Đức Mẹ trong tâm hồn Hemingway và Đức Giáo hoàng Lêô XIV
TGPSG/Aleteia --- Đức tin Công giáo của Hemingway chủ yếu đến từ các cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Ông bị thương nặng chỉ một năm sau khi các cuộc hiện ra ở Fatima xảy ra.
Lễ Đức Mẹ Fatima hôm nay gợi nhớ đến sự chuyển biến tâm linh của Ernest Hemingway trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, như được kể lại trong tác phẩm Đức Tin của Hemingway.
Thật bất ngờ thay, Hemingway lại có một tâm hồn đồng điệu với vị Tân Giáo hoàng Lêô XIV - Hồng y Robert Francis Prevost - đến từ Chicago. Điều thú vị là cả hai đều là người Trung Tây Hoa Kỳ rồi từng chuyển qua sống tại Ý.
Vào ngày 8 tháng 7 năm 1918, Hemingway bị thương nặng ở miền Bắc Ý khi những quả đạn pháo của quân Áo bắn qua sông Piave, trúng vào điểm tiền tuyến nơi ông đang giao thuốc lá và sôcôla - để lại 227 mảnh shrapnel trong chân ông như “những con quỷ nhỏ đóng đinh vào chỗ da thịt tươi,” ông viết một tháng sau đó.
Ông là một tài xế xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ, đã tìm kiếm sự phiêu lưu ở Ý và muốn đến những nơi có chiến sự. Ông đã nhận được nhiều hơn những gì mình mong đợi.
Khi ông nằm đó, máu chảy ròng, ông cầu nguyện “với đức tin gần như hoang dã” để xin sự can thiệp của “Đức Mẹ và các thánh,” để được cứu sống, ông viết trong một bài hồi ký sau này.
Và ông đã được cứu.
Cha Bianchi Guiseppi, người đã làm bạn với ông trong phòng ăn của các sĩ quan, đã ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và cho ông rước lễ sau khi Hemingway coi mình là người Công giáo (Charles Scribner III đã kể cho tác giả bài viết này khi bắt đầu hành trình tìm hiểu 14 năm trước để biết điều gì làm nên con người Hemingway).
Một điều chắc chắn là: trái tim ông đã hòa nhịp với trái tim của Đức Mẹ.
“Khi Chris Matthews gần đây thách thức tôi bảo vệ luận điểm của mình, anh ấy rất ấn tượng với sự tập trung của Hemingway vào các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, nên đã đọc những gì mà George Herter (người nổi tiếng với cuốn 'Bull Cook and Authentic Historical Recipes and Practices') đã nói với H.R. Stoneback (nhà nghiên cứu hàng đầu về niềm tin Công giáo của Hemingway) rằng:
‘Hemingway là một người Công giáo mạnh mẽ. Đức tin của ông chủ yếu đến từ các cuộc hiện ra của Đức Mẹ. Ông đã nói với tôi nhiều lần rằng nếu không có Kinh Thánh, không có những luật lệ do con người tạo ra, thì các cuộc hiện ra này đã chứng minh một cách chắc chắn rằng Giáo hội Công giáo là Giáo hội duy nhất đúng’.”
Don Guiseppi - người đóng vai linh mục trong phim Giã Từ Vũ Khí - chắc chắn đã nói với Hemingway về các cuộc hiện ra ở Fatima chưa đầy một năm trước đó ở Bồ Đào Nha. Mọi thứ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với chàng tài xế xe cứu thương trẻ tuổi từ miền Trung Tây Hoa Kỳ.
Herter viết trong một bức thư trước đây gửi cho Stoneback: “Hemingway không thể hiểu tại sao Giáo hội Công giáo không công bố (những cuộc hiện ra này)… Tôi đã nghe ông ấy thỉnh thoảng nhắc đến tất cả những nơi này (Lộ Đức, Fatima, v.v.) và cả những nơi khác nữa.”
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II chắc chắn rất sùng kính Đức Mẹ Fatima – điều này được thể hiện rõ khi ngài mang viên đạn suýt giết ngài vào đúng ngày lễ Đức Mẹ Fatima năm 1981, và đặt viên đạn đó vào vương miện của Mẹ, vào ngày lễ của Mẹ, đúng một năm sau.
