Chúa nhật III Mùa Chay A
3rd Sunday of Lent
Reading I: Exodus 17:3-7 II: Romans 5:1-2,5-8
Chúa Nhật 3 Mùa Chay
Bài Đọc I: Xuất hành 17:3-7 II: Rôma 5:1-2,5-8
Gospel
John 4: 5-42
5 So he came to a city of Samar'ia, called Sy'char, near the field that Jacob gave to his son Joseph
6 Jacob's well was there, and so Jesus, wearied as he was with his journey, sat down beside the well. It was about the sixth hour.
7 There came a woman of Samar'ia to draw water. Jesus said to her, "Give me a drink."
8 For his disciples had gone away into the city to buy food.
9 The Samaritan woman said to him, "How is it that you, a Jew, ask a drink of me, a woman of Samar'ia?" For Jews have no dealings with Samaritans.
10 Jesus answered her, "If you knew the gift of God, and who it is that is saying to you, 'Give me a drink,' you would have asked him, and he would have given you living water."
11 The woman said to him, "Sir, you have nothing to draw with, and the well is deep; where do you get that living water?
12 Are you greater than our father Jacob, who gave us the well, and drank from it himself, and his sons, and his cattle?"
13 Jesus said to her, "Every one who drinks of this water will thirst again,
14 but whoever drinks of the water that I shall give him will never thirst; the water that I shall give him will become in him a spring of water welling up to eternal life."
15 The woman said to him, "Sir, give me this water, that I may not thirst, nor come here to draw."
16 Jesus said to her, "Go, call your husband, and come here."
17 The woman answered him, "I have no husband." Jesus said to her, "You are right in saying, 'I have no husband';
18 for you have had five husbands, and he whom you now have is not your husband; this you said truly."
19 The woman said to him, "Sir, I perceive that you are a prophet.
20 Our fathers worshiped on this mountain; and you say that in Jerusalem is the place where men ought to worship."
21 Jesus said to her, "Woman, believe me, the hour is coming when neither on this mountain nor in Jerusalem will you worship the Father.
22 You worship what you do not know; we worship what we know, for salvation is from the Jews
23 But the hour is coming, and now is, when the true worshipers will worship the Father in spirit and truth, for such the Father seeks to worship him.
24 God is spirit, and those who worship him must worship in spirit and truth."
25 The woman said to him, "I know that Messiah is coming (he who is called Christ); when he comes, he will show us all things."
26 Jesus said to her, "I who speak to you am he."
27 Just then his disciples came. They marveled that he was talking with a woman, but none said, "What do you wish?" or, "Why are you talking with her?"
28 So the woman left her water jar, and went away into the city, and said to the people,
29 "Come, see a man who told me all that I ever did. Can this be the Christ?"
30 They went out of the city and were coming to him.
31 Meanwhile the disciples besought him, saying, "Rabbi, eat."
32 But he said to them, "I have food to eat of which you do not know."
33 So the disciples said to one another, "Has any one brought him food?"
34 Jesus said to them, "My food is to do the will of him who sent me, and to accomplish his work.
35 Do you not say, 'There are yet four months, then comes the harvest'? I tell you, lift up your eyes, and see how the fields are already white for harvest.
36 He who reaps receives wages, and gathers fruit for eternal life, so that sower and reaper may rejoice together.
37 For here the saying holds true, 'One sows and another reaps.'
38 I sent you to reap that for which you did not labor; others have labored, and you have entered into their labor."
39 Many Samaritans from that city believed in him because of the woman's testimony, "He told me all that I ever did."
40 So when the Samaritans came to him, they asked him to stay with them; and he stayed there two days.
41 And many more believed because of his word.
42 They said to the woman, "It is no longer because of your words that we believe, for we have heard for ourselves, and we know that this is indeed the Savior of the world."
Phúc Âm
Gioan 4: 5-42
5 Vậy, Người đến một thành xứ Samari, tên là Xykha, gần thửa đất ông Giacóp đã cho con là ông Giuse.
6 Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi dường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.
7 Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Đức Giêsu nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!"
8 Quả thế, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn.
9 Người phụ nữ Samari liền nói: "Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa ma ri, cho ông nước uống sao?" Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Samari.
10 Đức Giêsu trả lời : "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống."
11 Chị ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống ?
12 Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy."
13 Đức Giêsu trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát.
14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nưóc tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."
15 Người phụ nữ nói với Đức Giêsu: "Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước."
16 Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây."
17 Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng." Đức Giêsu bảo : "Chị nói tôi không có chồng là phải,
18 vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng."
19 Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông tôi thấy ông thật là một ngôn sứ ..
20 Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa."
21 Đức Giêsu phán: "Này chị hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem.
22 Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái.
23 Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế.
24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."
25 Người phụ nữ thưa: "Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức KiTô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự."
26 Đức Giêsu nói : "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."
27 Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: "Thầy cần gì vậy ?" hoặc "Thầy nói gì với chị ấy?"
28 Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta:
29 "Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?"
30 Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.
31 Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: "Rápbi, xin mời Thầy dùng bữa."
32 Người nói với các ông: "Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết."
33 Các môn đệ mới hỏi nhau: "Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?"
34 Đức Giêsu nói với các ông: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.
35 Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em : Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái!
36 Ai gặt thì lãnh tiền công, và thu hoa lợi để được sống muôn đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng.
37 Thật vậy, câu tục ngữ "kẻ này gieo, người kia gặt" quả là đúng!
38 Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ."
39 Có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm.
40 Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày.
41 Số người tin vì lời Đức Giêsu nói còn đông hơn nữa.
42 Họ bảo người phụ nữ: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian."
Interesting Details
• Jesus guides the woman gradually to enlightenment. Jesus talks back and forth with this woman seven times, more than with any other person in the Gospel. She started by calling him "Jew" ("outsider" for Samaritans), then "Sir," then "give me water," then "you are right," then "prophet," eventually "Messiah" and leading the whole village to proclaim Him "Savior of the world."
• As usual, Jesus turns the culture upside down by continuing to do unconventional and unapproved things. He talked with a woman in a culture where men and women should not interact. Worse, this is a fallen woman who had numerous husbands. Probably other women shun her, so she went to the well at noon, while proper women would only go in the morning or afternoon.
• Jesus converts her partly by touching her dark side: the reference to her numerous husbands.
• The village was Sychar, now Askar. The well of Jacob, just outside of the village, is on the way from Galilee to Judea, a journey of about 3 days.
Chi Tiết Hay
• Đức Giêsu từ từ soi sáng cho người đàn bà. Ngài trao đổi lời đối thoại với người đàn bà tất cả là 7 lần, nhiều hơn với bất cứ những ai khác trong Kinh Thánh. Người đàn bà khởi đầu gọi Đức Giêsu là ông Do Thái ("dân ngoại" đối với dân Samari), rồi chuyển sang gọi là ngài, rồi xin cho được uống nước, rồi Ngài nói phải, rồi người đàn chuyển sang gọi Người là đấng tiên tri và cuối cùng là Kitô và ngưòi đàn bà đã kêu toàn thể dân làng ra tung hô Người là Đấng Cứu Thế.
• Như thông lệ, Đức Giêsu đảo ngược cả xã hội bằng cách đi ngược lại thông lệ. Ngài trò chuyện với phụ nữ trong một xã hội mà nam nữ không nên giao thiệp. Tệ hơn thế, đây là một người đàn bà bị khinh rẻ và đã trải qua nhiều đời chồng. Có thể người đàn bà này bị các phụ nữ khác xa lánh, bởi thế người bà ta phải ra giếng vào giữa trưa (là giờ dành cho đàn ông) thay vì vào buổi sáng hay chiều cùng với các phụ nữ trong sạch khác.
