Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 6 Phục sinh năm B
Ga 15, 9-17
“Để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại”. (Ga 15, 16)
Thiếu nhi chúng con yêu quý.
Cha vừa đọc và cho chúng con nghe những lời dạy của Chúa Giêsu trong Bài Tin Mừng hôm nay. Cha thấy bài Tin Mừng hôm nay là bài Tin Mừng hết sức đặc biệt
Cha đố chúng con đặc biệt ở chỗ nào đấy?
- Thưa cha, đặc biệt ở chỗ Chúa nói nhiều đến việc yêu mến.
- Rất đúng! Cám ơn chúng con. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa nhắc hai chữ “yêu mến” đến chín lần. Và nếu tính chung tất cả các bài đọc thì chữ “yêu, thương yêu, tình yêu” được nhắc đi nhắc lại tới 18 lần. Điều đó cho chúng ta thấy điều gì chúng con?
- Thưa điều đó cho thấy: Tình yêu có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong đời sống Giáo Hội mà Đức Giêsu mới thiết lập.
Chúng ta hãy nghe lại Lời của Chúa: “Ðây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
Cha hỏi chúng con: Chúng con đã yêu bao giờ chưa?
- Dạ rồi.
- Thí dụ….
- Yêu Chúa, yêu ông bà, yêu bố mẹ, yêu bạn v.v.
- Thế tình yêu có to không chúng con?
….
Tình yêu màu gì? Tình yêu nặng bao nhiêu? Tình yêu ngọt ngào hay đắng cay v.v và v.v
Đúng là tình yêu không có màu sắc, trương độ, mùi vị, trọng lượng v.v. cho nên chúng ta không thể thấy được tình yêu như ta thấy được những gì chung quanh chúng ta.
Vậy thì làm sao mà chúng ta biết được tình yêu như thế nào?
Thưa công đồng Vaticano II bảo là chúng ta có thể nhìn và biết qua các “dấu chỉ”. Chính Chúa Giêsu ngày xưa cũng đã bảo: “Nếu các con yêu thương nhau, thiên hạ cứ dấu ấy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy” (Ga 13, 35).
1. Chúng con hãy nghe chính lời của Chúa
“Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu”. (Ga 15, 13).
Hồi tháng 2-1988, một trận động đất lớn đã xảy ra tại một phần đất của Aménia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ làm cho nhiều người bị thiệt mạng. Trong trận động đất này có rất nhiều cảnh thương tâm. Tuy nhiên câu chuyện sau đây đáng chúng ta lưu ý hơn cả.
Sau khi trận động đất xảy ra, rất nhiều nhà cửa bị sập, đất lún sâu xuống. Có hai mẹ con của một thiếu phụ bị vùi lấp ở dưới cả hàng trăm ngàn tấn gạch đá, ciment. Nhưng may mắn là họ đã nằm lọt thỏm vào một khoảng đất nhỏ nên còn sống sót. Nói là một khoảng đất nhỏ nhưng thực ra chỉ vừa đủ để hai mẹ con ngồi mà thôi chứ không thể đứng hay di chuyển được. Lương thực của hai mẹ con có, chỉ là một hũ mứt trái cây mà lúc trước khi động đất người mẹ đang cầm trong tay. Chẳng mấy chốc hũ mứt đã hết. Lúc ấy đứa con gái bốn tuổi nói với mẹ nó:
- Mẹ ơi con khát quá, mẹ cho con uống nước đi.
Nhưng biết lấy nước đâu bây giờ, chung quanh thì tối đen như mực và gạch đá thì như đang ôm lấy hai mẹ con, rồi đứa bé lại kêu:
- Mẹ ơi con khát quá, mẹ cho con uống nước đi.
Người mẹ lúng túng không biết phải làm sao có nước cho con uống. Nhưng rồi tình mẫu tử đã làm cho người mẹ nảy sinh sáng kiến, bà nghĩ bà có thể hy sinh những giọt máu của bà để làm nước cho con uống. Nó có thể cầm cự với tử thần. Lúc đó bà lấy tay rờ rẫm ở dưới chân chỗ hai mẹ con đang ngồi, bà sờ được một miếng kính bể. Thế là bà lấy miếng kính cắt đầu ngón tay của bà ra rồi bà đút ngón tay vừa cắt vào miệng đứa con đang kêu khát và bảo con mút mạnh vào. Em bé nút ngón tay mẹ một lúc rồi nói:
- Mẹ ơi cho con mút thêm nữa đi, con còn khát lắm.
Người mẹ lại cắt ngón tay thứ hai đút vào miệng đứa con gái.
