghiên cứu 2.000 người dân ở bang California trong 5 năm. Những người đi nhà thờ ít tử vong hơn 36% trong 50 năm so với những người không đi nhà thờ. Ngay cả những tham dự việc thờ phượng không thường xuyên – ngụ ý niềm tin không mạnh – cũng vẫn thọ hơn những người không bao giờ tham dự việc thờ phượng. Khá ấn tượng. Nhưng còn nữa.
Năm 1990, báo American Journal of Psychiatry phát hiện rằng những người có niềm tin tôn giáo bị nứt xương hông thì ít bị trầm cảm hơn, mau xuất viện hơn và có thể bước đi xa hơn so với những người không có niềm tin tôn giáo.
Không chỉ là xương hông. Các khoa học gia phát hiện rằng những người có niềm tin tôn giáo bị ung thư vú, nghẽn động mạch vành và viêm khớp cũng phục hồi mau hơn những người không có niềm tin tôn giáo, trẻ em cũng ít bị viêm màng não (meningitis). Cuộc nghiên cứu năm 2002 cho thấy những người có niềm tin tôn giáo thụ tinh trong ống nghiệm cũng tốt hơn những người không có niềm tin tôn giáo.
Cuộc nghiên cứu năm 1999 cho thấy những người tham dự các hoạt động thờ phượng hoặc cầu nguyện thì có hệ miễn nhiễm mạnh. Các lợi ích này tích lũy với sự thật rằng những người có niềm tin tôn giáo ít hút thuốc lá, ít uống rượu và ít lạm dụng ma túy hơn. Quả thật, tôn giáo có lợi cho xã hội.
Niềm tin không chỉ chữa lành cơ thể mà còn cứu chữa tinh thần. Năm 1998, báo American Journal of Public Health phát hiện rằng các bệnh nhân trầm cảm có niềm tin “tự bản chất” (sâu sắc, không a-dua) có thể phục hồi nhanh hơn 70% so với bệnh nhân có niềm tin không mạnh. Năm 2002, một cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng việc cầu nguyện làm giảm bất lợi ở các bệnh nhân bệnh tim.
Năm 2008, GS Andrew Clark thuộc Trường Kinh tế và TS Lelkes thuộc Trung tâm Âu châu về Chính sách và Nghiên cứu Phúc lợi Xã hội (European Centre for Social Welfare Policy and Research) đã nghiên cứu nhiều về dân Âu châu. Họ thấy rằng những người có niềm tin tôn giáo – so với những người không có niềm tin tôn giáo – ít bị stress, có thể xử lý tốt vấn đề mất việc và ly hôn, ít tự tử, tự tin hơn, có “mục đích sống” (life purpose) và sống hạnh phúc hơn.
Điều gây ngạc nhiên về cuộc nghiên cứu này là nhóm nghiên cứu không chủ ý tìm kết quả này – kết quả đó xảy ra bất ngờ. GS Clark nói: “Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu để tìm nguyên nhân một số nước Âu châu có tiền trợ cấp thất nghiệp nhiều hơn các nước khác”. Nhưng khi tiếp tục tìm hiểu thấy có biểu hiện của đức tin. Phân tích của chúng tôi cho thấy những người có niềm tin tôn giáo ít bị tổn hại tâm lý vì thất nghiệp những người không có niềm tin tôn giáo. Những người có niềm tin tôn giáo bằng lòng với cuộc sống hơn.
Vậy tại sao tôn giáo tác dụng minh nhiên như vậy?
Một trong các cuộc nghiên cứu công bố năm 2010, do GS Chaeyoon Lim và GS Robert Putnam thuộc ĐH Harvard thực hiện, cho thấy rằng những người có niềm tin tôn giáo hạnh phúc hơn những người không có niềm tin tôn giáo. Họ thấy rằng có nhiều lợi ích về sức khỏe nhờ niềm tin tôn giáo nếu bạn thường xuyên đi nhà thờ và có những bạn tốt ở đó. Nói cách khác, đó là phần tôn giáo được tổ chức đã tạo nhiều điều tốt.
Đến nhà thờ, đền đài hoặc chùa chiền tạo cho bạn một mạng lưới xã hội rộng và có người hỗ trợ, điều này giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và được nâng đỡ khi bạn cần. Các khoa học gia của ĐH Harvard đã ngạc nhiên vì các phát hiện của họ khiến họ cân nhắc việc thay đổi thái độ đối với tôn giáo. GS Lim nói: “Tôi không có niềm tin tôn giáo, nhưng… tôi bắt đầu suy nghĩ về việc tôi có nên đến nhà thờ hay không. Điều này hẳn sẽ làm mẹ tôi vui”. Nhưng nếu “hiệu quả giáo đoàn” (congregation effect) là một cách giải thích về sức khỏe tốt của những người đi nhà thờ thì đó không là cách giải thích duy nhất. Các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng thực chất niềm tin cũng quan trọng.
Chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu với 4.000 người cao tuổi của báo U.S. Journal of Gerontology cho thấy rằng những người vô thần có nhiều nguy cơ tử vong trong khoảng 6 năm so vói những người có niềm tin tôn giáo. Những người có niềm tin tôn giáo sống thọ hơn những người không có niềm tin tôn giáo dù họ không thường xuyên tham dự các giờ thờ phượng. Nghiên cứu này cho thấy có lợi ích trong niềm tin tôn giáo thuần túy – có thể tính tôn giáo tác dụng nhờ việc tạo ra ý nghĩa sâu sắc về mục đích nội tâm và sự an ủi khi đau buồn.
Thử đặt vấn đề: Cứ cho là các chứng cớ cho rằng tôn giáo tốt cho bạn, vậy làm sao những người vô thần có vẻ chống lại điều đó? Họ hãnh diện về sự hợp lý của họ, nhưng rất nhiều chứng cớ theo kinh nghiệm (empirical evidence) cho thấy Thiên Chúa tốt cho bạn. Đúng vậy, đó là người vô thần, không là người sùng đạo, ai hành động bất hợp lý? Không lạ gì tất cả những điều này xảy đến với nhiều sinh viên khoa di truyền học và tiến hóa, từ lâu họ vẫn nghĩ rằng niềm tin tôn giáo có thể đã được “kết nối phần cứng” (hard-wired) với đầu óc con người.
Chẳng hạn, các cuộc nghiên cứu về song sinh (nghiên cứu về sự giống nhau của các cặp song sinh được tách ra lúc sinh) cho thấy rằng tôn giáo là một đặc tính di truyền (heritable characteristic): nếu một người song sinh có niềm tin tôn giáo thì người kia có thể trở thành người có niềm tin tôn giáo, cho dù hai người không được cùng cha cùng mẹ nuôi dưỡng.
Các nhà thần kinh học đang tạo một tiến trình thú vị trong việc định vị các vùng não, mới đầu là vỏ não thùy trán (frontal cortex), vùng “đảm nhiệm” về niềm tin tôn giáo – các vùng não có vẻ được tạo để “ăn khớp” với niềm tin tôn giáo. Nghiên cứu này có tên là “thần học thần kinh” (neurotheology).
Tại sao chúng ta được “nối kết phần cứng” để có niềm tin tôn giáo? Chính xác là vì tôn giáo làm cho chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn, do đó khiến chúng ta có nhiều con cái hơn. Theo thuật ngữ thuần túy nhất của Darwin: “Trời không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho gen của bạn” (God isn’t just good for you, He’s good for your genes, too).
Ngược với điều mong đợi, tất cả những điều đó nghĩa là người vô thần lập dị (eccentric), bất toàn (flawed) và không thích nghi (maladaptive), còn người sùng đạo khỏe mạnh (healthy), thích nghi (well-adjusted) và bình thường (normal). Theo thuật ngữ tiến hóa, thuyết vô thần là ngõ bí (atheism is a blind alley). Trên khắp thế giới, những người có niềm tin tôn giáo có nhiều con hơn những người không có niềm tin tôn giáo, còn các xã hội vô thần là các xã hội có tỷ lệ sinh thấp nhất.
Cộng hòa Séc (Czech Republic) là một ví dụ cũ. Nước này tuyên bố là nước vô thần nhất Âu châu, nếu không nhất thế giới. Họ còn có tỷ lệ sinh thấp là 1,28 đối với một phụ nữ, một trong các tỷ lệ thấp nhất thế giới (và rồi không người Séc nào dám tuyên bố vô thần nữa). Tuy nhiên, sự hiện hữu của thuyết vô thần là điều gì đó bất thường. Nhưng rồi những điều bất thường đó được nhận ra trong sự phát triển.
Nghĩ về loài chim cưu (dodo, thuộc họ bồ câu) hoặc loài vẹt không biết bay (flightless parrot), chúng đều bị tuyệt chủng. Đó không là điều để tôi nói mà để bạn suy nghĩ. Những gì tôi biết là việc đánh giá nghiên cứu đã thay đổi cách nghĩ của tôi về niềm tin tôn giáo. Ngày nay, tôi đi nhà thờ khá nhiều, nhất là khi tôi đi đây đó và nghiên cứu sách vở.
Chẳng hạn, có một ngày tôi thấy mình ở Cambridge – quê hương của Stephen Hawking – và có dịp tham quan những nơi đặc biệt của thành phố này. Tôi đi ngang qua phòng nghiên cứu mà Hawking làm việc, ghé vô quán rượu mà họ thông báo đã tìm ra DNA và ngắm nhìn thư viện mà Charles Darwin đã nghiên cứu. Khi đó, tôi sợ những thành tựu của con người.
Sau đó tôi đến dự lễ chiều tại một nhà nguyện. Thật đẹp đẽ, tuyệt vời và hướng thượng.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Daily Mail)
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19