• Đức Giêsu thay đổi người đàn bà một phần bằng cách đánh vào nhược điểm của bà là bà có nhiều chồng.
• Ngôi làng trước kia là Xykha, ngày nay là Askar. Ngôi giếng của Giacóp thì ở phía bên ngoài của làng trên con đường từ Galilê đến Giuđêa, khoảng 3 ngày đường.
One Main Point
Jesus is the Savior of the World.
This is the conclusion of the villagers. These villagers were not Jews, indicating that the salvation is not restricted to the Jews. As usual, Jesus' way breaks the norm, and he starts with one of the lowest: a foreign, outcast woman.
Một Điểm Chính
Đức Giêsu là vị cứu tinh của nhân loại.
Đó là sự kết luận của dân làng. Những người dân làng không phải là người Do Thái, điều này nói lên ơn cứu rỗi không chỉ dành riêng cho dân Do Thái. Như thông lệ, Đức Giêsu phá bỏ quy tắc và Ngài bắt đầu với một trong số những kẻ hèn mọn nhất: một người đàn bà ngoại quốc bị xã hội khinh rẻ.
Reflections
1. Do I enter into a dialog with the Lord, so he can teach me?
2. Do I allow Jesus to touch my dark side and convert me?
3. Have I become a witness for Christ?
Suy Niệm
1. Tôi có đưa mình vào những cuộc trò chuyện với Chúa để Ngài dạy bảo tôi không?
2. Tôi có cho Chúa đả động đến nhược điểm của tôi không?
3. Tôi đã trở nên một nhân chứng cho Chúa chưa?
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A
Lời Chúa: Xh 17,3-7; Rm 5,1-2.5-8; Ga 4,5-42
MỤC LỤC
1. Bên bờ giếng Giacob
2. Nhịp cầu thiêng liêng – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
3. Cho Tôi xin chút nước uống
4. Chúa hiện diện đó, khi ta khát
5. Khát vọng vô biên của con người
6. Xin mở mắt tâm hồn con
7. Trống vắng
8. Nguồn nước
9. Thờ lạy trong tinh thần và chân lý – André Sève
10. Nước
SUY NIỆM
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, chúng ta cùng nhau chia sẻ hai ý tưởng:
Ý tưởng thứ nhất đó là nước
Mỗi khi đi làm thuỷ lợi giữa đồng không mông quạnh với cái nắng như thiêu như đốt, chúng ta mới thấy quý những giọt nước hiếm hoi.
Dân Do Thái trong Cựu Ước cũng đã trải qua kinh nghiệm ấy. Khi băng qua sa mạc cát nóng để trở về miền đất Hứa, họ đã hiểu được nước gắn liền với sự sống của họ như thế nào. Đồng thời qua dòng nước vọt lên từ tảng đá Horeb dưới cây gậy của Maisen, Chúa đã chứng tỏ Ngài là Đấng đem lại sự sống cho họ.
Với Chúa Giêsu thì khác, từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng, Ngài đã giới thiệu với người phụ nữ Samaria một thứ nước đem lại sự sống vĩnh cửu. Thực vậy, đã từ lâu người Do Thái và người Samaria coi nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Dưới mắt dân Do Thái thì người Samaria bị coi như một thứ ngoại đạo và uế tạp cần phải xa tránh, thế mà qua đoạn Tin Mừng vừa nghe Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới thù hận như một dòng nước tràn bờ đem lại sự xanh tươi cho những mảnh đất khô cằn. Ngài đã xin người phụ nữ Samaria chút nước uống. Hành động của Ngài đã gây nên sửng sốt và từ sự sửng sốt ấy, Ngài đã làm trổi dậy một sự sống mới.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc. Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu đã giúp người phụ nữ nhận ra tình trạng bất chính của mình, để rồi cuối cùng nàng đã xác tín Ngài chính là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đã khởi đầu bằng cách xin nàng cho Người uống nước, nhưng rồi cuối cùng chính nàng lại là người được lãnh nhận nước ban sự sống.
Ý tưởng thứ hai đó là nơi thờ phượng Chúa.
Người Samaria có đền thờ của mình tại núi Sichem. Trong khi đó người Do Thái lại khẳng định đền thờ của họ tại Giêrusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích thật, bởi vì đó mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị giữa dân Ngài. Vậy ai đúng. Người Samaria hay người Do Thái? Cuộc tranh luận có lẽ đã kéo dài nhiều tháng và nhiều năm, nhưng vẫn không có kết luận. Họ không phải chỉ tranh luận suông, mà hơn thế nữa, người Do Thái còn khích bác dân Samaria là đã theo đuổi một thứ tôn giáo lai căng. Còn người Samaria thì có lần đã chơi khăm bằng cách rắc xương người chết vào nơi thờ kính của dân Do Thái, để làm cho nơi đó ra uế tạp, không còn thích hợp cho công việc tế tự.
Người phụ nữ Samari hẳn muốn nhờ Chúa Giêsu đứng ra làm trọng tài giải quyết vì nàng nhìn nhận Ngài là người của Thiên Chúa, đã biết được những chuyện thầm kín của đời nàng. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhân dịp này, mạc khải cho nàng biết phải thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý, bằng cách nhận biết Thiên Chúa là Cha. Chính sự thờ phượng Thiên Chúa là Cha và việc đặt mình vào trong mối quan hệ cha con với Thiên Chúa mới là việc thờ phượng mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.
Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta đã thực sự yêu mến Chúa bằng tất cả trái tim và tâm hồn của mình, hay chúng ta đang còn mải mê chạy theo những nghi thức và những biểu dương bên ngoài?
2. Nhịp cầu thiêng liêng – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Từ khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng giúp con người đi về gặp gỡ Thiên chúa.
Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xoá đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.
Đức Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước. Người phụ nữ nhìn Đức Giêsu bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị, đó chỉ là một gã Do Thái bẩn thỉu. Còn tệ hơn thế, anh chàng Do Thái này nghèo mạt rệp, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống. Chị hợm mình, vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước, nơi ấy có sự sống. Vì nhờ có nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có.
Người phụ nữ có giếng nước, có cả bình múc nước. Chị còn có gia đình. Chị còn có đền thờ vững chắc xây dựng trên núi Garidim, trách nào chị chẳng hợm mình.
Nhưng Đức Giêsu đã phá tan sự an thân giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng nước ấy không cho nước hằng sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên chỉ một mối duyên hờ. Người cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là ngụy tín, vì đền thờ chỉ là gạch đá vô hồn, không có Chúa ngự bên trong.
Trong phút chốc, chị trở nên thật nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả. Nay chị thấy mình trắng tay. Trước kia chị tưởng mình giàu có. Nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo nàn. Bóc đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng từ đáy vực khốn cùng ấy một niềm tin nhen nhúm, một mạch suối trào dâng.
Chị chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành lũy che chở cuộc đời, hoá ra chỉ là những tảng đá ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi, mạch suối dào dạt trào tuôn. Những thứ mà trước kia chị tưởng là nơi nương tựa êm ấm, hoá ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ xù xì cũ kỹ, sâu nay hoá bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn.
