Các giai đoạn tâm lý trong thời cô lập và cách ly bởi virus corona
WGPSG / Aleteia -- Có một mô hình cảm xúc mà hầu hết chúng ta sẽ trải qua trong những ngày khó khăn này.
Đây là khoảng thời gian khó khăn cho tất cả mọi người. Những thói quen của chúng ta bỗng dưng chậm lại và hoàn toàn bị thay đổi, và những người không thể tự cô lập thì sẽ lo bị nhiễm virus corona. Chúng ta không thể xem đây là một nỗi lo sợ phi lý - đó là một nỗi sợ thực sự không thể làm ngơ. Các chiến lược tự an ủi bản thân (như hít thở sâu và lặp đi lặp lại nhiều lần rằng mọi thứ sẽ ổn thôi) thường sẽ mất hiệu nghiệm ngay khi chúng ta biết những ca nhiễm bệnh là chính những người gần gũi với chúng ta đang đau khổ bởi covid-19, có thể mất gia đình và bạn bè vì nó.
Tin tức thường xuyên nhắc nhở chúng ta về điều này, và vì có nhiều thời gian ở nhà khiến thời gian truy cập thông tin tăng vọt. Chúng ta có thể kiểm soát được cảm xúc của mình trong suốt thời gian này không? Và quan trọng nhất, làm sao ta có thể trưởng thành hơn trong hoàn cảnh này?
Để hiểu được cảm xúc của mình, điều cơ bản cần làm là phải nhận ra các giai đoạn diễn tiến của cảm xúc nơi bản thân. Theo quy tắc chung, chúng ta có thể phân biệt các giai đoạn cảm xúc hòa nhập với hoàn cảnh mới như sau:
1. Không chắc chắn / Khước từ
Đây là giai đoạn đầu tiên (nhiều người đã vượt qua, nhưng vẫn còn tác động mạnh trên những người khác). Đó sẽ là sự hoang mang bị kích động bởi tin tức và nó khiến chúng ta bác bỏ những sự thật mà chúng ta nghe được. Ta đặt nghi vấn trên tất cả mọi thứ người ta nói với mình: có vẻ như điều đó không đúng! Ta miễn cưỡng phải ngừng lân lui đến những nơi quen thuộc: nhà hàng, cửa hàng… Khi những hạn chế đi lại tăng lên, chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn tiếp theo.
Cảm xúc điển hình của giai đoạn này là: hưng phấn, giận dữ, nổi loạn, hồi hộp, sợ hãi.
2. Thích ứng / Chấp nhận
Xu hướng bắt chước người khác của ta đang bắt đầu có tác dụng. Cách hành xử này luôn có nơi mỗi người, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời - khi ta bắt chước cha mẹ trong mọi thứ để tìm hiểu môi trường sống quanh ta. Vì quan sát thấy rằng tất cả những người lân cận và những người thân thiết của ta cũng đã tôn trọng sự tự cô lập, ta bắt đầu chấp nhận hoàn cảnh và thích nghi nó cũng như thế, bằng cách nhìn xem người khác làm như thế nào.
Những cảm xúc đặc trưng trong giai đoạn này là: mệt mỏi (vì giai đoạn khước từ trước đó đã gây ra nhiều hao mòn), đỉnh điểm của niềm vui, hy vọng (cảm giác rằng ta không đơn độc trong chuyện này), cảm giác thuộc về (khi thấy mọi người làm những điều tương tự).
3. Kháng cự / Tăng trưởng
Ngày qua ngày, nhìn thấy mặt trời ở bên ngoài còn ta thì cứ phải ở trong nhà khiến ta nhung nhớ cuộc sống ngoài xã hội. Chúng ta nhớ những tương tác với người khác. Ta bắt đầu nhận ra những cảm xúc bị chôn vùi do nghĩ rằng không gì thay đổi được nhịp sống của ta. Những bữa ăn chúa nhật với cả gia đình sẽ không thường xuyên diễn ra và chúng ta bắt đầu coi trọng những thứ mà trước đây thường không được lưu tâm.
Cảm xúc tiêu biểu của giai đoạn này là: luyến tiếc, u sầu, chán nản, và cam chịu. Một khi chúng ta đã trưởng thành từ trải nghiệm này, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ quay trở lại cuộc sống hằng ngày với những quan điểm mới và bài học mới. Sự nhẹ nhõm sẽ là cảm giác đầu tiên tràn ngập trong chúng ta, cùng với nỗi sợ hãi khi nghĩ rằng tình huống tương tự có thể lặp lại. Tình hình tài chính dần dần hồi phục có thể khiến ta sợ không dám tiêu xài đến vốn liếng và tiền bạc.
Rất kịp thời, bộ não của chúng ta - một chuyên gia về sinh tồn - sẽ một lần nữa tìm cách quên đi rằng: thực tại mà chúng ta biết hôm nay có thể thay đổi hoàn toàn theo thời gian. Đó là một cơ chế mà bộ não sử dụng để tránh phải sống trong một trạng thái báo động thường xuyên làm tiêu hao mọi năng lực chỉ vì phải lo lắng cho những vấn đề chưa xảy ra.
Chúng ta có buộc phải cảm nhận như vậy không?
Thật khó kiểm soát được những cảm xúc đi qua các giai đoạn trên đây trong hoàn cảnh khác thường hiện nay. Nhưng chúng ta có quyền kiểm soát thái độ của mình, khi nhận thức được rằng, trước những khó khăn, ta có thể lựa chọn cách phản ứng tốt nhất trong những vùng cảm xúc dưới đây:
Vùng sợ hãi: Trước nỗi sợ hãi, chúng ta tích trữ thực phẩm và thuốc men không cần thiết. Chúng ta cáu gắt và chú ý đến tin tức mỗi một giây phút trong ngày. Chúng ta hình thành thói quen phàn nàn và lan truyền những cảm xúc tiêu cực vào trong môi trường của mình.
Vùng học tập: Chúng ta tạm dừng các tiêu dùng đang thôi thúc ta, tin rằng sẽ có đủ đồ dùng cho tất cả mọi người. Ta cố gắng nhận ra cảm xúc của mình và tìm giải pháp cho những xung đột nằm trong tầm tay của ta. Ta chọn cách hành động và tổ chức lại các hoạt động hằng ngày để không lãng phí những thời gian đó.
Vùng tăng trưởng: Chúng ta bắt đầu thực hiện các quyết tâm để đạt được một số mục tiêu trong thời gian này. Chúng ta nghĩ về những người khác, tìm cách giúp đỡ họ. Chúng ta mang tài năng của mình để phục vụ những người túng thiếu. Chúng ta đề cao lòng biết ơn và cố gắng duy trì trạng thái cảm xúc hạnh phúc và hy vọng. Chúng ta liên kết với những người khác và thích nghi với hoàn cảnh mới.
María del Castillo (Aleteia) / Thu Phượng chuyển ngữ /Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Bừng sáng Tình Yêu
-
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh -
Thực hành Mùa Vọng -
Tại sao ngày Chúa Giêsu ra đời được gọi là Christmas?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19