Giờ đây, với việc bầu chọn Đức Giáo hoàng Lêô XIV, các cuộc hiện ra này chắc chắn sẽ được chú ý cách đặc biệt.
“Đức Mẹ đồng hành cùng chúng ta,” vị Tân Giáo hoàng nói, như phản ánh cảm xúc của Hemingway, người đã nói với Herter rằng: ông coi Đức Mẹ là “trạm tiền tuyến” của Chúa Giêsu và Chúa Cha trên trần gian.
Hemingway, người bị thương tại “trạm tiền tuyến”, mô tả về Đức Mẹ cách cảm động như thế.
Quả thật, Mẹ đang đồng hành cùng chúng ta, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ, nếu được yêu cầu.
Đức Giáo hoàng Lêô XIV kết thúc bài phát biểu công khai đầu tiên của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô bằng cách chỉ dẫn mọi người cách cầu nguyện, khi ngài dẫn dắt đám đông hàng chục nghìn người đọc kinh Kính Mừng. Ngài tiếp tục dạy qua hành động với chuyến thăm đầu tiên bên ngoài Roma vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 5, đến Đền thờ Đức Mẹ do một nữ tu dòng Augustinô thế kỷ 15 xây dựng, tại thị trấn nhỏ Genazzano, cách Roma 19 dặm về phía đông nam. Sau đó trong ngày, ngài thăm thêm một đền thờ Đức Mẹ khác, Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, nơi Đức Giáo hoàng Phanxicô được an táng.
Như Đức Giáo hoàng Lêô XIII, là người được vị Tân Giáo hoàng mang tên, đã viết trong thông điệp của ngài vào Lễ Sinh nhật Đức Mẹ 5 năm trước khi Hemingway được sinh ra: “Lời cầu nguyện của chúng ta hướng về Đức Mẹ đi theo nhiệm vụ mà Mẹ liên tục thực hiện bên cạnh ngai Thiên Chúa như là Đấng Trung gian chuyển thông Ơn Chúa; vì phẩm hạnh và công trạng của Mẹ, Mẹ là người được Thiên Chúa nhậm lời nhiều nhất, và vì thế, Mẹ vượt qua tất cả các thiên thần và các thánh trên trời về quyền năng.”
Từ vị trí thiên quốc của Mẹ, như Hemingway đã tưởng tượng, và như Giáo hoàng Lêô XIV nhắc nhở chúng ta, Mẹ luôn hoạt động trên trần gian này khi Mẹ “đồng hành” và lắng nghe chúng ta
Tác giả: Mary Claire Kendall
Xuân Đại (TGPSG) biên dịch từ Aleteia
bài liên quan mới nhất

- 9 điều cần biết và chia sẻ về Đức Mẹ Fatima
-
Đức Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót -
Hiểu vai trò tuyệt vời của Mẹ Maria trong đời sống chúng ta -
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano -
Noi theo gương Đức cố Giáo hoàng yêu mến Đức Mẹ -
Tôn kính Đức Maria trong Tháng Năm -
Sự tham gia của Đức Maria vào thập giá -
Hành hương trong lòng Giáo hội - Phần 4: Hành hương với Đức Mẹ Maria -
Mẹ Maria, trọn đời đồng trinh và là nơi nương ẩn cho kẻ có tội -
Dạy và hướng dẫn con lần hạt Mân Côi theo từng lứa tuổi
bài liên quan đọc nhiều

- Mười cách để nhận biết Đức Maria là Mẹ của chúng ta
-
Đức Mẹ sông Mê-Kông: Hương thơm đồn xa -
Niềm Vui Cùng Mẹ Maria đón mừng Chúa Giáng Sinh -
Hành hương Đức Mẹ Fatima Bình Triệu -
Đức Mẹ hồn xác lên trời & Đức Mẹ ngủ -
“Hãy để Mẹ ngủ” là cảnh Giáng Sinh Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu thích -
Ngày Đức Mẹ hiện ra ở Mỹ -
Mẹ Maria dạy ta cách cầu nguyện -
Tràng Chuỗi Mân Côi của Má -
Đọc kinh Mân Côi liên gia, nối kết tình nghĩa gia đình, bà con lối xóm