Thì ra, của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức là những tấm màn che mắt, không cho chị nhận ra Đấng Cứu Thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Đức Giêsu ngỏ lời xin nước. Lúc đó, bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái xấu xa, đói rách: "Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư? ". Nhưng Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm thứ nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống. Chị nhìn ra người đối diện "cao cả hơn tổ phụ Giacóp". Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy nữa rơi xuống. Chị nhận ra Người là "một tiên tri". Một nhát nữa vung lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống. Chị nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Và chị tin vào Người.
Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào dâng. Chị quên cả múc nước, quên cả bình, chạy về làng báo tin vui. Chị để quên chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi đền thờ trống rỗng.
- Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén chẻ đôi đời chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng, kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc.
- Lời Chúa là ngọn đèn soi đường. Nên chị bước đi những bước lẹ làng, vững chắc hướng về sự sống mới.
- Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu chiếc bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có mạch nước trường sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị đã găp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng, vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao với những đường bay rất đẹp.
Về đại bàng, Cha Anthony de Mello kể một câu chuyện rất sâu sắc. Một người nông dân vào rừng, lượm được một trứng đại bàng. Anh đem về cho ấp chung với trứng gà. Ít lâu sau đại bàng nở ra cùng lũ gà con. Nó cứ tưởng mình là gà. Suốt ngày theo gà mẹ bới đất mổ sâu. Nó cứ sống kiếp gà như thế cho đến lúc già. Một hôm nó thấy trên trời xanh một con chim lớn khủng khiếp, cánh giang rộng như che kín cả bầu trời. Con chim bay thật cao và có những đường lượn thật là đẹp đẽ. Đại bàng ta kinh khiếp hỏi bác gà trống: "con gì mà khủng khiếp quá nhỉ". "Đó là đại bàng. Đại bàng thuộc về trời cao. Chúng ta thuộc về đất thấp. Chúng ta chỉ là gà". Đại bàng cứ sống kiếp gà như thế cho đến chết.
Người phụ nữ là cánh đại bàng. Chị đã trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút lên cao. Còn ta vẫn chỉ là loài gà. Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những ngụy tín, những ảo tưởng, những thứ đạo đức hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết chính mình. Và vì thế ta không bao giờ gặp được Chúa.
Xin lời Chúa như lưỡi gươm tách bạch trắng đen, để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức hình thức. Xin lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ, để dòng suối tin yêu khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta. Và để tình yêu bừng nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Đức Giêsu đã thành công trong việc đưa người phụ nữ Samaria về nhận biết chân lý. Ta có thể học hỏi được gì ở nơi Người để thành công trong việc truyền giáo?
2) Đang thoả mãn với vật chất, người phụ nữ Samaria chợt thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Đây là một cuộc hoán cải quan trọng, là một ơn Chúa ban. Bạn đã bao giờ được ơn sám hối để thấy khao khát đời sống tâm linh chưa?
3) Đã bao giờ bạn cảm thấy Đức Giêsu là nguồn suối trong lành, là nguồn mạch hạnh phúc của bạn?
3. Cho Tôi xin chút nước uống (Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Sau nửa ngày hành trình từ Giuđê về Galilê, Đức Giêsu nghỉ mệt bên một giếng nước ở vùng Samari. Ngài vừa đói vừa khát, giữa cái nắng ban trưa. Các môn đệ vào thành mua thức ăn. Còn lại một mình Đức Giêsu ngồi bên bờ giếng. Chính nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Ngài và người phụ nữ Samari vốn bị coi là ô nhơ.
Đức Giêsu bắt đầu gieo hạt để chuẩn bị cho mùa gặt mai sau của các môn đệ. "Cho tôi chút nước uống."
Đức Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời nài xin. Ngài chẳng sợ thú nhận sự thiếu thốn của mình.
Xin nước uống là làm một cuộc cách mạng, là bắc một nhịp cầu qua vực sâu ngăn cách hai dân tộc Samari và Do thái vốn dĩ đã thù ghét và xa lánh nhau từ bốn thế kỷ. Chẳng ai hiểu nổi một bậc thầy như Đức Giêsu lại nói chuyện và xin nước một phụ nữ Samari. Đức Giêsu đã cúi mình phá bỏ những hàng rào để xây dựng một cuộc đối thoại đích thực và bình đẳng.
"Cho tôi chút nước uống." Ngài là người xin nước trước khi là người cho... Chúng ta cũng có nhiều điều phải xin nơi chính những người cần chúng ta giúp đỡ.
Đức Giêsu cho thấy Ngài có một thứ nước lạ lùng, uống vào không còn khát nữa. Người phụ nữ vội vã xin Ngài thứ nước kỳ diệu đó. Chị đâu ngờ chính mình đã bắt đầu được nếm rồi. Nước đó chính là Lời của Đức Giêsu, Lời vén mở dần dần con người thâm sâu của Ngài.
Đức Giêsu cho thấy Ngài biết rõ gia cảnh của chị. Cái biết của Ngài không nhằm soi mói, nhưng để cảm thông. Cái biết của Ngài về những điều riêng tư thầm kín đã khiến chị coi Ngài là một ngôn sứ đáng tin. Từ đó, chính chị gợi lên vấn đề tôn giáo, một vấn đề khiến chị rất bận tâm; Chính chị nói lên niềm mong đợi của mình về Đấng Mêsia, Đấng sẽ đến dạy dỗ mọi sự (Ga 4,25); rồi cũng chính chị đã bỏ vò nước lại mà hân hoan chạy đi giới thiệu Đức Giêsu cho đồng bào.
Chị đã tìm thấy thứ nước tuyệt diệu nơi Đức Giêsu. Ngài từ từ tỏ mình cho chị: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây." Không thấy nói đến chuyện Đức Giêsu ăn hay uống. "Lương thực của Thầy là thi hành ý Đấng đã sai Thầy." Đức Giêsu chỉ đòi một điều, đó là nuôi dưỡng nhân loại. Ngài chỉ khát một điều, đó là ban nguồn nước sự sống. Chúng ta có dám chia sẻ cơn đói khát của Ngài không?
Gợi Ý Chia Sẻ
• Khi chiêm ngắm Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng trên đây, bạn thấy đâu là những thái độ cần thiết mà người rao giảng Lời Chúa hôm nay cần có?
• Con người đói khát cơm gạo và nước uống tinh khiết. Theo ý bạn, giới trẻ hôm nay đói khát điều gì hơn cả (tình bạn, tình yêu, lòng tin, niềm hy vọng, ý nghĩa cho cuộc sống, sự trung thực...)? Kitô giáo có thể giúp gì cho giới trẻ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. (Thánh Âu-tinh)
4. Chúa hiện diện đó, khi ta khát (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Chúng ta đang chứng kiến Chúa Giêsu khởi đầu đời sống công khai. Người rời xứ Giuđêa, vì ở đó sự thành công của Người làm cho nhóm Biệt phái tức giận. Trong giai đoạn này, Chúa không muốn đi vào cuộc tranh chấp mà bọn họ sửa soạn cho Người, nên Người đi qua Samaria để lên Galilêa. Tại Samaria xảy ra một cuộc gặp gỡ mở màn cho việc rao giảng cho dân ngoại toàn thế giới. Chúa Giêsu dừng chân ở núi Garidim. Từ 400 năm, đó là Núi Thánh của dân bản xứ. Vì kình địch với người Do Thái, họ đã biến ngọn núi này thành một nơi cạnh tranh với Giêrusalem. Đi đường xa mệt mỏi, Chúa Giêsu ngồi xuống bên bờ giếng Giacóp, trong lúc môn đệ đi vào làng mua thức ăn. Trong cuộc đối thoại với người đàn bà ra giếng múc nước, ta thấy ngay ý Người muốn dùng nước làm biểu tượng để mặc khải sứ mệnh và danh tính Người. Câu chuyện người đàn bà xứ Samaria thường được dẫn ra làm tỉ dụ về khoa sư phạm tuyệt vời của Chúa đối với con người. Chúa thâm nhập vào trong tâm trí con người, để làm nổ tung các giới hạn của nó, mở nó ra đón nhận chân lý cao cả hơn bắt nguồn từ Thiên Chúa, chớ không phải từ con người.