Sau khi được cứu sống người mẹ này thuật lại rằng, lúc đó tôi nghĩ thầm thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn cho đứa con tôi được sống.
Cha hỏi chúng con; Tình yêu của người đàn bà trong câu chuyện cha vừa kể có lớn không chúng con?
- Dạ thưa rất lớn.
2. Chúng con hãy nghe Chúa bảo tiếp
“Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 15, 15).
Chúa muốn nói gì khi nói với các Tông Đồ như vậy?
Thưa Chúa muốn nói đến sự tôn trọng nhau.
Có lần Chúa nói “Các con gọi thầy là thầy, là Chúa thì thậm phải vì sự thật là thế”, và ngay sau đó Chúa lấy nước quỳ xuống rửa chân cho họ.
Alberto Cavalcanti và Victoria kết hôn với nhau, họ sống với nhau rất tình cảm và hòa thuận. Nhưng có một điều không vui đó là việc bà ấy là một nữ hoàng.
Có một hôm, hoàng cung tổ chức yến tiệc, nữ hoàng bận rộn với việc tiếp kiến các vương công, để chồng bà lạc loài bên cạnh. Alberto rất tức giận, liền âm thầm bỏ về phòng ngủ. Không bao lâu thì nghe thấy tiếng gõ cửa.
Alberto lạnh lùng hỏi: “Ai?”.
Người gõ cửa ngang nhiên đáp: “Nữ hoàng đây!”.
Cánh cửa vẫn không mở, căn phòng im lặng. Người gõ cửa giận bỏ đi, nhưng đi được nửa đường thì quay lại gõ cửa tiếp.
Người trong phòng hỏi: “Ai?”.
Người gõ cửa đáp: “Victoria”.
Thế nhưng cửa phòng vẫn không mở. Bà tức giận bỏ đi, nghĩ rằng không tôn trọng một nữ hoàng Anh. Bỏ đi được nửa đường thì quay lại gõ cửa một lần nữa.
Vẫn tiếng lạnh lùng phát ra từ bên trong: “Ai?”.
Người gõ cửa dịu dàng nói: “Vợ của anh đây.”.
Lần này cửa mở ra.
Tôn trọng nhau là như vậy. Không phải vì chức tước mà là “Bạn của nhau”.
3. Chúng con nghe Chúa nói tiếp
“Những gì Thầy nhận bởi Cha Thầy thì thầy đã truyền lại cho anh em hết”. Chúa truyền lại cho các môn đệ những gì Chúa nhận từ Thiên Chúa Cha. Việc này nói lên điều gì trong tình yêu?
Thưa Chúa tin tưởng các môn đệ của Chúa. Tin tưởng là trao gửi. Tin tưởng là phó thác. Tất cả đều phát xuất từ tình yêu.
Từ nhỏ nó đã chơi với những đứa trẻ hư hỏng. Khi học trung học, nó thường xuyên bị giữ ở đồn công an vì tội đánh nhau. Sau đó nó bị đưa vào trường giáo dưỡng một thời gian. Chưa tốt nghiệp trung học nó đã bỏ học, suốt ngày chơi bời lêu lổng với đám thanh niên du côn. Cha mẹ tức giận đuổi nó ra khỏi nhà. Sau này với tội danh giết người, nó bị kết án tù 20 năm. Trong tù nó không chỉ ăn hiếp những tù nhân khác mà còn mấy lần định trốn trại. Vì thế hình phạt lại càng gia tăng. Mỗi khi trại giam cho người nhà vào thăm phạm nhân, nó là người nhàn rỗi nhất, bởi lẽ người thân chưa bao giờ đến thăm nó, hơn nữa nó cũng không hy vọng.
Nhưng vào một ngày kia, người quản giáo thông báo, có người đến thăm nó. Nó cứ tưởng mình nghe nhầm. Khi người quản giáo gọi tên nó một lần nữa, nó mới đi ra phòng tiếp thân nhân. Khi quay trở về phòng, nó đã khóc nức nở. Sau đó, nó dường như biến thành một người khác hắn, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, kỷ luật của trại giam, tích cực cải tạo.
Người phụ nữ với mái đầu điểm bạc đến thăm nó hôm đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp hai của nó. Đúng là người phụ nữ này đã không thất vọng về đứa học trò của mình. Bà vẫn tin tưởng theo đuổi chờ cơ hội để đem đứa học trò hư hỏng của mình về với cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tình yêu thương đã thay đổi cuộc đời một con người. Vì thế chúng ta hãy thương yêu những người xung quanh chúng ta.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Giáng Sinh (+video) -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B