Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người”
Thương mại trên con người là một vấn đề nhức nhối cho xã hội hiện đại nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy, làm thế nào để di cư an toàn, tránh bị lừa gạt hoặc bị mua – bán như một món hàng ?
Vào các ngày 26-28.12.2019, Caritas Việt Nam đã tổ chức tập huấn về chủ đề “Di cư an toàn và phòng ngừa buôn người” tại giáo xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) thuộc Giáo phận Vinh. Tham dự viên đến từ các giáo phận Phú Cường, Phan Thiết, Vinh và Hà Tĩnh.
Khai mạc khóa tập huấn, linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Đường, SVD, Phó Giám đốc văn phòng Caritas Việt Nam đã giúp các tham dự viên hiểu hơn về khái niệm di cư an toàn và phòng chống mua bán người. Giảng viên Phạm Thị Đan Linh đưa các tham dự viên đi vào những tiết học cụ thể với các đề tài bổ ích. Các tham dự viên được tìm hiểu rõ hơn về luật bảo vệ con người, quyền của con người và vấn đề di cư.
Các tham dự viên cần phải hiểu trước khi truyền thông cho người dân kiến thức phòng và ngừa những rủi ro, cần trang bị gì cho mình và con em mình khi đi ra xã hội hoặc di cư đến những vùng đất mới. Kết hợp với những đề tài là những trò chơi sắm vai linh hoạt mà giảng viên và tham dự viên đã sáng tạo trong việc truyền thụ và tiếp các ứng kiến thức cơ bản.
Xã hội hôm nay được xem là một thế giới phẳng. Con người đi lại giữa các quốc gia trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Sống và làm việc nhiều nước khác nhau đang là cả một nhu cầu cho cả quốc gia có nguồn lực lao động dồi dào và quốc gia thiếu hụt lao động. Vì thế, di cư đi nước ngoài ngày càng trở nên “hot” cho dù là định cư hay công tác, du lịch, học tập hay xuất khẩu lao động. Việc kiếm lợi nhuận dựa trên con người của các tổ chức vô tình hoặc cố ý gây nên những vết thương, như vụ 39 người tử nạn ở Anh quốc vừa qua đã để lại không ít bàng hoàng cho thế giới.
Trong bài phát biểu với các thành viên của nhóm RENATE nhân dịp Hội nghị châu Âu lần thứ 2 của nhóm tại Roma 11/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa lên án “việc buôn người” chính là “một hình thức của chế độ nô lệ thời hiện đại, đã vi phạm phẩm giá mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi anh chị em chúng ta, và điều này đã gây nên một tội ác thực sự chống lại nhân loại”. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng nhiều nỗ lực đã được thực hiện trong việc giáo dục cộng đồng về nạn buôn người, nhưng ngài cho biết thêm: “Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề này” đồng thời phối hợp với những nỗ lực khác nhau của những người đã cam kết trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người.
Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của việc mua bán người. Thiết nghĩ, mỗi người cần chung tay phòng ngừa việc lợi nhuận trên con người. Đồng thời cùng nhau tương trợ các nạn nhân, bài trừ những hành vi có tổ chức cố ý thương mại cách bất chính trên con người; cảm thông, sẻ chia và kịp thời cứu giúp những anh chị em xung quanh mình khi gặp nạn. Sống tinh thần tương thân tương ái ngay chính xung quanh môi trường sống của mình.
Bế mạc khóa tập huấn là lễ công nhận và trao thẻ cho 429 thành viên thuộc giáo xứ Mỹ Yên gia nhập Caritas Việt Nam.
Nữ tu Minh Nhật
Nguồn: Caritas Việt Nam
bài liên quan mới nhất
- Đức Giáo hoàng Phanxicô: "Vốn liếng lớn" chính là "Tình yêu Thiên Chúa"
-
Đức Thánh Cha: bác ái thì khiêm tốn và không hiếu chiến -
Khai mạc Đại hội Caritas Việt Nam năm 2023 -
Đại hội Caritas Việt Nam năm 2023 -
Ao ước được mặc đẹp như thế! -
Hoa Huệ -
Những bữa ăn nghĩa tình -
Món quà Giáng Sinh -
Những triệu chứng hậu Covid-19 và thuốc chữa -
Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020
bài liên quan đọc nhiều
- Những triệu chứng hậu Covid-19 và thuốc chữa
-
Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019 -
Nhà Dưỡng Lão Tân Thông: Nơi trao ban niềm vui -
Nhóm Bác ái Thiện Tâm: Thăm giáo xứ Cái Mơn -
Đêm nhạc gây quỹ 'Nhịp cầu Caritas 6' -
Ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội Caritas -
Caritas Việt Nam: Thư ngỏ chương trình Nhịp Tim Yêu Thương -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn tĩnh tâm Mùa Chay -
Trường Chuyên Biệt Gia Định: Ngày Thế giới Hội chứng Down