Trước tiên, Chúa Giêsu gợi óc tò mò tìm hiểu của người phụ nữ. Muốn thế, người đặt mình vào mức tầm thường của đời sống hằng ngày, vào mức của công việc múc nước vất vả. Người làm cho linh cảm rằng không phải chỉ cần có thứ nước đó để sống mà thôi, không phải chỉ có những thực tại vật chất mới là quan trọng trong đời sống. Do đó phản ứng đầu tiên của người đàn bà Samaria là: xin ông cho tôi thứ nước ban sự sống. Phản ứng lẫn lộn vừa ước muốn thoát khỏi sự vất vả thường ngày vừa lòng khao khát biết Chúa Giêsu muốn nói gì. Chúa làm cho bà thắc mắc hoàn toàn khi thấy rằng Người nhìn tận đáy lòng bà. Bà hãy về gọi chồng lại đây. Hoàn cảnh bây giờ trở nên nan giải cho người phụ nữ, và bà lái câu chuyện sang hướng khác. Phản ứng rất tự nhiên.
Về việc thờ phượng tại Giêrusalem thì sao? Chúa Giêsu theo bà ‘đi vòng quanh’, lợi dụng cơ hội để nói thế nào là tôn thờ thật sự. Càng lúc càng thắc mắc thêm, bà nghĩ còn có cách nói tới việc Đấng Cứu Thế sẽ đến để thoát khỏi cuộc đàm luận này. Đó là lúc Chúa Giêsu chọn để tự mặc khải mình ra. Chính Ta đang nói với ngươi đây, Ta là Đấng ấy. Bấy giờ bà tin vào Chúa Giêsu và thuật lại điều đã xảy tới, đó là Tin Mừng rồi.
Chúa hiện diện gần gũi với đời sống cụ thể thường nhật của ta. Ta có biết nhận ra Người không? Có chấp nhận đối thoại với Người không? Có chấp nhận rằng không phải chỉ có những của cải vật chất mới là quan trọng chăng? Ta có cố gắng không để cho mình bị vật chất hóa chăng? Không phải chỉ có nước uống nuôi xác, còn có nước chảy vọt ra thành sự sống đời đời. Đời sống ta có được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện và thờ lạy không?
5. Khát vọng vô biên của con người (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’ – R. Veritas)
Andre Frossard, một ký giả người Pháp đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cách đây vài năm, là con của một người theo chủ nghĩa Marxit. Chính ông đã từng là một người cộng sản đầy xác tín…
Ngày nọ, ông phải đưa một người bạn đến một tu viện. Trong lúc chờ đợi người bạn, ông tò mò bước vào một nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúa. Ông không bao giờ nghĩ rằng Chúa đang chờ đợi ông. Trong phút chốc, ông bỗng nhận ra một ánh sáng thiêng liêng trong tâm hồn. Bừng dậy sau một cơn mê tăm tối, ông bước ra khỏi nhà nguyện chạy tức tốc đến người bạn và hô lớn: “Thiên Chúa hiện hữu. Đó là một chân lý”.
Ông đã ghi lại kinh nghiệm thiêng liêng ấy trong một quyển sách với tựa đề: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp Ngài”. Quyển sách đã được liệt kê vào danh sách những tác phẩm bán chạy nhất (best-seller)…
Anh chị em thân mến,
Dù cho chúng ta có chối bỏ Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn luôn chờ đợi chúng ta. Tại một góc đường nào đó, trước một ánh nến lung linh nào đó, trong một biến cố đau thương nào đó, Ngài đang chờ đợi chúng ta. Phải, Thiên Chúa như một người tình chung thủy lúc nào cũng chờ đợi chúng ta… Chỉ có sự thất vọng, chán nản mới có thể hủy bỏ mọi hẹn hò của Thiên Chúa. Bao lâu chúng ta còn tìm kiếm, bao lâu chúng ta còn phấn đấu, bao lâu chúng ta còn hy vọng, thì bấy lâu Thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta…
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi người thiếu phụ Samari bên bờ giếng của Tổ phục Giacob giữa ngã ba đường, tại làng Sikar. Từ một lời xin được nước uống, Chúa Giêsu đã khéo léo bắt chuyện và dần dần đưa người thiếu phụ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: từ chỗ chỉ thấy người đối thoại với mình là một người lữ hành, một người Do Thái kỳ lạ, dám tiếp xúc với một người phụ nữ Samari vốn thù nghịch với mình, đến chỗ coi người lữ hành nầy như một tổ phụ – như Tổ phụ Giacod – còn hơn nữa, như một tiên tri và cuối cùng nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế đã được trông đợi từ lâu. Chị liền vội vàng chạy đi thông báo cho dân thành đến với Đấng Cứu Thế. Chính ngài sẽ ban cho chúng ta “Nước hằng sống”. Bao lâu chưa tìm ra nguồn nước đó, con người sẽ chết đói, chết khát.
Cuộc hẹn bất ngờ đã làm đảo ngược tình huống: Bây giờ người đói, người khát không phải là Chúa Giêsu nữa mà chính là người thiếu phụ Samari. Chính chị là người phải mở miệng xin Chúa cho nước uống, không phải thứ nước từ trong giếng kia, uống vào chỉ đỡ khát trong chốc lát; còn Ngài, Ngài sẽ ban cho thứ nước ban sự sống đời đời, như Ngài nói: “Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước chảy vọt mang lại sự sống đời đời”.
Thưa anh chị em,
Con người sinh ra trong giới hạn, nhưng lại mang một khát vọng vô hạn. Và để thỏa mãn cơn khát đó, kẻ thì đánh lừa mình bằng cách tạo ra những thần tượng để tôn thờ và họ sẽ thất vọng… Kẻ thì lấp đầy khao khát đó bằng cách lăn xả vào những khoái lạc vật chất. Họ cũng sẽ thấy chán chường, không bao giờ thấy thỏa mãn. Chúa Giêsu đã nói với người thiếu phụ Samari: “Ai uống nước giếng nầy, sẽ vẫn còn khát…”, thứ nước này không giải khát hoàn toàn, nó vừa xoa dịu cơn khát, vừa duy trì và kích thích cơn khát. Ai mà chẳng biết cái chu kỳ quỷ quái của dục vọng, luôn luôn tái phát, chẳng bao giờ no thỏa. Ai lại không cảm thấy nhu cầu được thỏa mãn cứ trào lên vô tận, thúc đẩy mình hưởng thụ cách nào đó: càng khát lại càng uống, càng uống lại càng khát…
Chỉ có Chúa Kitô, phát xuất từ Thiên Chúa vô biên có thể dạy chúng ta ý nghĩa khao khát đó. Ngài dạy chúng ta sống với vô biên, khát cái phải khát, và chỉ có Ngài mới có thể lấp đầy khát vọng vô biên của con người. Chính Đấng Vô Biên đã tạo ra trong lòng chúng ta cái khát vọng vô biên, không sao thỏa mãn, không sao lấp đầy đó. Chỉ khi nào gặp được Đấng Vô Biên trong Đức Kitô, lòng chúng ta mới được thỏa mãn mà thôi.
