30 năm Phúc Âm trong môi trường xã hội Việt Nam

30 năm Phúc Âm trong môi trường xã hội Việt Nam

1. Giáo Hội sống Mầu Nhiệm Vượt Qua trong môi trường xã hội Việt Nam sau năm 1975

Năm 1975 là thời điểm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Sự thay đổi đó làm tan rã khung nếp văn hoá xã hội kinh tế chính trị cũ, lôi kéo theo nhiều mất mát và giới hạn cho Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam. Cộng thêm hơn 10 năm đất nước đóng cửa, mối liên hệ với thế giới và mối hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu hầu như bị cắt đứt.
Riêng Tổng Giáo phận Sàigòn đổi tên là Tổng Giáo phận Thành phố HCM, với nhiều mất mát:
   (1) về nhân sự: số linh mục từ 414 còn 226, số giáo dân từ 516.000 còn 387.184,
   (2) về cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo: mất đi gần 400 cơ sở. Do đó không còn trường công giáo là nơi dạy giáo lý, giáo dục đức tin cho giới trẻ. Không còn bệnh viện công giáo, không còn những trung tâm từ thiện nhân đạo. Không còn những tổ chức hoạt động bác ái xã hội, chỉ còn cơ sở phụng tự. 
Tuy nhiên, nhờ đó công việc mục vụ trong giáo phận tập trung vào trung tâm và đỉnh cao của đời sống đạo là Chúa Giêsu Thánh Thể và Lời Chúa, xây dựng cộng đoàn giáo xứ thành gia đình Chúa, nơi đó có Chúa là Cha, mọi người có chung một Cha và là anh em một nhà, chung một phép Rửa, một lòng tin cậy mến. 
Và cũng nhờ đó mà các gia đình, các cộng đoàn tín hữu dành nhiều thời giờ hơn cho đời sống cầu nguyện hiệp thông với Chúa và bác ái liên đới huynh đệ với nhau trong gia đình cũng như trong cộng đoàn tín hữu, giáo xứ, dòng tu. Mọi người có nhiều cơ hội hơn để sống và lớn lên trong chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, và cộng đoàn giáo phận cũng như giáo xứ ngày càng trở nên muối men và ánh sáng Tin Mừng trong môi trường mới. Hình ảnh khiêm tốn làm chứng nhân Tin Mừng đã dần dần đổi thay lối nhìn của nhiều người trong xã hội về Giáo Hội: từ một tổ chức bị coi là ngoại lai, thù nghịch, trở thành một tổ chức có tiềm năng góp phần phục vụ dân tộc và phát triển đất nước.
2. Ân huệ Chúa thương ban cho Giáo Hội sống trong môi trường Việt Nam hôm nay 
Chúa thương đồng hành với dân Chúa như Người gieo nhiều hạt giống hồng ân cứu độ, hạt giống đức tin, hạt giống ơn gọi linh mục, tu sĩ. 
năm
số họ đạo
số giáo dân
số linh mục
LM dòng
số tu sĩ nam nữ
1974
152
516.000
414
185
3.360
1976
186
387.184
226
89
?
2009
200
662.148
318
327
4.754
- Hiện nay, giáo phận có 200 giáo xứ, 5.289 thành viên Hội đồng giáo xứ, 6.254 giáo lý viên thiện nguyện, 900 ca đoàn, 25 đoàn thể tông đồ giáo dân với số thành viên là trên 90.000. 90% số giáo dân đi lễ Chúa nhật; 100% trẻ đi học từ giáo lý Khai Tâm đến sau Thêm Sức.
- ĐCV có 180 đại chủng sinh của 3 giáo phận. Giáo phận có lớp Dự Bị với sỉ số 20, và 300 dự tu chờ vào ĐCV.
- 85 dòng tu, tu đoàn, tu hội, với 300 cộng đoàn và số thành viên là 5.047, nhiều trăm thành viên đi tu học tại nhiều nước, với nhiều trăm thành viên đi truyền giáo tại 46 quốc gia thuộc 5 châu.
- Ngoài ra có 50 dòng tu và một số giáo phận từ châu Âu, Mỹ, Á, Úc, đến tìm ơn gọi trẻ trong giáo phận.
- Đến nay, trong giáo phận, đã từng bước mở 190 cơ sở mới, nhà trẻ, lớp tình thương, dạy nghề, bác ái từ thiện nhân đạo, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời khắc phục những hậu quả tiêu cực của phát triển xã hội.
