Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 20 Thường niên năm C
Lc 12,49-53
"Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất,
và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!" (Lc 12,49)
Thiếu nhi chúng con yêu quí,
Chúng con vừa được nghe một bài Tin Mừng hơi khó hiểu một chút. Cha đố chúng con Chúa muốn nói gì với mọi người qua bài Tin Mừng hôm nay đấy?
Nào chúng con nói đi.
- Thưa cha Chúa nói chúng con khó hiểu quá.
- Tại sao Chúa lại bảo Chúa đến để chia rẽ.
- Tại sao Chúa lại bảo sự chia rẽ xảy ra ở ngay trong những nơi mà sự đoàn kết yêu thương cần phải được đề cao nhất đó là gia đình.
+ Đúng là bài Tin Mừng hôm nay khó hiểu thật. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cuộc sống của Chúa Giêsu thì cha lại thấy những gì Chúa nói rất đúng. Cha có thể tóm lại hai ý chính mà Chúa muốn nói:
- Ý thứ nhất Chúa muốn nói về sứ mạng của Chúa khi được gửi xuống trần: "Thầy đến đem lửa xuống trần gian và Thầy muốn sao lửa đó được cháy lên”(Lc 12,49).
- Ý thứ hai Chúa muốn nói đến sự chọn lựa mà những ai muốn theo Chúa phải chấp nhận. "Các con tưởng rằng Thấy đến để đem sự bình an. Không! - Thầy đến để đem sự chia rẽ rẽ" (Lc 12,51).
1. Bây giờ cha thử hỏi: Lửa mà Chúa Giêsu đem đến trần gian là thứ lửa nào?
Theo hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh thì Lửa mà thánh Luca muốn nói ở đây chính là “ngọn lửa của Chúa Thánh Thần”. Lửa đã được ban xuống trên các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần (Cv 2,3,4) với sức mạnh và tình yêu Thiên Chúa để biến con người của các tông đồ và những người tin Chúa thành những khí cụ rao giảng Tin Mừng Tình Thương của Chúa cho mọi người (Cv 1,8).
Chúa mong lửa đó được bùng cháy lên!
Ngày kia, tại một làng nhỏ ở Miền Nam Trung Quốc, một em bé gái tiều tụy, đói rách và mang bệnh phong hủi bị dân làng dùng gậy gộc và gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của em.
Giữa cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé trên tay để bảo vệ em khỏi những trận đòn và những viên gạch đá ném bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.
Thấy có người mang em bé đi, dân làng mới chịu rút lui, nhưng miệng vẫn còn gào thét:
- Phong hủi! Phong hủi!
Với những giọt nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước mắt vui mừng chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu tinh của mình:
- Tại sao ông lại lo lắng cho con?
Nhà truyền giáo đáp:
- Vì Ông Trời đã tạo dựng nên cả hai chúng ta. Và cũng vì thế em sẽ là em bé gái của ta và ta sẽ là người anh lớn của em.
Suy nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi:
- Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn sự cứu giúp của ông?
Nhà truyền giáo mỉm cười đáp:
- Con hãy trao tặng cho những người khác tình yêu của con, càng nhiều càng tốt.
Kể từ ngày ấy cho đến ba năm sau, khi em bé gái tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui vẻ băng bó các vết thương cho những bệnh nhân khác, ân cần đút cơm cho họ, nhất là em luôn tỏ ra dễ thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại.
Lúc từ giã cõi đời, em bé chỉ mới tròn mười một tuổi. Các bệnh nhân đã từng chung sống với em kháo láo với nhau:
- Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về trời!
Đó chúng con thấy chưa? Lửa Tình yêu của Chúa đã được cháy lên rồi. Chúng con hãy sống như thế để cho ngọn lửa tình yêu của Chúa được bùng cháy to hơn nữa.
2. Đức Giêsu còn nói: "Thầy đến để đem sự chia rẽ"(Lc 12,51).
Chúa nói như vậy nghĩa là làm sao? Tại sao không phải hoà bình mà lại là chia rẽ?
Cha mời chúng con so sánh hai câu chuyện này:
- Một hôm có một người thanh niên đến gặp Chúa và nói: “Lạy Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”
- Tại sao ngươi lại gọi ta là nhân lành. Chỉ có một đấng tốt lành mà thôi. Nếu ngươi muốn được sống thì hãy giữ các giới răn.
- Giới răn nào?
- Chớ giết người, ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, hãy thảo kính cha mẹ, hãy yêu mến đồng loại như chính mình.
- Tất cả các điều ấy tôi đã giữ từ thuở nhỏ – vậy tôi còn thiếu gì?
- Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy về, bán những thứ mình có, bố thí cho người khó và ngươi sẽ có một kho tàng trên trời, rồi hãy đến mà theo Ta.
Nghe lời ấy, người thanh niên buồn sầu bỏ đi vì anh ta có nhiều của cải.(Mt 19,16-22)
Đó là câu truyện thứ nhất.
Và đây là câu chuyện thứ hai.
Vào một buổi sáng Chúa nhật, chừng sáu tháng sau khi cha mẹ mất, Antôn mảnh mai và xinh đẹp ngồi trong hàng ghế của gia đình trong ngôi nhà nguyện của làng. Antôn lắng nghe một cách say mê. Hôm đó vị chủ tế đọc Phúc âm theo thánh Mathêu và Tin Mừng hôm nay thuật lại y như câu chuyện trên:
“Xảy ra một người đến thưa với Chúa rằng:(Mt 19,16-22)
Nghe xong câu chuyện, Antôn đứng lên, ra khỏi nhà thờ – cảm thấy như Chúa muốn mời gọi anh về bán đất đai và đoàn súc vật... rồi theo Chúa. Và rồi Antôn đã làm thật.
Chúng con thấy:
- 2 người giống nhau:
- cả hai đều giàu có.
- cùng đứng trước một lời gọi của Chúa.
- người thanh niên nghe trực tiếp.
- Antôn nghe gián tiếp.
- Nhưng 2 thái độ đáp ứng khác nhau: người thanh niên bỏ Chúa, chọn của cải. Antôn theo Chúa, và chọn sự trọn lành.
Chúa đã chia rẽ Antôn và của cải...đã lôi kéo Antôn ra khỏi cái tầm thường để vươn lên một đời sống cao cả hơn.
Bây giờ chúng con nghe câu chuyện này mới thấy Lời Chúa thật thú vị:
Odette, một cô gái xinh đẹp sinh ra trong một gia đình quí tộc nước Bỉ, năm 17 tuổi cô quyết định đi tu, nhưng chỉ vài ngày sau khi lãnh áo dòng, cha mẹ cô đến bắt cô trở về. Từ lâu, ông bà đã có ý gả cô cho lãnh chúa Simon thuộc lâu đài gần đó.
Vốn biết cô con gái cưng không muốn lập gia đình nên cha mẹ cô đã âm thầm chuẩn bị hôn lễ, các thiệp mời đều được kín đáo gởi đi và sự chuẩn bị đều giữ bí mật cho đến giờ chót.
Một buổi sáng đẹp trời cô thức giấc vì sự ồn ào lạ thường của lâu đài. Vén màn nhìn qua cửa sổ, cô ngạc nhiên thấy xe hoa lộng lẫy đang tiến vào khuôn viên trước lâu đài. Hỏi han đầy tớ gái, cô mới biết người ta đang chuẩn bị lễ cưới cho cô. Kế đó, các người hầu vào phòng trang điểm và mặc áo cưới cho cô, rồi họ đưa cô xuống nhà nguyện tư của lâu đài. Nơi đây, đã có đông đủ quan khách, hàng giám mục của vùng và linh mục tuyên uý lâu đài đã nghiêm chỉnh chờ sẵn.
Nghi lễ đến phần giao ước. Vị chủ tế hỏi Odette có ưng nhận Simon làm chồng theo luật Giáo hội không? Cô dõng dạc tuyên bố:
- Con không nhận lãnh chúa Simon cũng như bất cứ người nào làm chồng bởi vì tình yêu và đức tin của con đã hiến dâng cho Chúa Kitô từ lâu rồi. Vì thế, không một tình yêu nào cho dù sự hăm dọa có thể tách con khỏi tình yêu Chúa Kitô là bạn trăm năm duy nhất của đời con.
Sáng hôm sau, không thấy con gái xuống vườn đi dạo như thường lệ, cha cô gõ cửa đi vào phòng. Và kìa, Odette đang gục đầu trên vũng máu. Ông đau đớn nhìn con và hiểu ngay ý định của Odette. Vì muốn hủy hoại sắc đẹp của mình nên cô đã dùng gươm cắt chiếc mũi xinh đẹp. Khi hồi tỉnh lại, được hỏi lý do tại sao cô làm như vậy? Cô thản nhiên đáp: “như thế sẽ không còn ai cấm con đi tu nữa.”
Thật vậy, khi vết thương đã lành, cô được phép nhập tu viện. Ba năm sau đó được bầu làm tu viện trưởng vào lúc cô mới chỉ được 23 tuổi.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B