Thánh Augustinô, sau một khoảng đời đi tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền tài, tình yêu, hạnh phúc, cuối cùng đã chán ngán, ăn năn sám hối trở lại với Chúa và ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, thế mà bấy lâu nay con chỉ mải mê tìm kiếm cái gì khác ở ngoài Chúa. Vì vậy lòng con luôn băn khoăn thao thức mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa. Lạy Chúa, con đã biết Chúa quá muộn! Con đã yêu Chúa muộn quá rồi!”.
Người thiếu phụ Samari hôm nay khi gặp được Đức Giêsu – nguồn mạch nước hằng sống – đã phải thốt lên với mọi người: “Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi mọi việc tối đã làm. Phải chăng ông ấy là Đấng Kitô”. Sau khi dân thành Samari kéo đến gặp Chúa Giêsu và xin Ngài ở lại, họ đã hân hoan tuyên xưng rằng: “Không phải vì lời chị kể lại mà chúng tôi tin. Chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng Cứu Thế”. Và cũng như Andre Frossard, một đảng viên cộng sản đầy xác tín đã phải thốt lên: “Thiên Chúa hiện hữu, tôi đã gặp Ngài”. Không phải chỉ thốt lên bằng một lời nói mà bằng cả một tác phẩm ghi lại kinh nghiệm gặp gỡ thiêng liêng ấy, một tác phẩm thuộc loại sách bán chạy nhất.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu là niềm khát vọng thầm kín, sâu xa của mọi người và mỗi người chúng ta trong cái khát vọng cơm nước tầm thường hằng ngày của chúng ta, để rồi chúng ta cảm thấy không phải chỉ cần có thứ cơm nước đó mới sống được, không phải chỉ có những thực tại vật chất ấy là đáng kể trong đời sống mà còn có những khát vọng tình yêu và hạnh phúc, độc lập và tự do, công lý và hòa bình…, và lắng sâu trong tâm hồn còn có khát vọng sự sống vĩnh cửu; Nước Hằng Sống.
Chúng ta phải làm sao để cảm thấy Chúa cần thiết cho đời sống của chúng ta, gắn liền với cuộc sống chúng ta như ánh nắng, như khí thở, như cơm ăn, như nước uống hằng ngày: “Ai uống nước Tôi ban cho sẽ không bao giờ khát nữa… và sẽ được sống muôn đời”.
6. Xin mở mắt tâm hồn con (Trích trong ‘Sống Tin Mừng’ – R. Veritas)
Quí ông bà, cô bác và anh chị em thân mến!
Có lẽ chúng ta không còn cần câu chuyện nào khác để dẫn chứng cho chúng ta đối với đoạn Phúc Âm hôm nay. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samaria được mô tả một cách thật là hay, với nhiều chi tiết gợi ý và có thể thu hút sức chú ý của chúng ta. Tác giả Phúc Âm không nhắc đến tên của người đàn bà này, mà chúng ta có thể giả thuyết là Chúa và các tông đồ, dĩ nhiên trong số các tông đồ có cả tác giả Phúc Âm tức thánh Gioan, biết tên người đàn bà này, vì Chúa đã lưu lại nơi cộng đồng trong vùng hai ngày sau đó để giảng dạy. Người đàn bà không được nhắc đến tên, có lẽ vì hai lý do sau đây:
- Trước hết là sự tế nhị không muốn nêu danh tánh của một người đàn bà đã có năm đời chồng và hiện đang sống với người không phải là chồng của mình.
- Lý do thứ hai quan trọng hơn, là vì tác giả Phúc Âm thánh Gioan muốn trình bày nơi đây không phải lịch sử cuộc đời của một người đàn bà tội lỗi, nhưng trình bày cho chúng ta có thể nói là con đường đức tin của mỗi người chúng ta.
Nói cách khác, chúng ta không cần biết danh tánh người đàn bà đó là ai. Vì có thể nói, người đàn bà đó là mỗi người chúng ta đây trước mặt Thiên Chúa. Con đường đức tin của chúng ta, chúng ta hãy quan sát xem người đàn bà này đã gặp Chúa Giêsu như thế nào. Hay nói cách khác, Chúa Giêsu đã gặp bà và hướng dẫn bà từ một thái độ đối nghịch sang thái độ kính trọng, cuối cùng tin nhận và làm chứng cho Chúa như thế nào.
Trước hết, dung mạo tinh thần của người đàn bà đó là ai? Mặc dù chúng ta không biết tên và không cần biết tên, đây là người xứ Samaria, con cháu của những người Do Thái mang dòng máu Adam. Chúng ta biết vào năm 700 trước Chúa Giêsu sinh ra thì những người Do Thái bị bắt đi lưu đày sang Babilon và vùng đất Samari này được người khác đến cư ngụ. Năm 500 trước Chúa Giêsu sinh ra thì những người Do Thái được trở về lập quốc và vùng đất Samari này là vùng đất mà những người Do Thái sống với những người ngoại quốc, họ lập gia đình với nhau, cưới hỏi nhau. Từ đó những người Samari này có thể nói là những người Do Thái mang dòng máu lai người ngoại quốc, không còn là Do Thái chính tông trong sạch như những người Do Thái ở vùng Giuđêa, quanh thành Giêrusalem và đền thờ Giêrusalem.
Đây là những người bị người Do Thái coi như là kẻ thù theo cả hai nghĩa, kẻ thù của dân tộc Do Thái đã kết thân lập gia đình với những người ngoại quốc, và cũng là kẻ thù coi thường Luật Chúa, Luật Môsê, không xứng đáng lãnh nhận hồng ân cứu rỗi của Thiên Chúa nữa. Hơn thế nữa, người đàn bà đã có năm đời chồng và đang sống với một người không phải là chồng của mình. Một người tội lỗi công khai, bị kẻ khác xét xử như là kẻ ngoan cố trong tội lỗi, vui lòng với tội lỗi của mình, mà theo quan điểm con người của chúng ta thì có lẽ đây là trường hợp hết thuốc chữa.
Người đàn bà Samari mà Chúa Giêsu gặp không còn xứng đáng với ơn cứu rỗi của Chúa, đó là nhìn theo quan điểm con người chúng ta, nhưng không hẳn như vậy, vì trong thâm tâm của bà vẫn còn có một thắc mắc, một khát khao vượt ra khỏi tình trạng hiện tại của mình. Chúng ta có thể ghi nhận bà còn một chút hiểu biết giáo lý, còn đang mong chờ Đấng Thiên Sai đến để ban ơn cứu rỗi. Do đó bà đã hỏi Chúa Giêsu: "Chúng tôi phải thờ Thiên Chúa ở đâu? Tại Giêrusalem hay trên núi này? Tôi biết rằng Đấng Thiên Sai sẽ đến để dạy cho chúng tôi mọi sự". Đó là khao khát từ trong thâm tâm của bà hướng về Đấng Cứu Rỗi, và hơn nữa nơi con người bà còn có một điều tốt là can đảm nói sự về cuộc đời mình ra trước mặt Chúa. Bà đã dám nhìn nhận tôi không có chồng, bà ý thức về tội lỗi của mình, và có chút khao khát hướng về sự giải thoát, về ơn cứu rỗi.