3. Dân Chúa chăm sóc và vun tưới cho những hạt giống hồng ân cứu độ đơm bông kết trá
Chúa thương ban ơn cho các gia đình công giáo, các cộng đoàn tín hữu trở nên thửa đất màu mỡ, nhờ được chăm sóc và được vun tưới bằng nguồn nước trong lành là đời sống cầu nguyện và phụng vụ bí tích của các tín hữu, và nguồn phân bón là đời sống bác ái hy sinh và gian khổ của mọi người. Nhờ đó các hạt giống hồng ân cứu độ phát triển xanh tươi và đơm bông kết trái.  
Nay, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha, gia đình giáo phận cần tiếp tục chăm sóc những hạt giống đó với những nỗ lực như sau :
   - góp phần xây dựng Trung Tâm Mục Vụ và Trung Tâm Văn Hoá công giáo thành nơi mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin,
   - liên đới với nhau để giúp các gia đình công giáo, 200 cộng đoàn giáo xứ, 300 cộng đoàn tu sĩ, 12 Ban Mục vụ giáo phận, 25 đoàn thể tông đồ giáo dân, trở thành những ngôi trường giáo dục đức tin, thành trì bảo vệ đức tin, chứng nhân lưu truyền đức tin, 
   - liên đới với nhau để tạo điều kiện cho mọi người ý thức sống trong chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, nhằm góp phần vào sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam cách toàn diện và vững bền.
4. Kinh nghiệm về đời sống cầu nguyện và yêu thương phục vụ
Phaolô đón nhận Chúa Thánh Thần cùng tình yêu từ Chúa Kitô. Và nhờ gắn bó cùng bước theo Chúa Kitô yêu thương và phục vụ, Phaolô đã cống hiến cuộc đời và mạng sống mình cho sứ vụ Phúc Âm hoá và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô.
4.1 Đời sống cầu nguyện: "Trong gian truân, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện". (x. Rom 12,12)
   Lời khuyên của ĐHY Glemp, giáo chủ Balan đã trải qua 3 chế độ: "hãy kiên nhẫn và cầu nguyện".
   Cầu nguyện như Chúa dạy là nguồn nước tưới cho các hạt giống hồng ân cứu độ phát triển.
4.2 "Sống trong chân lý và tình yêu, mọi người sẽ được lớn lên về mọi phương diện, vươn đến Chúa Kitô, là Đầu". (Eph 4,15)
   Tình yêu dưới ánh sáng của lý trí trong văn hoá: 4 biển anh em một nhà.
   Tình yêu dưới ánh sáng của đức tin vào Chúa Kitô: mọi người là con một Cha, anh em một nhà.
Trong lịch sử truyền giáo, có 2 loại nhà truyền giáo:
    -  loại tôn trọng văn hoá bản địa, như Mattêô Ricci;
    -  loại áp đặt văn hoá ngoại lai...
Trong thực tế gia đình và xã hội có 2 loại tình yêu:
    -  tình yêu tôn trọng
    -  tình yêu áp đặt.
Yêu nước ngày nay là gì? (x. Caritas in Veritate)
4.3 Tình yêu phục vụ đòi hỏi hội nhập, đối thoại và hợp tác
Truyền thống đối đầu quen thuộc từ xa xưa, ăn sâu vào tâm khảm, vào nếp nghĩ và lối sống con người, kể cả người Kitô hữu.
Công Đồng Vatican II mở ra hướng đi mới: đối thoại trong tinh thần bác ái nhằm tìm kiếm sự thật.
Tuy nhiên hướng đi này xem ra vẫn còn mới mẻ và xa lạ với nhiều người. Nhiều người vẫn quan niệm chân lý là điều gì phù hợp với ích lợi riêng của mình, đem lại lợi nhuận cho bản thân và phe nhóm của mình.
Do đó, việc đối thoại và hợp tác rất khó khăn và kết quả có giới hạn, ngay trong lãnh vực phục vụ người nghèo nhất, người bị bỏ rơi, cũng như trong phát triển đất nước.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top