Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm A
Ga 9,1-41
Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin”.
(Ga 9,38)
Thiếu nhi chúng con yêu quí.
Lại một lần nữa chúng con được nghe một câu chuyện đẹp. Cha có thể nói rất là rất đẹp. Câu chuyện hôm nay là câu chuyện của một người mù, lại mù từ khi mới sinh. Qua câu chuyện này, chúng ta được thấy thật rõ tình thương của Chúa. Tình thương ấy được bộc lộ ra như thế nào thì chúng con sẽ hiểu.
1. Sự kiện.
Trước hết, chúng con thấy hôm nay Chúa tự tìm đến với người mù. Anh không xin Chúa. Cũng chẳng có ai thương tình dẫn anh tới Chúa. Chúa tự tìm đến với anh. Và Chúa muốn chữa cho anh nếu anh muốn.
Khi Chúa mới đến, anh chẳng biết Chúa là ai. Lúc Chúa lấy bùn xức vào mắt anh, anh cũng chẳng biết Chúa làm như thế để làm gì. Rồi khi Chúa bảo anh đứng dậy đi tới suối Siloac mà rửa anh cũng chưa biết đi rửa như thế có ăn thua gì không. Vậy mà anh cứ đi và sau khi anh rửa, mắt anh được sáng ra. Anh nhìn thấy được. Anh hạnh phúc quá nhưng anh vẫn chưa biết rõ người đã mở mắt cho mình là ai. Anh chỉ biết lờ mờ “Người mà người ta gọi là Giêsu”. “Người mà người ta gọi là Giêsu”(Ga 9,11). Đó là tất cả những gì anh biết về Chúa. Ngoài ra Người ở đâu, anh không biết. Ngài là người như thế nào anh cũng chẳng hay.
Giả như câu chuyện dừng lại ở đây như bao câu chuyện phép lạ khác Chúa đã làm cha tưởng cũng đã đẹp rồi. Nhưng những sự việc diễn ra sau đó lại làm cho câu chuyện đẹp hơn, đẹp hơn gấp bội phần.
Vậy thì sau đó thì sao ? Cha thấy sau đó là một cuộc chiến. Cuộc chiến này có hai phe. Một phe gồm cả một thế lực hùng mạnh của tôn giáo và trần thế. Phe này bằng mọi cách muốn phủ nhận phép lạ Chúa làm. Phe thứ hai là một mình anh mù mới được Chúa cho sáng mắt. Phe này chỉ có một mình anh. Anh chỉ có một mình nhưng là người hùng trong trận chiến này. Anh quyết tâm bênh vực sự thật cho tới cùng, dù có phải hy sinh, dù phải đối diện với những thử thách vừa nguy hiểm vừa to lớn anh chưa hề gặp trong đời.
Khi anh được người ta tra vấn về nguyên do anh được sáng mắt, trong lúc người ta tìm mọi cách để kết án Chúa thì anh lại dõng dạc tuyên bố: “Ngài là một tiên tri”(Ga 9,17).
Rất thẳng thắn và cũng rất chân thành. Không có gì là úp mở cả.
Rồi khi người ta dùng áp lực để dọa cha mẹ anh và tiếp sau là đe dọa cả anh thì lúc ấy chúng ta thấy anh trở nên can đảm lạ thường. Dường như anh không còn biết sợ là gì nữa. Thái độ của anh khác hẳn với thái độ của cha mẹ anh. Anh thẳng thắn dõng dạc tuyên bố trước mặt mọi người “Chúng ta biết Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi. Còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe có ai đã mở mắt cho người mù từ khi mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến thì ông ta chẳng làm được gì”(Ga 9,31-33)
2. Bài học
Vâng anh đã được mở mắt. Anh đã được thấy sự thật và anh đã dám gắn bó với sự thật đó và cho dù anh có phải trả một giá rất đắt anh cũng sẵn lòng. Chúng ta không thể hiểu hết những gì anh phải hứng chịu khi người ta dùng một biện pháp kể cả việc trục xuất anh ra khỏi hội đường để trừng phạt anh.
Trước kia anh mù, cuộc sống của anh đã khổ. Bây giờ anh được sáng mất, tưởng như cuộc sống sẽ thuận lợi hơn...ai dè bây giờ cha mẹ anh không dám bênh vực, xã hội chẳng giúp anh được gì. Chỉ còn một chút hy vọng vào cộng đoàn tôn giáo thì người ta lại trục xuất anh, đưa anh trở lại với cuộc sống còn cô đơn và bất hạnh hơn trước.
Trước đây anh mù nhưng thỉnh thoảng còn có người thi ân bố thí. Có gần anh người ta cũng không phải sợ.
Bây giờ khi anh bị trục xuất ra khỏi hội đường, anh sẽ phải tự cách ly với tất cả mọi người. Không ai dám tiếp xúc với anh, không ai dám giao thiệp với anh, không ai dám gần gũi với anh...thật là kinh khủng.
