ĐHY: Giám mục, người phục vụ niềm hy vọng

ĐHY: Giám mục, người phục vụ niềm hy vọng

Thưa anh em Giám mục và linh mục trong giáo tỉnh Thành phố HCM,

Hiện nay xuất hiện trên mạng truyền thông những bất đồng và những quy kết gây ít nhiều bất ổn trong đời sống Giáo Hội. Nhưng có thể nhìn vào nơi sâu thẳm của lòng người, để khám phá những thất vọng đối với thực tại trần thế, cùng những khát vọng hướng về một cõi sống mới tốt đẹp hơn. Ước mong dịp anh em linh mục gặp gỡ nhau trong Năm Linh Mục cũng là dịp giúp sức cho nhau và chung một tâm huyết xây cho gia đình và cộng đoàn, xã hội và giáo hội, một ngôi nhà mới, một cuộc sống mới, nơi đó "tín nghĩa ân tình luôn hội ngộ, hoà bình công lý tất giao duyên". Từ đó linh mục trở nên người phục vụ cho niềm hy vọng nơi Chúa Phục Sinh là Chân Lý và là Tình Yêu, là Sự Sống và là Sự Bình An, và là Đường dẫn đến đó. Những suy nghĩ sau đây, tôi đã chia sẻ cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 2001, nhưng đến nay vẫn còn mang tính thời sự.

Bài tham luận “Giám mục, người phục vụ niềm hy vọng”

Kính thưa Đức Thánh Cha,
Quý Nghị phụ, quý anh chị em trong Chúa Kitô,

Tôi xin phát biểu với tư cách là Giám mục Thành phố HCM, một thành phố có trên 6 triệu dân trong một nước cộng sản. Đề tài được trình bày, ở chương 1 của tư liệu làm việc “Phục Vụ Cho Niềm Hy Vọng”

1.Trong 3 năm qua, hiện tượng khá phổ biến trong Giáo phận làm cho tôi ngạc nhiên là đông đảo tín hữu thuộc mọi tầng lớp xã hội mong muốn gặp gỡ Giám mục của họ. Vào những dịp lễ trọng, từ mọi nơi, mọi giới tìm đến gặp gỡ Giám mục. Giới thầy thuốc, lúc đầu ghi danh 30 nhưng có đến 60 hiện diện trong cuộc gặp gỡ. Giới văn nghệ sĩ, ghi danh là 60, nhưng có đến 100 hiện diện. Các gia đình, giới lao động, gởi đến hàng trăm hàng ngàn bạn trẻ. Dịp những cử hành, những cuộc họp mặt, nơi nào có Giám mục hiện diện, các tín hữu lũ lượt kéo tới, có những khi có những bạn ngoài công giáo cùng đi. Họ tâm sự về hoàn cảnh của họ, bày tỏ những ước vọng, xin lời chỉ dẫn, lời cầu nguyện. Có khi đơn thuần chỉ muốn gặp gỡ Giám mục.

2. Hiện tượng đó bắt buộc tôi tự hỏi: có thật Giám mục là niềm hy vọng, là lời đáp trả những khát vọng của mọi người? Điều này đặt tôi trước nhiều trách nhiệm:

  (1) Giám mục có trách nhiệm lắng nghe những khát vọng của con người, những khát vọng muôn hình vạn trạng. Chỉ khi hiểu thấu những khát vọng sâu xa mà nhiều người ấp ủ trong lòng, Giám mục mới có thể đáp ứng sự mong mỏi của họ.

  (2) Giám mục có trách nhiệm hướng niềm hy vọng của họ đến Thiên Chúa là Sự Thật và là Tình Yêu, là Sự Sống và là sự Bình An, là căn nguyên và là cùng đích của mọi sự, mọi loài. Giám mục không thể đáp ứng những khát vọng của con người, nếu Giám mục không hướng niềm hy vọng của họ đến Thiên Chúa. Vì lẽ chỉ có Thiên Chúa mới thể lấp đầy những khát vọng đó. Chỉ có Chúa Phục Sinh mới mang lại niềm hy vọng cho chúng ta. Vì chúng ta tìm gặp tương lai của chúng ta ở nơi Ngài. Chỉ khi phụng sự Thiên Chúa Tình Yêu Cứu Độ, Giám mục mới trở nên người phục vụ cho niềm hy vọng của con người.

  (3) Giám mục có trách nhiệm tận lực sống niềm hy vọng vào Chúa Phục Sinh. Niềm hy vọng kiên vững sẽ giúp cho Giám mục tích cực sống mầu nhiệm Khổ Nạn và Phục Sinh, kiên nhẫn và hứng khởi đảm nhận những trách nhiệm của mình, đón nhận những khó khăn và thử thách gắn liền với hoàn cảnh nơi cõi trần ai. Niềm hy vọng kiên vững tạo nên điều kiện cần có để mọi tín hữu cảm nhận sự hiện diện của Chúa Phục Sinh trong cuộc sống của Giám mục, trong các cử hành của Dân Chúa.

