ĐHY Piacenza giải thích ý nghĩa sám hối Kitô giáo cho Mùa Chay 2021
Trong một lá thư gửi đến toàn thể tín hữu, được công bố hôm thứ Sáu 19/02, Đức Hồng y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân giải Tối cao giải thích ý nghĩa sâu xa của những cử chỉ mà Giáo Hội mời gọi các tín hữu thực hành trong Mùa Chay năm nay.
Đức Hồng y viết: “Đây là thời gian cho việc sám hối, nhưng cũng là thời gian để chúng ta tham dự vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Kitô trên sự dữ, điều chỉ có thể mang lại niềm vui và ơn cứu rỗi cho nhân loại ngày nay đang bị thử thách do đại dịch”.
Theo Chánh Tòa Ân giải Tối cao, Mùa Chay và đại dịch: hai khoảng thời gian, một theo lịch phụng vụ và đời sống Giáo hội, và một đang ảnh hưởng đến toàn thể đời sống nhân loại hiện nay. Cả hai có một số từ ngữ chung. Hiện nay, mọi người trên khắp thế giới được mời gọi từ bỏ ít nhất một phần tự do cá nhân, hy sinh chính lối sống của mình để tuân giữ các biện pháp phòng ngừa đại dịch theo chỉ dẫn của chính quyền.
Đức Hồng y nhận xét rằng, để thúc giục người dân tuân giữ các quy định của chính phủ, các phương tiện truyền thông phổ biến ba thông điệp: cảnh báo nguy hiểm sắp xảy ra và mỗi người phải chịu trách nhiệm về chính mình và người khác; loan báo về một viễn tượng tương lai tích cực; thời gian chờ đợi đòi hỏi hy sinh như là điều kiện cần thiết. Ở một phần nào đó, đây cũng là tinh thần sám hối Kitô giáo trong Mùa Chay. Thực tế, trong Lời nguyện nhập lễ thứ Tư Lễ Tro, chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta ăn chay và sám hối, bắt đầu một hành trình hoán cải để ngày thêm vững mạnh chiến thắng ác thần. Nhưng ngay sau đó, một viễn tượng tích cực được mở ra cho chúng ta đó là chiến thắng Thập giá của Đức Kitô. Nơi Cuộc Khổ Nạn này, mọi người được mời gọi tham dự cho đến khi cuộc chiến kết thúc, được biểu thị bằng con số thánh 40 ngày, thời gian của hoán cải cứu độ.
Chánh Tòa Ân giải Tối cao nhấn mạnh rằng, trong trường hợp này, ác thần và việc chiến thắng nó có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, bởi vì điều này không chỉ liên quan đến lợi ích vật chất đối với sức khỏe thể lý, nhưng quan trọng hơn đó là ơn cứu độ đời đời.
Đức Hồng y còn giải thích thêm về sám hối được hiểu theo ý nghĩa của Kitô giáo. Ngài viết: “Sám hối tự nó chứa đựng một niềm vui sâu xa và một ý nghĩa công bằng, điều cần phải tái khám phá. Hơn nữa, sám hối Kitô giáo không phải là một nỗ lực do chính con người đạt được, nhưng chính Chúa ban cho và con người có bổn phận biểu hiện bằng một ý chí đáp trả với tất cả tình yêu”.
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Bạn còn muốn về nhà?
-
4 lời khuyên cho cuộc sống Kitô hữu hạnh phúc -
Bí quyết để vượt qua thói xấu là thực hành nhân đức đối lập -
“Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Mừng thọ - Lời tạ ơn và bài học cho người Kitô hữu -
Lắng -
Nhịp bước với Mẹ Maria trong cuộc hành hương hy vọng -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ nhất Năm Sự Sáng - Chúa Giêsu chịu phép rửa -
Hành hương thời Tân ước - Phần 1: Đức Giêsu hành hương lên thánh địa -
Lý do theo Kinh Thánh để chúng ta phải tránh nói hành nói xấu
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19