Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 22 Thường niên năm C
Lc 14,1.7-14
"Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống;
còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên"(Lc 14,11)
Thiếu nhi chúng con yêu quí,
Chúng ta vừa được nghe một đoạn Tin Mừng do thánh Luca thuật lại.
Cha đố chúng con qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu muốn dạy mọi người chúng ta điều gì?
- Chúa dạy về sự khiêm nhường.
- Đúng như chưa đủ.
- Chúa dạy về cách sống ở đời!
- Rất chính xác! Đúng là muốn muốn dạy chúng ta về cách sống ở đời.
Để dạy về vấn đề này, Chúa đã dùng ngay hình ảnh một bữa tiệc mà Chúa được mời tham dự để cho những gì Chúa muốn nói trở nên cụ thể và dễ hiểu hơn.
Nhìn vào một bữa tiệc Chúa thấy người ta có những ứng xử khác nhau. Nhân cơ hội này Chúa đã đưa ra hai lời khuyên mà cha thấy lời khuyên nào cũng một bài học rất cụ thể và hữu ích cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời thanh thản vui tươi, hạnh phúc và được mọi người nể phục kính trọng.
1. Lời khuyên thứ nhất:
"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất.(Lc 14,8)
Tại sao thế? Thưa vì người Do thái ngày xưa cũng như nhiều người ngày nay thường làm khi được mời dự tiệc thì thường hay chọn cho mình một chỗ "nhất", chỗ danh dự để ngồi. Chọn như thế không phải vì chỗ đó có món ăn ngon hơn, nhưng là vì chỗ đó được quan tâm, được nhiều người để ý tới nhiều hơn. Những người tự chọn chỗ cho mình chỗ danh dự như thế thường là những người tự tô vẽ danh dự cho mình, muốn cho mọi người thấy mình là quan trọng nên buộc mọi người phải quan tâm để ý đến mình. Chúa thấy đây là những việc làm nhiều khi không đúng sự thật mà cái gì không đúng sự thật thì Chúa không thích, Chúa không muốn.
Cha kể cho chúng con nghe câu chuyện này: Chuyện về một nhà văn Pháp tên là Alexandre Piron ông qua đời năm 1773. Khi còn sống, ông thường có thói quen đi dạo trong khu rừng Boulogne giữa thủ đô Paris của nước Pháp. Một ngày kia, sau khi đi dạo, ông đến ngồi nghỉ trên một ghế đá, đàng sau ghế đá có một bức tường cao. Chỉ một lát sau, ông vô cùng ngạc nhiên vì trong đám người đang đi dạo qua đó, một vài người hướng về phía ông ngả mũ cúi chào; cũng có người còn bái gối nữa. Đoàn người tiếp tục đi và vẫn có người làm như vậy. Nhà văn cúi đầu đáp lễ. Ông không thể ngờ được rằng ông lại được nhiều người ngưỡng mộ, yêu mến như thế. Ông thầm mong giả như lúc này mà các bạn bè trong văn giới chứng kiến được cảnh tượng này thì hay biết mấy. Nhà văn đang say sưa với bả vinh hoa đó thì chợt ông để ý thấy trong số những người đang bái chào ông, có một bà lão đã để lộ một thái độ khác thường. Cũng giống như những người khác, bà lão cúi chào rồi tiến lại gần chỗ ông hơn, rồi thầm thì điều gì đó ông nghe không rõ đoạn ngước mắt nhìn lên phía tường cao trên đầu ông. Ngạc nhiên trước cử chỉ đó, nhà văn ngoái lại phía sau cố nhìn lên phía trên... Thì ra những người đi dạo đó dừng lại không phải để tỏ lòng ngưỡng mộ ông, mà chỉ để tỏ lòng tôn kính, thờ lạy Chúa Giêsu trên thánh giá được treo trên bức tường đó. Hổ thẹn vì khám phá đó, Alexandre Piron vội vã đứng dậy đi nơi khác.
Hãy coi chừng chúng con! Nếu không cẩn trọng thì nhiều khi trong cuộc sống chúng ta cũng sẽ mắc vào tính kiêu ngạo như thế.
Cha kể cho chúng con thêm một câu chuyện nữa: Đây là câu chuyện do chính Đức thánh Giáo hoàng Gioan 23 kể. Ngài nói: Lúc tôi mới được bầu làm Giáo hoàng (để lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ), tôi rất lo lắng và sợ hãi, trước một trách nhiệm quá lớn lao và nặng nề. Một đêm kia, trong giấc ngủ chập chờn không yên, tôi nghe có một tiếng nói phán bảo tôi : Kìa Gioan, đừng tự xem mình là quan trọng như vậy. Choàng tỉnh dậy, tôi ngẫm nghĩ thấm thía về ý nghĩa giấc chiêm bao. Kể từ đó, tôi đã cố gắng áp dụng câu đó trong đời tôi, trong mọi công việc của Giáo Hội mà tôi phải giải quyết mỗi ngày: Đừng tự coi mình là quan trọng. Và thật sự, tôi đã ăn ngon ngủ yên như trước khi được chọn làm Giáo hoàng.