Chúa Giêsu đã hành động như thế nào đối với bà? Chúa đến với bà trước hết trong dung mạo của người Do Thái, tức là kẻ thù của người Samari. Chúa vượt qua hai định kiến xấu đối với bà, người Samari và người đàn bà. Người vùng Samari như đã nói là những người Do Thái mang dòng máu lai ngoại quốc, không còn trung thành, không còn là Do Thái chính cống trong sạch với Luật Môsê nữa.
Một vị thầy của người Do Thái không bao giờ nói chuyện với người đàn bà nơi công cộng, nhưng Chúa Giêsu vượt qua hai định kiến xấu này và khơi dậy thiện cảm của người đàn bà khi mở miệng xin nước uống: "Xin bà cho tôi nước uống". Chúa tạo dịp cho người đàn bà làm một việc thiện, làm một điều tốt cho một người mà mình không thích để từ đó nâng dậy người đàn bà sa ngã.
Hành động và lời nói của Chúa Giêsu đã phá tan thành kiến nơi người đàn bà: "Sao ông là người Do Thái mà lại xin nước uống với tôi là người Samari?" Hành động và những lời nói của Chúa làm cho người đàn bà có một thái độ kính trọng hơn, bà đã đổi cách xưng hô từ việc ngay từ đầu gọi Chúa là ông một cách xa lạ, thì giờ đây biến thành: "Thưa Ngài, xin hãy cho tôi nước uống". Một lời thưa nói lên thái độ kính trọng, bà đã sẵn sàng lắng nghe Chúa nói với bà.
Chúa dùng hình ảnh nước uống để mạc khải về mầu nhiệm ân sủng Thần Linh từ Thiên Chúa muốn ban cho con người. Chúa không có thái độ khinh thị, Chúa sử dụng ngôn ngữ người đàn bà dễ hiểu và cuối cùng dẫn bà đến thực tại sâu xa nhất trong tâm hồn của bà. Đó là Chúa cho bà biết là bà đang khao khát một cái gì cao siêu hơn, không phải nước uống vật chất, không phải tình thương nhục dục, nhưng khao khát ơn cứu rỗi, khao khát gặp được Đấng Thiên Sai, trong lúc đó Chúa Giêsu đã mạc khải rõ ràng hơn cho bà Đấng Thiên Sai đó chính là Thiên Chúa, là người đang nói với bà đây. Con đường đức tin của bà đã bắt đầu, bà đón nhận và trở thành người chứng đầu tiên cho Chúa, bà chạy về làng kêu mời những người khác đến gặp Chúa Giêsu. Tin và làm chứng cho Chúa luôn đi đôi với nhau.
Tác giả Phúc Âm thánh Gioan không kể thêm chi tiết khác nữa, vì đó có thể là những chi tiết để thỏa mãn tính tò mò của mỗi người chúng ta hôm nay khi đọc đoạn Phúc Âm này, nhưng ngài muốn nói đầy đủ trong đoạn Phúc Âm này những chi tiết khác thuộc phạm vi riêng tư giữa Chúa và người đàn bà, giữa Chúa và mỗi người chúng ta, giữa Chúa và mỗi người mà chúng ta không cần biết đến.
Những gì đã được kể ra trong đoạn Phúc Âm hôm nay là để giúp cho mỗi người chúng ta nhìn lại con đường đức tin của mình: tôi đã gặp được Chúa như thế nào? Tôi đã gặp Chúa hay chưa? Để mỗi người chúng ta biết trở về nhìn nhận giây phút ân sủng mà Chúa đến thăm mỗi người, Chúa thực hiện một dấu lạ, một điều gì đó kể cả Chúa dùng tội lỗi của chúng ta như Chúa dùng trường hợp tội lỗi của người đàn bà để mạc khải một thực tại cao siêu hơn, để kêu gọi người đàn bà trở về, bà đã có năm đời chồng, bà nói đúng sự thật về người mà bà đang sống, bà biết người đang sống với bà không phải là chồng của mình. Chúa có thể dùng những tật xấu, những tội lỗi của chúng ta để thức tỉnh chúng ta và mời gọi chúng ta trở về với Chúa.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta được thức tỉnh để nhìn nhận tình trạng tội lỗi của mình, nhất là nhìn nhận nơi chính thâm tâm của mỗi người chúng ta có một khao khát hướng về Chúa, có một khao khát được ơn Chúa cứu rỗi. Xin Chúa đến và củng cố đức tin của chúng ta.
Một du khách từ thánh địa trở về kể lại rằng: Ngày nọ lúc ông đang ngồi trên một bờ giếng, thì một phụ nữ Ả Rập, vai mang một cái thùng, tay cầm một cuộn dây quấn lại tròn như một quả cầu, với một chiếc gàu nhỏ bằng da. Đến nơi, chị cột dây vào gàu và thả xuống giếng, rồi kéo lên và đổ nước vào thùng. Khi đã đầy thùng, chị liền rời khỏi giếng và trở về nhà.
Lúc sau, một người đàn ông xuất hiện. Anh chẳng có gì để múc. Và thế là vì quá khát, anh bèn bò xuống đất, liếm những giọt nước, mà người phụ nữ đã đổ trào ra. Câu chuyện đơn giản trên sẽ giúp chúng ta hiểu điều mà người phụ nữ Samaria đề cập đến qua đoạn Tin Mừng hôm nay.
Chị ta nói với Chúa Giêsu:
- Thưa ông, ông không có gàu để múc, mà giếng thì lại sâu, thế thì ông kiếm đâu ra nước hằng sống.
Và Chúa Giêsu đã cắt nghĩa cho chị ta hiểu rằng Ngài không định nói đến thứ nước vật chất, làm dịu đi cơn khát thông thường, mà là thứ nước thiêng liêng, làm dịu đi cơn khát tâm linh. Ngài nói:
- Ai uống nước này vẫn còn khát, nhưng ai uống nước Ta ban sẽ chẳng khát bao giờ nữa.
Như thế Chúa muốn nói: Về mặt thể xác, tất cả chúng ta đều bị khát thế nào, thì về mặt tâm linh, tất cả chúng ta cũng bị khát như vậy.
Tuy nhiên, sự khát tâm linh này là gì? Đâu là sự trống rỗng bên trong mà chúng ta đã từng cảm nghiệm… Các tác giả Cựu Ước đã nói về điều này như là một cơn “khát Chúa”. Chẳng hạn thánh vịnh 42 thì nói:
- Như nai khát mong tìm suối mát, hồn con cũng mong đợi Ngài như thế.
Tiên tri Isaia thuật lại lời Chúa:
- Tất cả mọi kẻ khát hãy đến cùng ta.
Còn tiên tri Giêrêmia thì sánh ví Chúa như giòng suối trong. Cơn khát mà tất cả chúng ta đều cảm thấy là cơn khát Chúa. Đây là một cơn khát nội tâm mà mọi người đều có thể cảm nghiệm được như lời thánh Augustinô:
- Tâm hồn chúng con được tạo nên cho Chúa và nó sẽ còn khắc khoải cho đến khi nào được nghỉ yên trong Chúa.
