Đức Thánh Cha Phanxicô cống hiến đến cùng
TGPSG -- Giữa những ồn ào và tranh luận, giữa vô vàn câu chuyện bên lề và góc nhìn của dư luận, vẫn có một sự thật cần được lên tiếng: Cống hiến không đồng nghĩa với kiệt quệ. Hy sinh không có nghĩa là bị bóc lột đến cạn cùng.
Cống hiến khác với kiệt quệ
Gần đây, có nhiều lời bàn tán xoay quanh sức khỏe của Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhất là khi ngài vẫn tiếp tục hiện diện trong các sự kiện, gửi đi những thông điệp, những nụ cười và lời cầu nguyện, dù tuổi đã cao và sức khỏe đã suy yếu. Có một lần, ngài nói:
“Tôi không làm việc như một cái máy. Tôi cống hiến phần còn lại của mình cho Chúa, cho Giáo Hội, cho anh chị em – không phải vì bị buộc phải làm thế, nhưng vì tình yêu.”
Câu nói ấy chạm vào tận sâu trái tim nhiều người.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà đôi khi sự chăm chỉ bị đánh tráo khái niệm thành sự nhẫn nhịn, phục vụ bị áp đặt thành nghĩa vụ. Có người bị ép làm đến kiệt sức, quên cả chính mình, gia đình, lẫn lý tưởng ban đầu. Và nếu không tỉnh táo, người ta có thể ngộ nhận đó là “cống hiến”.
Không được ngộ nhận như thế!
Cống hiến là khi trái tim còn được thở, còn được yêu, còn được lựa chọn.
Bị ép làm đến chết là mất đi sự sống một cách oan uổng, khác với cống hiến đến phút cuối là dâng hiến sự sống ấy cho điều gì đó lớn lao hơn chính mình.
Một minh chứng sống động cho điều đó chính là khoảnh khắc cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Ngày 20.04.2025, dù sức khỏe đã suy kiệt, ngài vẫn quyết định hiện diện lần cuối cùng tại Quảng trường Thánh Phêrô để ban phép lành Urbi et Orbi. Một quyết định không dễ dàng – nhưng xuất phát từ trái tim mục tử. Khi được trợ tá y tế cá nhân – ông Massimiliano Strappetti – động viên, ngài đã thốt lên lời tri ân: “Cảm ơn vì đã đưa cha trở lại Quảng trường.”
Đó là món quà cuối cùng ngài dành cho Dân Chúa: không phải bằng quyền lực, không phải bằng lời nói, mà bằng sự hiện diện – tròn đầy, yêu thương, và hoàn toàn tự nguyện. Rạng sáng hôm sau, ngài chào từ biệt người trợ tá và ra đi trong bình an – âm thầm, khiêm tốn, đúng như cách ngài đã sống.
Từ ngày 13/03/2013, khi được tuyển chọn làm Giáo hoàng, Đức Phanxicô đã hứa sẽ “cùng đồng hành” với Dân Chúa. Và đúng như vậy, ngài đã đi cùng chúng ta - cho đến phút cuối cùng.
Câu chuyện ấy không chỉ là một lời tiễn biệt. Đó là một lời chứng mạnh mẽ cho chân lý: Người ta chỉ thực sự cống hiến khi được tự do trong tâm hồn.
Sống Tốt: Con Là Một Tuyệt Tác
Trong cuốn sách “Sống Tốt: Con Là Một Tuyệt Tác”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng:
“Mỗi người trong các con là một tuyệt tác của Thiên Chúa. Các con không được sinh ra để trở thành bản sao của người khác. Hãy là chính mình, đừng sợ sống khác biệt, và đừng ngại sống tốt.”
Cống hiến không phải là để “xứng đáng hơn” hay “được công nhận”, mà là lời đáp trả từ một con tim hiểu rằng mình được yêu. Khi ta sống tốt – là ta sống đúng với bản chất tuyệt vời mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Và từ đó, cuộc sống của ta có thể trở thành nguồn cảm hứng cho thế giới.
Bạn là một tuyệt tác. Và một tuyệt tác thì không nên bị sử dụng như công cụ – mà nên được trân trọng, phát triển và tự do dâng hiến.
Truyền Thông Trong Tình Yêu: Một Câu Chuyện Cần Thiết
Đức Giáo hoàng Phanxicô từng nói:
“Chúng ta cần một nền truyền thông có thể giúp mọi người, đặc biệt là giới trẻ, phân biệt điều tốt và điều xấu, phát triển khả năng phán đoán dựa trên việc trình bày rõ ràng và không thiên vị các sự kiện.” (Thông điệp gửi Hiệp hội Báo chí Công giáo Hoa Kỳ, 30.06.2020)
Ngài cũng cảnh báo:
“Báo chí dựa trên tin đồn và dối trá là một hình thức khủng bố.” (Phát biểu trước Hiệp hội Nhà báo Quốc gia Ý, 22.09.2016)
Trong thời đại mà thông tin lan truyền chóng mặt, truyền thông không chỉ là đưa tin – mà là xây cầu nối, gầy dựng sự thật bằng tình yêu thương và trách nhiệm. Hãy là người truyền thông sống thật, sống tốt, và dám yêu bằng con chữ.
Lời kết
Hãy nhớ rằng, cống hiến thật sự xuất phát từ tình yêu và sự tự do trong tâm hồn. Bạn không phải là một cỗ máy, bạn là một tuyệt tác.
Và khi bạn sống tốt – bạn đang sống đúng với Thiên Chúa. Khi bạn sống đúng với Ngài – bạn đang biến thế giới này trở nên nhân hậu hơn.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
bài liên quan mới nhất

- Ký ức về Đức Giáo Hoàng Phanxicô
-
ĐTC Phanxicô, người con của công đồng Vatican II -
Tất cả đều mới mẻ … Tất cả lại bắt đầu -
ĐTC Phanxicô: Cái chết không phải là kết thúc mọi thứ, nhưng là một khởi đầu mới -
Đức Phanxicô – Vị giáo hoàng canh tân Giáo hội không mệt mỏi -
Đức Phanxicô, vị Giáo hoàng của lòng người -
6 năm đầu triều đại Giáo hoàng Phanxicô: Triều đại của lòng thương xót -
Đức Thánh Cha Phanxicô hết lòng cho hòa bình thế giới -
Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông có ý nghĩa gì đối với chúng ta? -
Đêm của Ánh Sáng, Hy Vọng và Sự Sống
bài liên quan đọc nhiều

- Hãy ký thác đường đời cho Chúa
-
Giáo lý viên giáo xứ Tam Hải: Bốn mùa Chúa đổ hồng ân -
Nụ hôn của Chúa Giêsu: Bài học từ một cậu bé giúp lễ -
Gia đình Giáo lý viên -
Thách thức của Tình yêu -
Ba ơi, Con đã về! -
Chúa vẫn chờ đợi -
Em là thiên thần trong mắt tôi -
Khôn ba năm - Dại một giờ -
Ký sự: Vương quốc Nhân Ái