Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm A
Ga 11, 1-45
“Chính Thầy là sự sống lại
và là sự sống”.
(Ga 11, 25)
Thiếu nhi chúng con yêu quí.
Chúng ta vừa được nghe một bài Tin Mừng hết sức đặc biệt. Đây là câu chuyện chỉ có Chúa Giêsu mới làm được. Qua câu chuyện này cha thấy có hai điều rất rõ một là tình thương và hai là quyền năng của Chúa Giêsu
1. Tình thương của Chúa.
Tình thương của Chúa là tình thương hết sức đặc biệt.
Trước hết chúng con thấy: Khi Lazarô đau, hai chị em của ông đã dùng những lời như thế này để báo tin cho Chúa: “Lạy Thầy, người Thầy yêu đang đau liệt” (Ga 11,3). “Người Thầy yêu” Chúng con có thấy ai trên đời này dám thưa với Chúa như vậy không ?
b/ Rồi chúng con thấy khi Chúa Giêsu được tin, Chúa nói với các môn đệ của Chúa thế nào ? Cha thấy chưa bao giờ trong Tin Mừng Chúa làm như thế. Chúa nói: “Lazarô, bạn của chúng ta đang ngủ” (Ga 11,11). Lazarô-bạn. Bạn của chúng ta, bạn của Chúa, bạn của cả các tông đồ. Thật quá là thân mật! Khó có thể mà tìm được một kiểu nói nào diễn tả thân tình, thân mật như thế. Chỉ có những người thực sự yêu thương nhau mới nghĩ ra được cách xưng hô tuyệt vời như thế.
c/ Tiếp theo khi biết Lazarô chết, Chúa quyết định đi thăm ông. Các môn đệ can: “Thưa Thầy mới đây người Do thái tìm cách ném đá Thấy mà Thầy lại còn trở lại đó sao ?” (Ga 11,8) nhưng Chúa nhất định cứ đi. Chết cũng đi. Chúa có liều lắm không chúng con. Cha tưởng là liều chứ nhưng khi đã yêu thì đâu có xá gì. Chúa đã chẳng nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám chết vì người mình yêu đó sao”
2. Đức Giêsu là một Thiên Chúa.
Vâng đúng như vậy anh chị em. Cha đã gặp được một Đức Giêsu là một Thiên Chúa đầy quyền năng.
a/ Khi Chúa vừa có mặt, một số người Do thái đã nói với nhau “Ông ấy đã mở mắt cho người mù...mà không thể làm cho anh ấy khỏi chết hay sao ?” (Ga 11,37) Chúng con thấy chính những người Do thái cũng đã thấy được quyền năng của Chúa.
b/ Khi đến trước cửa mộ, Chúa chỉ vào phiến đá lấp cửa mồ và ra lệnh: “Hãy đem phiến đá đó đi” (Ga 11,39). Thật là không ai dám nghĩ tới điều đó. Đây là một lệnh truyền kinh khủng bởi vì luật pháp Do Thái phạt rất nặng tất cả những ai dám xâm phạm đến mồ mả của người chết. Bởi vậy khi Chúa truyền lệnh phải gỡ hòn đá lấp cửa mồ Lazarô ra thì tất cả mọi người đều cảm thấy sợ hãi.
Ở đây lại một lần nữa Chúa làm cho mọi người thấy là Chúa có quyền làm tất cả những gì Ngài muốn vì Ngài là Thiên Chúa. Trước đó khi Martha bày tỏ sự thất vọng của mình: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con đã không chết” (Ga11,32). Chúa trả lời ngay, như một lời hứa: “Em con sẽ sống lại” (Ga 11,23) và bây giờ thì Chúa sắp làm những gì Chúa đã nói. Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và khiếp sợ, Martha đánh bạo thưa với Chúa: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, em con đã ở trong mồ bốn ngày rồi” (Ga 11,39)
Bốn ngày cho một cái xác chết, không còn có thể làm gì được nữa. Con người hoàn toàn bất lực. Con người hoảng sợ cũng phải vì con người chẳng có thể làm gì cho một cái xác không hồn đã được chôn 4 ngày rồi.