Thế nhưng, nhiều người thời nay đang cố gắng tìm cách thỏa mãn cơn khát tâm linh này bằng những thứ khác không phải là Chúa. Chẳng hạn như tiền bạc, danh vọng, lạc thú. Họ hành động như cho đứa bé đang khóc một cục kẹo để nó nín. Tuy nhiên kinh nghiệm cho hay dùng vật chất để làm thỏa mãn cơn khát thiêng liêng chẳng khác nào dùng muối để giải tỏa cơn khát thể xác. Càng uống lại càng khát thêm. Nơi trái tim mỗi người đều ẩn dấu một con khát mà không giòng nước nào có thể thỏa mãn nổi, một nỗi khắc khoải mà không sự thành công nào có thể giập tắt được, một sự trống rỗng mà không của cải vật chất nào có thể lấp đầy được. Điều đó dẫn chúng ta tới kết luận của đoạn Tin Mừng hôm nay:
Chỉ có Chúa mới thỏa mãn được cơn khát trong tâm hồn chúng ta. Và chỉ một mình Ngài mới lấp đầy khoảng trống trong cuộc đời chúng ta, bởi vì như lời Ngài đã xác quyết: Ai uống nước Ta ban thì sẽ chẳng khát bao giờ.
Có một người Á Rập nghèo nọ phải băng qua giữa sa mạc trong cơn đói khát và mệt lả. Tình cờ, người đó bắt gặp một dòng suối. Với tất cả tấm lòng biết ơn ông ta uống từng ngụm nước và cảm thấy ngọt ngào khôn tả. Ông múc nước đổ vào bầu da cho đầy và tiếp tục cuộc hành trình.
Sau nhiều ngày vất vả, ông đã đến thủ đô Baghdad. Tìm đủ cách để được tiếp kiến quan đầu tỉnh, ông dâng kính cho quan tặng vật là chính bầu nước. Quan đầu tỉnh đón nhận món quà một cách vui vẻ. Cho nước vào trong ly, ông uống cạn và cám ơn người Á Rập, đồng thời tưởng thưởng ông một cách quảng đại.
Những người hầu cận cứ nghĩ thầm rằng đây là một thứ nước kỳ diệu nên ai cũng mong được nếm thử. Nhưng quan đầu tỉnh nhất mực từ chối… Chờ cho người Á Rập đi khuất, quan mới giải thích về cử chỉ của mình. Nước để lâu trong bầu da đã trở nên bẩn và hôi thối. Quan nghĩ rằng nếu tất cả mọi người đều uống nước đó và đều tỏ thái độ khó chịu trước mặt người Á Rập, ông ta hẳn sẽ bị tổn thương.
Người Á Rập cứ tưởng mình trao tặng cho quan đầu tỉnh món quà diệu kỳ. Hóa ra là chính quan đầu tỉnh mới là người tặng cho anh món quà vô giá, với một phong cách trao ban hết sức tế nhị và thấm đậm tình người.
Người phụ nữ Samari cứ tưởng mình làm ơn cho Đức Giêsu khi cho người uống nước từ giếng Giacóp. Hóa ra Người mới chính là vị ân nhân sẽ ban cho bà một thứ nước diệu kỳ, uống vào “sẽ không bao giờ khát nữa”.
Nước ấy chính là Nước hằng sống, nước đó chính là Lời Đức Giêsu, lời bày tỏ con người kín nhiệm của Người, là Đấng Mêsia sẽ đến. Để cuối cùng, Người đã tự tỏ mình ra không phải cho người Do Thái đồng hương, cũng không phải cho các môn đệ thân yêu, mà là cho chính chị, người phụ nữ ngoại giáo Samari: “Đấng ấy chính là tôi, Người đang nói với chị đây” (Jn 4,26). Niềm vui vỡ òa trong tim, chị vội vã đi loan báo cho dân làng, để họ cũng được uống thứ nước tuyệt diệu của Đức Giêsu, Nước hằng sống, nước uống vào sẽ không còn khát nữa.
• “Đấng ấy” chính là Mêsia, vị cứu tinh của nhân loại. Chỉ những ai tin vào Người, mới đáng lãnh nhận ơn cứu độ.
• “Đấng ấy” chính là Nước hằng sống. Chỉ những ai thật lòng khao khát mới được ban cho thỏa thuê dư đầy.
• “Đấng ấy” chính là Lời hằng sống. Chỉ những ai đón nhận Lời và thực thi trong cuộc sống, mới được sống đời đời.
Cuối cùng, Đức Giêsu đã không ăn cũng chẳng uống. Vì Người dùng một thứ lương thực mà chính các Tông đồ cũng không hề biết. Thánh Gioan đã không để chúng ta phải chờ đợi lâu. Vâng, lương thực của Người chính là “đồng lúa đã chín vàng đang chờ gặt hái” (c.35), là “nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Người” (c.39). Cơn đói của Người là mong cho mọi người nhận biết và yêu mến Cha, cơn khát của Người là ước cho muôn người được no thỏa “nước uống vào sẽ không còn khát nữa”.
Chúng ta sẽ làm thỏa cơn đói của Đức Giêsu, khi chúng ta làm theo người phụ nữ Samari mau mắn đi loan báo cho dân làng biết Người chính là Đấng Mêsia.
Chúng ta sẽ làm thỏa cơn khát của Đức Giêsu, khi chúng ta cùng với dân làng Samari tin Người là “Đấng cứu độ trần gian” (c. 42).
9. Thờ lạy trong tinh thần và chân lý – André Sève
Với vẻ tò mò, người phụ nữ Samaria tiến tới phía người đàn ông đang ngồi trên thành giếng. Bởi vì Chúa Giêsu đang sống, bởi vì mỗi bài suy niệm này là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Giêsu hằng sống, tại sao không nghĩ rằng Ngài đang chờ tôi? Chính Ngài nói với tôi: “Hãy cho Ta uống nước”
Nhưng Ngài khẳng định ngay: “Nếu ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban: chính ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban; chính ngươi sẽ xin và ngươi sẽ được uống nước hằng sống”.
Hai nỗi khát khao làm hoang mang. Chúa Giêsu nói: “Hãy cho Ta”, rồi: “Hãy xin Ta”. Và xa hơn một chút: “Chúa Cha đang cần những người tôn thờ Ngài thực sự”. Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của sự mạc khải. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta hết khát, nhưng không có bài Phúc Âm này thì ai dám nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát chúng ta?
Cách duy nhất để có thể xứng đáng với sự khao khát này chính là khao khát Ngài. Sự ước muốn và tình yêu có qua có lại: tình yêu vì tình yêu. Chính là phải xin nước của Ngài là nước sẽ làm cho chúng ta ước ao Chúa: “Hãy xin Ta nước hằng sống và nơi ngươi sẽ phát sinh nguồn mạch tình yêu. Ngươi có thể là một trong những người tôn thờ mà Cha tìm kiếm”.
Người tôn thờ sao? Những hình ảnh phiền nhiễu nổi lên, những người sấp mình trước một ngẫu tượng. Cho nên Thiên Chúa của chúng ta là gì nếu Ngài muốn người ta sấp mình trước mặt Ngài?
Ngài là Thiên Chúa. Không có gì có thể thay đổi được cứ liệu này trong quan hệ của chúng ta: Ngài là Thiên Chúa. Ngài không tìm kiếm những kẻ thờ lạy, Ngài tìm kiếm những kẻ thờ lạy thực sự. Sự chính xác có một tầm quan trọng lớn lao. Chỉ những kẻ tôn thờ thực sự mới đáp lại tình yêu của Ngài, không ngừng xem Ngài là Thiên Chúa. Nếu không, mối quan hệ bị sai lệch, tình yêu của chúng ta không đạt tới Thiên Chuá, chúng ta hoàn toàn ở trong sự ảo tưởng.
