Chữa lành tâm hồn nếu muốn chữa lành môi trường
TGPSG -- “Chữa lành tâm hồn nếu muốn chữa lành môi trường” là chủ đề của bài tham luận do Đức ông Indunil trình bày trong buổi Hội luận Liên Tôn có chủ đề: “Hiệp hành chăm sóc môi sinh”, vào sáng thứ Năm ngày 23-5-2024, tại hội trường GB. Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Đức Ông bày tỏ niềm vui được tham dự Hội luận hôm nay. Ngài chia sẻ, một trong những vấn đề nổi lên hiện nay trên thế giới là khủng hoảng môi sinh. Ngài bày tỏ niềm xúc động với bài hát của các em mầm non trường Kirin, một số em gần như hét lên lời cầu nguyện với Chúa.
Năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta không bảo vệ môi trường. Chúng ta được thừa kế khu vườn cho nên không thể biến thành nó sa mạc để lại cho con cháu. Hôm nay nhiều lãnh đạo tôn giáo quan tâm đến vấn đề môi trường; chúng ta có những sa mạc bên ngoài bởi vì sa mạc trong lòng quá lớn. Nói cách khác đạo đức môi sinh cũng là đạo đức về sự công bằng. Chúng ta có thể gọi là tội lỗi là tham, sân, si hay vô minh. Đây là vấn đề khó khăn, có điều gì đó không đúng với tâm hồn con người, do đó vấn đề khủng hoảng môi sinh phát sinh từ lòng con người.
Do đó để giải quyết phải khởi đi từ tâm hồn con người nếu như chúng ta muốn chữa lành môi trường. ĐGH Phanxicô trong Laudato Si’ số 53 đã tóm kết vấn đề chúng ta bàn thảo hôm nay. Dù cho vấn đề môi sinh phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta phải chuyển hóa nó; tôn trọng các nền văn hóa và tôn giáo. Chúng ta có thể diễn dịch nó bằng nghệ thuật, bằng áng văn thơ, tâm linh… Nếu chúng ta thực lòng muốn phát triển. Chúng ta cũng thực lòng nhìn nhận những gì chúng ta gây hại, những sự bỏ lỡ, bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ.
Khi ngài đến Campuchia, một Giám Mục trao cho ngài hình con hươu cao cổ và một cuốn sách nhỏ. Campuchia sau cuộc chiến nên đang chữa lành vết thương, họ dùng hình ảnh 2 con thú: con ếch và hươu cao cổ. Hươu cao cổ thì cổ cao, tầm nhìn xa và trái tim lớn. Vì thế có nhiều con thú vây quanh nó, nhờ nó biết được những gì xảy ra từ xa; nó được ví như sự cao thượng. Ngược lại con ếch nhìn xuống, tầm nhìn thấp, trái tim nhỏ; nó được ví như sự thấp kém.
Tóm lại: Khủng hoảng môi sinh là vấn đề lớn, muốn thoát khỏi phải có tầm nhìn cao sâu, các tôn giáo có thể đóng góp rất nhiều. Chỉ có tầm nhìn thôi thì chưa đủ, chúng ta cần hoán cải, thay đổi tâm hồn, mở rộng tâm hồn, chăm sóc môi trường, liên kết cùng nhau trong mọi thành phần xã hội, vì đây là vấn đề của tất cả mọi người, cần thay đổi lối sống, cố gắng hướng thượng, và cần ánh sáng từ trời cao. Ngài cầu xin Chúa chúc lành cho mọi người.
Media TGPSG
bài liên quan mới nhất
- Ngày 1 tháng chín: Ngày tôn vinh quyết định tạo dựng của Thiên Chúa
-
Sinh vật và vấn đề đạo đức môi sinh | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Môi trường nước | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Lời Kinh Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo -
Hành Tinh Xanh - Tương Lai Sáng | Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường -
5 điều cần để chăm sóc Ngôi Nhà Chung -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Điện Hạt Nhân và Tôn Giáo tại Nhật -
Hiệp hành chăm sóc môi sinh -
Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật
bài liên quan đọc nhiều
- 7 món ăn lành mạnh mà Chúa Giêsu đã dùng
-
Mẹ Thiên Nhiên -
Suy tư về phát biểu của cô bé 12 tuổi tại hội nghị về môi trường: MÔI TRƯỜNG và NGÔI LỜI -
Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị -
Tương quan giữa con người với môi trường -
Nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống -
Gia đình bảo vệ Môi trường -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu - Văn bản Cam kết