Nhưng với Chúa thì không như thế vì Chúa có quyền. Ngài có quyền vì Ngài là Thiên Chúa.
c/ Khi phiến đá chắn cửa mộ đã được đem đi, Chúa đưa ra một lệnh tiếp theo còn kinh khủng hơn: “Lazarô! Hãy ra khỏi mồ” (Ga 11,43). Đó là một lệnh truyền cho người đã chết và đã được người ta đem chôn 4 ngày rồi, không còn bất cứ một khả năng tiếp thu nào nữa. Vâng, một lệnh truyền cho một con người đã chết, và Phúc âm ghi thật rõ: “Người đã chết liền đi ra, chân tay còn quấn vải và mặt còn phủ khăn”. (Ga 11,44) “Người đã chết đi ra”. Chúng con có thấy người đã chết nào nghe được tiếng nói của người còn sống không. Cha đố chúng con khi chúng con gặp một người đã chết, đang nằm bất tỉnh và chúng con đến nói với người đó: “Này người đã chết ơi, tôi truyền cho ông chổi dậy” Cha đố chúng con và tất cả mọi người đấy.
d/ Rồi bằng một lệnh truyền thứ ba “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi” (Ga 11,44), Chúa đã hoàn tất công việc trả lại sự sống cho người đã chết. Trả lại sự sống cho người đã chết. Đó là một điều kỳ diệu không thể tin được nhưng lại là một sự thật Chúa đã làm trước mặt rất nhiều người. Nếu không phải là Thiên Chúa thì làm sao làm được những điều kỳ diệu như vậy.
3. Chúa Giêsu đã cho Lagiarô chết được sống lại.
Cha kể cho chúng con câu chuyện này. Câu chuyện được đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 24/8/ 89, tr.2 mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ câu chuyện này xem chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu được không.
Sáng thứ sáu ngày 18/8/1989, tại phòng cấp cứu của bệnh viện nhi đồng II, bác sĩ Trần Hữu Nhơn, trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện, đã tiếp nhận một em bé gái bị sốt cao, nguy kịch. Chẩn đoán: Phổi có mủ! Bác sĩ nói ngay với cha mẹ bệnh nhân: “Cần phải mua ngay một chai nước biển” ngoại nhập để truyền lập tức mới mong cứu được bệnh nhân”. Cha mẹ em bé lúng túng.
Bác sĩ hỏi:
- Anh làm nghề gì ? Không mua nổi hay sao ?
- Tôi đạp xích lô - người cha trả lời -. Thú thật chúng tôi không có đủ mấy chục ngàn để mua nên không biết làm sao đây!
Suy nghĩ một lúc, bác sĩ quay sang nói với cô y tá:
- Cô lãnh giùm lương của tôi, trích tiền mua cho em bé này chai nước biển!
Quay lại người cha, Bác sĩ này nói tiếp:
- Mấy chục ngàn cũng là nhiều, nhưng còn quan trọng nhiều hơn là tính mạng của em bé. Tôi phải làm như vậy mới kịp. Tôi giúp anh cơn nguy cấp này, anh nhớ giúp lại người khác khi họ lâm nạn. Anh đạp xích lô, nếu gặp ai đó cần cấp cứu thì nhớ tận tình giúp cho người ta!
Hai vợ chồng người đạp xích lô rơm rớm nước mắt như người chết đi sống lại. . .
Hay như câu chuyện này:
Một bé gái nọ có thói quen đọc kinh trước khi đi ngủ. Ngày kia, em bị bệnh nặng phải vào nhà thương. Các bác sĩ cho biết chỉ có giải phẫu mới có hy vọng cứu sống em. Trước khi cho thuốc gây mê, các bác sĩ và y tá báo cho em biết là em sẽ được ngủ một giấc dài. Nghe nói ngủ, cô bé ngây thơ đã xin được quỳ xuống cầu nguyện. Thế là trước mặt mọi người, cô bé quỳ gối cầu nguyện một cách hết sức chân thành, và em kết thúc bằng lời nguyện như sau: “Xin Chúa cho con được chóng lành bệnh”. Cầu nguyện xong, em bé nằm xuống và xin các bác sĩ và y tá tiến hành cuộc giải phẫu...
Ngày hôm sau, cô bé tỉnh dậy với nỗi đau tột cùng. Câu hỏi đầu tiên của em với bác sĩ là:
- Cháu có được lành bệnh không, thưa bác sĩ ?
Vị bác sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của em và đáp với tất cả sự xúc động:
- Cháu hãy để cho Chúa lo liệu, bác chưa biết được kết quả của cuộc giải phẫu. Nhưng có một điều bác tin chắc, đó là cháu đã cứu được một người, và người đó không ai khác hơn đó chính là bác đây! Từ lâu, bác đã không đến nhà thờ, bác không còn nhớ đến Chúa và cũng không bao giờ cầu nguyện nữa. Thế nhưng, hôm qua khi nhìn thấy cháu cầu nguyện một cách thật sốt sắng, bác không cầm được nước mắt. Chúa đã đánh động bác. Sáng nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội và chịu lễ. Bác tin chắc rằng Chúa đã nhận lời cháu. Cháu đừng lo lắng nữa. Hãy phó thác cho Thiên Chúa!.
Chúng con hãy tập Phục sinh cho tất cả những ai đang cần được phục sinh như câu chuyện cha vừa kể cho chúng con. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B