Tôi vừa đặt tình yêu vào chỗ tôn thờ, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta yêu thương Ngài. Nhưng để không lầm lẫn về mối tình kỳ lạ có thể nối kết con người với Thiên Chúa này, phải đào sâu ý tưởng thờ lạy. Đây hoàn toàn không phải thờ lay một ngẫu tượng nhưng là biết yêu mến Chúa mà vẫn luôn luôn cảm nhận sự uy nghiêm của Ngài. Tôi ngần ngại trước khi viết “sự uy nghiêm”, và sự ngần ngại này chứng tỏ cho tôi thấy rằng không dễ gì tìm được ngôn từ đúng đắn cho tình yêu tôn thờ này. Do đó ngày nay có một cách nói của Phúc Âm trở nên nổi tiếng bởi vì nó xác định đầy đủ sự tôn thờ thực sự: “Phải thờ lạy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý”.
Khi thánh Gioan nối kết hai từ tinh thần với chân lý bằng từ và, từ quan trọng nhất thường là từ thứ hai (chẳng hạn “Ông ta thấy và ông ta tin”). Do đó, ở đây phải chú trọng đến chân lý. Vẫn đối với Gioan, chân lý làm ta nghĩ ngay đến Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ta là chân lý”. Trong khi mạc khải chân lý về Chúa Cha, về chính mình và về quan hệ giữa Ngài với Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thờ lạy “trong chân lý”. Điều đó có nghĩa là: yêu Cha như Chúa Giêsu yêu thương Ngài.
Nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể ban cho chúng ta những tâm tình như Chúa Giêsu. Thờ lạy “trong tinh thần” có nghĩa là được Thánh Thần linh ứng khi chúng ta muốn yêu thương Cha theo cách của Chúa Giêsu.
Bạn chắc chắn cảm thấy tôn thờ thực sự tức là tôn thờ Ba Ngôi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu ở giếng Giacob mang lại cho chúng ta ba màu sắc của sự tôn thờ: Sự tôn thờ này hướng đến Chúa Cha, trong khi, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, sự tôn thờ này được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu.
Ai cũng cần nước. Sau không khí, nước là yếu tố quan trọng của đời sống. Có nước mới có rau cỏ, mới có sự sống. Ai cũng biết thế, nhưng ít ai lại biết quí nước. Sở dĩ chúng ta không quí nước là vì nước quá nhiều. Sử dụng ở đâu và lúc nào cũng có.
Chỉ khi nào hạn hán mọi sông và giếng đều cạn, mọi suối đều khô, lúc ấy chúng ta mới biết đến giá trị của một giọt nước. Chúng ta thường quí những gì ít ỏi, hiếm hoi và có khuynh hướng phung phí và coi thường cái có nhiều.
Đối với Ả Rập hay Tây tạng, đối với khách bộ hành trong sa mạc thì mỗi giọt nước là một giọt máu trong thân thể. Trái lại, với chúng ta ở đồng ruộng hay ven sông, có phung phí nước cũng không hết. Có nhiều khi còn sợ nước gây úng thủy ngập lụt. Chúng ta là những người giàu có nước uống, nước giếng, nước sông, nước hồ, nước ao, nước mưa, nước trái cây và mỗi ngày chúng ta dùng từ 200 đến 500 lít nước để ăn uống, tắm giặt, tha hồ thoải mái.
Nhưng có bao giờ chúng ta uống nước nhớ nguồn. Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao tôi lại được dư giật nước như thế. Tại sao nước chúng ta dùng lại là nước ngọt, trong khi ở biển nước lại mặn đắng.
Kinh Thánh trả lời nước là tác phẩm do Thiên Chúa tạo dựng. Ngay từ buổi khai thiên lập địa, Thánh Thần Chúa đã bay lượn trên nước. Thiên Chúa đã cho mưa thuận gió hòa, đã dùng nước để tiêu diệt cả một thế hệ vô luân ngoại trừ Noe là người công chính. Nước ở biển đỏ đã cứu thoát dân Do Thái và vùi dập đoàn quân của Pharaon. Qua những sự kiện ấy, chúng ta thấy được giá trị của nước.
Trước hết, nước tạo nên sự tươi mát. Bất cứ nơi đâu, dù là sa mạc mà có nước chảy vào, tức thì có ngay mầu xanh của cây cối. Đứng trước một dòng nước, ai lại không muốn tâm hồn mình được tươi mới. Những ngày hè nóng bức, chúng ta uống nước đá, tắm nước sông hay gặp nước mưa thì quả thực là mát mẻ. Từ vạn vật cho đến lòng người,tất cả đều được đổi mới. Chúng ta cũng hãy nghĩ đến dòng nước Rửa tội đã gây nên trong chúng ta những đổi mới cho đời sống thiêng liêng.
Tiếp đến nước tinh luyện và tẩy sạch. Còn gì sạch bằng nước, người Do Thái xưa kia đã hiểu như vậy, cho nên họ đặt ra những luật lệ trong việc sử dụng nước: phải rửa tay trước khi ăn uống, phải tắm gội trước khi dâng của lễ, phải rửa chân khi đi đường xa mà trở về nhà.
Nước còn được dùng để trừ bệnh phong cùi, tẩy sạch mọi ô uế tình dục. Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ trong ý nghĩa thanh tẩy ấy và đã dùng dòng nước rửa tội để xóa bỏ mọi dấu vết của tội lỗi.
Nếu như nước thường do bàn tay Chúa dựng nên còn có ích cho việc dinh dưỡng, thì Chúa càng có quyền để làm nên một thứ nước trường sinh như chính Ngài đã quả quyết với ông Nicôđêmô và người thiếu phụ Samaria:
Nước hằng sống của Chúa là nước cứu độ, ai uống vào sẽ không bao giờ khát và không còn mơ ước một thứ gì trên trần gian này nữa. Nước hằng sống này xuất phát từ trái tim ngập tràn yêu thương của Ngài, đã hoán cải được biết bao nhiêu người, không lẽ lại chẳng níu kéo được chúng ta ra khỏi vũng lầy tội lỗi.
Nước sông Babylon đã chứng kiến nỗi lòng thống hối của một dân tộc lưu vong. Nước sông Giocđan đã góp phần chữa lành Naaman, đã được diễm phúc đón nhận Đấng Cứu Thế. Dòng nước hằng sống vọt ra từ cạnh sườn Chúa đã tha tội cho tên trộm lành, cho dân Do Thái cũng như cho toàn thể nhân loại.
Điều quan trọng là chúng ta có đến để kín múc hay không. Cho dù chúng ta có đang sống bên bờ con kênh nhỏ thì đừng bao giờ quên dòng nước hằng sống, đó là một dòng nước ít người biết đến nhưng lại không bao giờ cạn và nhiễm độc.
Điều cần thiết đó là: Hãy hiệp thông với dòng sông ấy để lãnh nhận những ân sủng của Chúa, nếu chúng ta không muốn là những kẻ bị chết khát.
bài liên quan mới nhất
- Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 01/2025: Cầu cho quyền được giáo dục
-
Ba đạo sĩ là ai? -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ hai Năm Sự Vui - Đức Mẹ đi viếng bà Êlisabét -
Phó Chánh án Tòa Ân giải Tối cao: Tòa giải tội, Cửa thánh cho tâm hồn -
Bức thư năm 2025 từ Taizé: Hy vọng vượt trên mọi hy vọng -
Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem -
Giáng sinh trong thời chiến -
Bừng sáng Tình Yêu -
Chút suy tư mùa Giáng sinh 2024 -
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19