Còn tôi là ai trong cái thế giới bảy, tám tỷ người này. Ai cũng cho mình là quan trọng rồi, mà tôi còn muốn đòi mọi người phải coi mình là quan trọng nữa sao? Đừng tự coi mình là quan trọng, tệ hơn đừng tự coi mình quá quan trọng. Sồng như thế chúng ta mới có cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.
2. Lời khuyên thứ hai:
"Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại".(Lc 14,12-14)
Đây quả là một lời khuyên rất khó thực hiện nhất là đối với hoàn cảnh ngày hôm nay. Quả là khó nhưng không phải là không có!
Ngày nay người ta thường dùng bữa nhậu để củng cố địa vị, mở rộng quan hệ làm ăn, gây thanh thế, mánh mung... Ai dại gì mà đãi những loại tứ cố vô thân, què quặt đui mù. Sống giữa cuộc sống hôm nay, hãy coi chừng kẻo chúng ta cũng bắt chước người khác sống theo phương châm có đi có lại, bỏ con tép bắt con tôm như thế...
Sống như thế thì có gì là tốt đẹp như ý Chúa muốn đâu. Trong Tin Mừng có lần Chúa bảo ngay cả những người bên lương, những người thu thuế, những người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?. Chúa muốn những người làm con cái Chúa phải có cuộc sống hoàn thiện hơn, vươn cao hơn cái tầm thường của cuộc sống thế gian.
Chúng ta phải cám ơn Chúa vì hôm nay khi nhìn vào cuộc sống thực tế, chúng ta không thể không vui mừng vì thấy chung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người hằng ngày trong các cơ quan tổ chức bác ái xã hội của Giáo Hội đang sống đáp ứng lại lời khuyên của Chúa Giêsu một cách hế sức tốt đẹp. Chúng ta hãy đứa mắt nhìn đến những việc làm của cộng đoàn Nữ tử Bác ái của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta hằng ngày chăm lo cho những bữa cơm dành cho hàng ngàn ngàn những người nghèo. Hoặc những bữa cơm của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho những người vô gia cư thiếu thốn gần đây. Hay còn nhiều những việc làm âm thầm kín đáo khác của những anh chị em thiện nguyện đang chăm lo cho những người đói khổ thiếu thốn mà không cần ai biết tới!!!
Tất cả những việc làm như thế có phải là để đáp ứng lại lời khuyên của Chúa Giêsu hay không? Phải quá đi chứ! Tất cả là để chứng minh cho thế giới, một thế giới đang cằn cỗi vì thiếu tình thương biết rằng tình thương của Chúa vẫn còn ngự trị trên trái đất này để làm cho cuộc sống của con người trên hành tinh trái đất con người đang sống được tốt đẹp hơn.
Để kết thúc cha kể cho chúng con câu chuyện này. Đây là câu chuyện tưởng tượng nhưng đã được dựng thành phim: Truyện kể rằng một ký giả nọ được phép xuống hỏa ngục làm phóng sự. Anh đến hỏa ngục đúng giờ ăn trưa. Trên bàn đầy ắp món ăn cao lương mỹ vị, nhưng trông ai cũng ốm o, gầy gò, xanh xao như chết đói vậy. Anh ta rất thắc mắc, nhưng khi thấy họ ăn thì biết ngay. Ai cũng có một đôi đũa dài được gắn vào tay, họ không thể gắp thức ăn cho mình mà chỉ có thể gắp cho người khác. Nhưng ai cũng giành giật cố sao gắp bỏ vào miệng mình. Kết quả là đồ ăn đổ tung tóe, họ lấy đũa chọc nhau, đập nhau, và kết cục ai cũng bị đói hết. Anh ký giả hoảng quá vội bay lên Thiên đàng thì cũng đúng giờ ăn. Cũng đầy đồ ăn cao lương mỹ vị, ai cũng được gắn cho một đôi đũa dài vào tay, nhưng trông ai cũng béo tốt phương phi. Bắt đầu ăn, ai cũng cố gắng gắp thức ăn cho người bên cạnh, họ cười nói vui vẻ. Kết cục ai cũng được ăn no nê, thoải mái... Kết thúc bài phóng sự, anh ký giả viết : Ích kỷ chỉ lo cho mình và vị tha lo giúp đỡ người khác cách quảng đại, đó là điểm khác biệt giữa hỏa ngục và Thiên đàng.
Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết sống khiêm nhường bác ái noi gương Chúa. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 28 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 27 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 26 thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 25 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống