Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Giáng Sinh (+video)
Chúng con thân mến!
Cùng với hàng triệu triệu người đang sống trên thế giới hôm nay, chúng ta hãy kính cẩn cúi đầu mừng lể Giáng sinh của Chúa.
Như lời thiên thần đã loan báo thật long trọng: "Hôm nay, Chúa Kitô, Đấng Cứu thế đã giáng sinh cho anh em".
1. Phải chăng Chúa đã giáng sinh một cách lạ lùng ư?
Không, Ngài được sinh ra bình thường như mọi người. Ngài xuất hiện nhẹ nhàng trong đêm đông cô tịch. Ngài không tìm được một chỗ trong hàng quán. Phúc âm viết rõ như vậy. Đức Mẹ Maria, thân mẫu Ngài đã hạ sinh Ngài trong nơi hang súc vật ngoài đồng vắng. Ngài đã khởi sự cuộc đời trong tinh thần từ bỏ, khó nghèo và đơn sơ và Ngài sẽ lớn lên trong tinh thần ấy. Với tấm thân đã chịu đựng được những thiếu thốn, khổ sở ngay từ khi được sinh ra, Ngài sẽ chẳng bao giờ coi tiện nghi vật chất làm quan trọng.
Thiên Chúa giáng sinh làm người. Ngài không xuống trần để tìm kiếm của cải thế gian. Ngài không màng đến vàng bạc và phô trương giầu có. Ngài kêu gọi trước hết đám mục đồng đang thức canh đàn vật trong đêm tối.
Khi vào hang đá đúng như lời chỉ dẫn của thiên thần, họ chỉ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và nằm trong máng cỏ. Thiên Chúa giáng sinh vẫn giữ một cung cách khiêm tốn, thanh bần và bình dị như thế.
2. Tại sao Chúa lại chủ ý làm như vậy?
Có nhiều câu trả lời nhưng câu trả lời cụ thể và gần với con người chúng ta nhất là vì Ngài muốn chia sẻ kiếp sống làm người của chúng ta.
Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã diễn tã thật hay như sau:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.(Pl 2,69)
Chia sẻ không phải bố thí, cũng không phải là ban ơn. Bố thí và ban ơn là đứng từ trên cao ban xuống và chỉ cho đi những gì dư thừa. Chia sẻ là đứng ngang hàng và cho đi những gì chính bản thân mình đang cần. Hiểu được như thế, chúng ta mới thấy được Đức Giêsu chính là mẫu gương chia sẻ.
Văn hào Guenter Eich có viết một vở kịch nhan đề: "Festiamus, Người Tử đạo",với đại ý như sau:
Festiamus là người tốt lành, đơn sơ hiếm có. Mặc dù sống giữa những người gian ác, chàng vẫn luôn luôn cư xử đoan chính, giàu lòng thương đối với những kẻ bần cùng.
Sau khi chết, chàng bay tới thiên đàng. Ở đó, sau khi làm quen với các thánh, chàng để mấy ngày để đi kiếm cha mẹ, anh em và những bạn hữu xưa, nhưng không thấy ai. Chàng liền hỏi các thánh, nhưng không ai trả lời. Cuối cùng, thánh Phêrô bảo:
- Cha mẹ và bạn hữu con, họ hàng con, ngày xưa đều ăn ở gian ác, nên bây giờ họ đều ở dưới kia kìa, dưới hỏa ngục ấy!
Nghe tới đây, Festiamus liền hiểu ngay. Chàng cáo biệt các thánh và xin với thánh Phêrô:
- Con không thể ở nơi đây được khi còn nhiều người phải chịu đau khổ dưới kia.
Rồi chàng rời bỏ thiên đàng, xuống hỏa ngục để thăm cha mẹ, bạn hữu với những người thân yêu khác. Chàng làm điều đó với tất cả xác tín rằng khi một người vô tội từ trời cao đến và sống với những người bị kết án, cùng chia sẻ thân phận của họ, thì người đó có thể phá tung địa ngục và vòng phong tỏa của quỉ ma.
Đức Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có thể ngự trên trời, dùng quyền năng mà cứu độ nhân loại, nhưng vì muốn chia sẻ với nhân loại, nên Ngài đã xuống thế làm người để ở và cứu vớt nhân loại.
3. Hãy bắt chước Chúa sống yêu thương đối với mọi người.
Louis, bá tước miền Bourgogne, vốn là cháu ruột của vua Louis XIV, ngay từ thời thơ ấu đã nổi tiếng là một cậu bé giàu lòng nhân hậu: Sau này, khi đang làm quan tại triều đình, một hôm, ông đi từ nhà riêng ở tỉnh đến cung điện Versailles đúng vào lúc thủ đô Paris xảy ra nạn đói dữ đội. Đám đông những người nghèo khổ trông thấy ông, vội chạy đến xin ông giúp đỡ cái ăn cái uống. Thoạt đầu, sau khi bàng hoàng trước cảnh tượng đáng thương, ông xuống xe giốc hết tiền bạc mang theo để chia sẻ cho mọi người
Thấy vẫn không thấm vào đâu, ông nhanh nhẹn gỡ hết những huân chương và huy chương có nạm ngọc quí và dát vàng chói lói đang đeo trên ngực, rồi quay lại bảo người hầu cận:
- Ta làm quan lớn trong triều mà không biết đến tình cảnh trăm họ, để đến nỗi xảy ra nạn đói thê thảm như thế này, quả thật đáng tội với dân với nước. Ta không đáng được đeo những thứ vinh quang bề ngoài này nữa. Anh hãy cầm lấy tất cả, rồi chạy đi tìm cách bán hết cho ta, lấy tiền mà mua bánh mì và đem lại đây phân phát giúp ta.
Hãy mở rộng tâm hồn để chia sẻ, vì khi mở rộng tâm hồn chia sẻ, ta đón nhận ơn Chúa. Chính khi mở rộng tâm hồn để chia sẻ, ta đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu bé thơ trong hang đá Bêlem.
Lạy Chúa Giêsu bé thơ, xin dạy con biết sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng sinh bằng mở lòng ra chia sẻ với mọi người. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 31 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 6 Phục sinh năm B