Jon Fosse, người vừa đoạt giải Nobel Văn Chương, là một người trở lại Công giáo

Jon Fosse, người vừa đoạt giải Nobel Văn Chương, là một người trở lại Công giáo

Jon Fosse, người vừa đoạt giải Nobel Văn Chương, là một người trở lại Công giáo

TGPSG / Aleteia -- Tương đối ít được biết đến trên văn đàn Pháp, Jon Fosse, vừa đoạt giải Nobel Văn Chương, đã được gặp Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 năm 2009 và ông đã trở lại Công giáo năm 2013. Các tác phẩm văn chương của ông thấm đẫm "những điều không thể diễn tả nổi".

Mặc dầu ít được biết đến ở Pháp, ông được xem là một trong những nhà văn đương đại lớn nhất, và từ thứ Năm 5-10-2023, ông đã trở thành một trong bốn người Na Uy đoạt giải Nobel Văn Chương.

Jon Fosse, 64 tuổi, là tác giả của khoảng 30 tiểu thuyết, truyện ngắn, sách cho trẻ em và những vở kịch. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được dàn dựng hơn 1.000 lần trên sân khấu.

Hai đặc điểm trong tác phẩm của ông: Jon Fosse viết bằng tiếng Nynorsk, còn gọi là "tiếng Na Uy mới", một thứ tiếng thiểu số ở Na Uy chỉ có 10% dân số sử dụng; và ông viết không (hoặc rất ít) dấu chấm câu.

Phong cách viết của ông được mô tả là "hóc búa" hay còn được gọi là "lặng lẽ", và đối với Anders Olsson - chủ tịch của Ủy ban giải Nobel, thì tác giả mở lòng ra cho "thần thánh". Đây là cách nói gỉảm nhẹ đẹp đẽ để không phải nói rằng Jon Fosse có đức tin sâu sắc và thậm chí trở lại Công giáo từ năm 2013 mà điều đó thì bàng bạc trong tất cả mọi tác phẩm tương đối thần bí của ông,

Viết là một cách cầu nguyện

Sinh năm 1959 tại Tây Nam Na Uy, Jon Fosse được nuôi dạy bởi cha mẹ sùng đạo của một hệ phái tin lành thần bí. Ở tuổi thiếu niên, ông rời xa tôn giáo và tự xem là vô thần, trong giai đoạn đầu của cuộc đời nơi ông tạo dựng được tên tuổi trên làng văn.

Trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 tuổi, ông cho phát hành không dưới 5 đầu sách.

Sau đó ông chuyển sang viết kịch và chính nhờ những vở kịch đó mà ông được biết đến ở Pháp, nổi bật là vở "Ai đó sắp đến" và "Méancholia I", do Claude Régy dàn dựng.

Trong số những tác phẩm điển hình về tính thần bí, cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Septologie (Bộ Bảy, 2021), nhắc đến bảy ngày tạo dựng vũ trụ của Thượng Đế và theo nếp sống nhàn rỗi của một họa sĩ. Chưa được dịch toàn bộ sang tiếng Pháp, mỗi cuốn trong bảy cuốn sách đều bắt đầu bằng cùng một câu và chấm dứt bằng cùng một lời cầu nguyện với Chúa.

Trước khi đoạt giải Nobel, Jon Fosse đã đoạt được nhiều giải thưởng, như Huân Chương Công Trạng quốc gia của Pháp năm 2007, hay giải Văn Chương Châu Âu năm 2014.

Ngày 21-11-2009, ông nhận được một huy chương từ chính tay Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 nhân cuộc gặp gỡ với các văn nghệ sĩ tại Nhà Nguyện Sixtine.

Việc ông trở lại đạo Công giáo diễn ra năm 2013 là điều đặc biệt đáng chú ý đối với một người Na Uy, ở nơi mà Công giáo chỉ là một thiểu số rất nhỏ.

Ông ít khi trả lời phỏng vấn báo chí nhưng Jon Fosse không ngần ngại thể hiện đức tin và tham dự thánh lễ đều đặn, thậm chí thú nhận việc sống đạo đã đặc biệt giúp ông vượt qua tệ nghiện rượu mà ông đã mắc phải trong nhiều năm dài. Ông cũng chia sẻ rằng, viết văn đối với ông là cách ông cầu nguyện.

Bérengère de Portzamparc (Aleteia) / Lê Hưng (TGPSG) chuyển ngữ

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top