3. Khi cử hành Lời Chúa, Giám mục cần làm cho Lời yêu thương cứu độ chiều sáng niềm hy vọng, soi đường dẫn đến bình an và phúc thật. Việc suy tôn Lời Chúa với những ấn tượng về việc thực hành Lời Chúa giúp cho việc cử hành trở nên sống động, giúp cho Giám mục trở nên hiện thân Chúa Kitô ngôn sứ giảng dạy cho dân Người. Khi cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, Giám mục cho thấy Chúa Kitô đang hiện diện và đồng hành dẫn dắt dân Người hướng về Nhà Cha trong một hành trình đầy thách đố. Mầu nhiệm Thánh Thể quả là bí tích của những người lữ hành về Nhà Cha. Khi thăm viếng và giao tiếp, Giám mục mang lòng từ bi, nhân hậu và bao dung của Chúa đến cho tội nhân, mang ơn ủi an của Chúa Thánh Thần đến cho mọi người, đặc biệt người thất vọng đối với những thực tại trần thế, người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi.

4. Chỉ khi tận lực sống niềm hy vọng vào Chúa Phục Sinh, Giám mục mới có thể trở nên người phục vụ cho niềm hy vọng của con người.

Chân thành cám ơn.

Toà Thánh Vatican ngày 2.10.2001
Jean B. Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám Mục Thành phố HCM

L’EVEQUE, SERVITEUR DE L’ESPERANCE

Très Saint Père, chers Pères, Frères et Soeurs dans le Christ,

Je vous parle en tant que l’évêque de HCM Ville, une ville de 6 millions d’habitants dans un pays communiste. Le sujet dont je vais vous présenter est du chapitre Un de l’Instrument de travail, “Un ministère de l’espérance”.

1. Au cours de ces trois dernières années, j’ai été frappé par un phénomène assez général dans mon diocèse: de très nombreux fidèles appartenant aux couches sociales les plus diverses désirent rencontrer leur évêque. Ainsi à l’occasion des fêtes du dernier nouvel an, de tous les milieux, on est venu rencontrer leur évêque. Le monde des médecins: au début, ils s’étaient inscrits au nombre de 30, mais lors de la rencontre, ils étaient 60. Le monde des artistes: le nombre prévu au départ avait été fixé à 60, mais en réalité, ce sont 100. Les familles, le monde du travail ont envoyé près de moi des centaines de membres, des milliers de jeunes représentants. Ainsi à l’occasion des célébrations eucharistiques, des rencontres, des prises de contact, partout où l’évêque se déplace, les fidèles affluent en grand nombre, souvent accompagnés des amis non-catholiques. Ils confient à l’évêque leurs conditions de vie. Ils lui exposent leurs aspirations. Ils sollicitent des directives, des prières. Souvent tout simplement, ils veulent seulement rencontrer leur évêque.

2. Ce phénomène m’a obligé à m’interroger: est-il vrai que l’évêque est l’espérance, la réponse aux aspirations de tous? Cette interrogation place l’évêque devant de nombreuses responsabilités:

  (1) Il a pour responsabilité d’écouter les aspirations des hommes, des aspirations diverses et multiformes. Ce n’est qu’en comprenant les plus profondes aspirations que les hommes nourrissent en leur coeur que l’évêque pourra répondre à leur attente.

  (2) Il a pour responsabilité de diriger l’espérance vers Dieu qui est la Vérité et l'Amour, la Vie et la Paix, l'origine et la fin de toutes choses. L’évêque ne pourra répondre aux désires de l’homme s’il ne dirige pas leur espérance vers Dieu. Car Lui seul peut assouvir les aspirations de l’humanité. Seule la résurrection du Christ nous apporte l’espérance. C’est là que se trouve notre avenir. Ce n’est qu’en servant le Dieu d’amour et de salut que l’évêque peut devenir le ministre de l’espérance des hommes.

  (3) Il a pour responsabilité de vivre intensément l’espérance en Jésus Christ ressuscité. Cette espérance sans faille l’aidera à vivre activement le mystère de la passion et de la résurrection, à assumer ses responsabilités dans la patience et la joie, à accepter les difficultés et épreuves imputables à la situation. Cette espérance sans faille créera les conditions nécessaires pour que le Seigneur fasse sentir sa présence vivante à travers la personne de l’évêque et les célébrations auxquelles il participe.

3. Lorsqu’il célèbre la Parole de Dieu, l’évêque montre que cette Parole illumine notre espérance et qu’ Elle est la guide vers un avenir de paix et de bonheur immense. La vénération de la Parole de Dieu, les impressions profondes nées de sa mise en pratique rendront plus vivante la célébration de la Parole de Dieu par l’évêque, comme si le Christ lui-même était en train d’enseigner son peuple. Lorsqu’il célèbre l’Eucharistie, l’évêque montre que le Christ est en train de venir et nous conduire vers Dieu le Père, en parcourant le chemin terrestre plein de défis. Alors l’Eucharistie est vraiment le sacrement des pèlerins vers la maison du Père. Lorsqu’il accomplit des visites, lorsqu’il prend contact, l’évêque apporte l’amour miséricordieux et la pardon de Dieu aux pécheurs, il apporte la consolation de l’Esprit Saint à tous, en particulier à ceux qui désespèrent des réalités de ce monde, aux malheureux, aux malades, à ceux qui n’ont pas de place dans la société.

4. Ce n’est qu’en vivant intensément l’espérance dans le Christ ressuscité, que l’évêque pourra être le ministre de l’espérance de l’homme.

Merci.

Cité du Vatican, le 2 Octobre, 2001
Jean B. Pham Minh Man,
Archevêque de Ho Chi Minh Ville

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top