Thế nhưng con người mù này vẫn một lòng can đảm. Đây là một bài học cho mọi người chúng ta.
Chúng con hãy nghe câu chuyện này:
Abraham từ ngày được Thiên Chúa chọn, ngày càng sống thân tình với Thiên Chúa hơn và xa cách các thần tượng. Thấy thế, ông thân sinh dẫn Abraham đến trước mặt vua Ramos, nhà vua hỏi Abraham:
- Tại sao ngươi lại không tôn thờ các thần tượng của vương quốc ?
Abraham trả lời với giọng cương quyết không hề sợ hãi:
- Tâu hoàng thượng, bởi vì lửa thiêu rụi các thần tượng ấy.
- Như vậy thì hãy tôn thờ lửa - Vua trả lời. Nhưng Abraham đáp:
- Nếu thế, hạ thần tôn thờ nước tốt hơn, vì nước dập tắt được lửa.
- Thế thì hãy tôn thờ nước.
- Tâu hoàng thượng, không. Hạ thần tôn thờ mây thì tốt hơn, bởi nước từ mây mà ra.
- Thế thì hãy tôn thờ gió.
Nghe thế, Abraham trả lời vua Ramos:
- Nếu gió là Thiên Chúa thì ta hãy tôn thờ con người, vì con người có hơi thở.
Vua Ramos kiên nhẫn:
- Vậy thì hãy tôn thờ con người.
Abraham trả lời:
- Tâu hoàng thượng, không. Vì con người phải chết.
Nhà vua giận dữ quát lên.
- Vậy thì hãy tôn thờ sự chết đi.
Sau cùng Abraham nói:
- Đấng duy nhất phải tôn thờ là chủ tể của cả sự sống và sự chết, đó là Thiên Chúa, Chúa của hạ thần.
Sau cuộc cãi nhau với vua Ramos, Abraham trở thành ngôn sứ của Thiên Chúa bởi vì ông vén mở cho nhà vua thấy sự thật và sứ điệp của Chúa muốn nhắn gởi.
Chúng ta cũng hảy Can Đảm tuyên xưng Chúa trước mặt mọi người như Abraham trong câu chuyện vừa nghe và nhất là người mù trong bài Tin Mừng.
Cách đây 03 thế kỷ có một người thợ dệt tên là Roger Wrenne, sống ở miền Lancaster bên Anh Quốc. Vào thời đó xảy ra một cuộc bách hại khốc liệt nhằm vào các người Công Giáo. Người nào không chịu bỏ đạo sẽ bị tịch thu hết tài sản và có thể mất cả mạng sống.
Roger Wrenne, vì không chịu chối đạo, đã bị kết án treo cổ. Đao phủ cột ông vào cột, nhưng rồi dây bị đứt và Roger Wrenne rơi xuống đất nhưng vẫn sống. Quan tòa lợi dụng ngay cơ hội này bảo anh xin ân huệ nếu anh chấp nhận chối bỏ đức tin Công Giáo. Nhưng Roger Wrenne đáp: “Tôi trước sau như một”. Rồi anh vội vã leo lên chiếc thang dẫn tới đỉnh của cây cột dùng để treo cổ tội nhân. Đao phủ trố mắt nhìn anh với vẻ ngạc nhiên lạ lùng và cười nói với anh: “Ê! mà vội vã thế sao ?”.
Người bị lết án tử trả lời: “Nếu anh thấy được những gì Thiên Chúa vừa chỉ cho tôi thấy, chắc là các anh cũng sẽ vội vàng muốn chết như tôi!”.
Roger Wrenne đã thấy trời mở ra trước mặt!
Một em bé gái Trung Hoa khẩn xin Giám mục ban cho em bí tích Thêm sức. Vị linh mục thừa sai do dự: em còn quá trẻ. Tuy vậy, em vẫn luôn cầu khẩn điều em xin:
- Sau khi con Thêm sức, nếu như quan quyền bỏ tù con và nếu họ hỏi con về đức tin, con sẽ trả lời như thế nào ?
- Thưa đức cha, con sẽ trả lời rằng con là Kitô hữu nhờ ơn của Chúa.
- Và nếu họ yêu cầu con từ chối Tin Mừng, con sẽ làm gì ?
- Con sẽ trả lời: không bao giờ !
- Nếu họ kêu đao phủ tới và nói với con: ngươi hãy bỏ đạo đi, nếu không sẽ bị chặt đầu. Đâu là câu trả lời của con ?
- Con sẽ nói: cứ chặt !
Và em bé này đã được lãnh nhận bí tích Thêm sức
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lòng can đảm để chúng con biết tuyên xưng Chúa trước mặt mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 30 Thường niên năm B - CN truyền giáo -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Nhật 29 thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Mùa Chay năm B